Những ngành không học Toán cao cấp

Có thể bạn không hoàn hảo nhưng ai cũng phải ngoái nhìn nếu trình độ tiếng Anh của bạn ở đẳng cấp cao. Trong quá trình chọn ngành, có lẽ bạn đã nghe ai đó nói rằng Ngôn Ngữ Anh là một ngành “vô dụng” vì nó chỉ giúp bạn cải thiện năng lực Anh ngữ chứ không giúp bạn có chuyên môn nào khác. Thực tế, nếu bạn có trình độ Anh ngữ tốt, bạn sẽ luôn có một tấm vé ưu tiên khi ứng cử vào doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia. Tại sao ngành này lại có một “quyền lực ngầm” như vậy? Cùng LHU tìm hiểu nhé!

Ngôn Ngữ Anh có phải chỉ học về tiếng Anh?

Đúng như tên gọi của nó, dĩ nhiên là bạn sẽ học chủ yếu về tiếng Anh! Nhưng đồng thời, bạn cũng sẽ được nghiên cứu về lịch sử, con người, văn hoá, dân tộc của các quốc gia sử dụng tiếng Anh trên thế giới.

Nếu nói “chỉ” học về tiếng Anh thì không đúng. Trong quá trình học, bạn còn được trang bị thêm kiến thức về các môn kinh tế, tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế,…

Ngôn Ngữ Anh có được chia làm nhiều chuyên ngành như những ngành khác không?

Hiện tại, đa số ở các trường đại học & cao đẳng đều chia Ngôn Ngữ Anh làm 2 chuyên ngành chính là Tiếng Anh Thương Mại & Ngôn Ngữ Anh.

Về Tiếng Anh Thương Mại, bạn sẽ được phát triển 4 kỹ năng chính trong tiếng Anh là nghe – nói – đọc – viết. Các môn học bạn sẽ học chủ yếu trong chuyên ngành này là các môn mang tính học thuật & các môn đại cương. Ngoài ra bạn sẽ được nghiên cứu thêm các môn về kinh tế như ngân hàng, marketing, du lịch, khách sạn, nhà hàng,…

Khác với Tiếng Anh Thương Mại, chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh tập trung vào đào tạo chuyên ngữ. Các môn học bạn sẽ học là: Ngữ âm - Vị Âm Học, Ngữ Pháp Học, Ngữ Nghĩa Học,… Ngoài ra, sinh viên ngành này thường phải học thêm ngôn ngữ tự chọn thứ hai như Nhật, Hoa, Hàn, Pháp,…

Tốt nghiệp ngành này có thể xin việc tại các tập đoàn lớn hoặc các tập đoàn nước ngoài không?

Khác với những ngành khác là cần có chuyên môn nhất định, với ngành Ngôn Ngữ Anh bạn có thể thử thách tại nhiều lĩnh vực như:

  •    - Phiên dịch viên tại các công ty, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế của Việt Nam hoặc quốc tế.
  •    - Nhân viên đại sứ quán.
  •    - Dịch thuật cho các nhà xuất bản, trung tâm phát hành sách & báo chí,…
  •    - Nhân viên truyền thông, marketing, sự kiện.
  •    - Thư ký và trợ lý.
  •    - Cùng với các kiến thức nghề cơ bản đã học qua, bạn có thể ứng tuyển tại các vị trí như hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour.
  •    - Giáo viên hoặc giảng viên nghiên cứu tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, trường trung học, trung tâm ngoại ngữ,…

Những ai mới học được ngành này?

Nếu bạn là người có nỗi ám ảnh với toán học, các con số hoặc sợ tính toán thì đây là ngành phù hợp với bạn đó! Chương trình học của ngành Ngôn Ngữ Anh không bao gồm các môn liên quan đến toán học như Toán Cao Cấp, Kinh Tế Vi Mô & Vĩ Mô.

Nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể “nhắm mắt chọn đại” ngành Ngôn Ngữ Anh đâu nhé! Nếu bạn thật sự có đam mê với ngoại ngữ, mạnh về ngoại ngữ, thích học hỏi, tìm tòi về văn hoá các nước thì chắc chắn đây mới là đích đến cuối cùng cho bạn. Mặc dù trên thực tế có rất nhiều bạn chọn nó làm ngành “học đại” vì nó khá an toàn. Cho dù thích hay không thích thì kiến thức đó bạn vẫn có thể vận dụng khi ra trường.

Ra trường có việc làm liền không?

Hiện nay, tất cả mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực ít nhất phải sử dụng tiếng Anh. Bạn có thể bắt đầu với công việc trở thành một dịch thuật viên hoặc copywriter.

Nên đăng ký ngành học này ở trường nào?

Nếu bạn ở TPHCM, LHU không ngần ngại khuyến khích bạn chọn trường HUFLIT hoặc ĐH Xã Hội & Nhân Văn. Nhưng nếu bạn ở khu vực Đồng Nai hoặc khu vực lân cận thì đừng vội lướt qua nhau nhé! Vốn là một ngôi trường có chất lượng giáo dục hàng đầu tại tỉnh Đồng Nai và tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao nên không có gì ngần ngại khi đăng ký học tập ở đây. Đội ngũ giảng viên sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong suốt 4 năm học, định hướng cho bạn cơ hội việc làm & nơi làm việc thích hợp ngay từ khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường.

Như vậy, bạn đã biết thêm thông tin về ngành Ngôn ngữ Anh rồi. Hiện tại, Đại học Lạc Hồng đang xét tuyển học bạ để tìm được những Tân sinh viên tài năng của trường với các phương thức như sau:

1️⃣ Điểm trung bình của HK1 lớp 11 + HK2 lớp 11 + HK1 lớp 12 ≥ 18 [riêng ngành Dược ≥ 24 điểm]. 2️⃣ Điểm tổng tổ hợp của 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm [riêng Ngành Dược là ≥ 24 điểm].

3️⃣ Điểm trung bình cả năm lớp 12 ≥ 6.0 điểm [riêng Ngành Dược ≥ 8.0 điểm].

Link đăng ký xét tuyển: //lhu.fun/39B565

Hãy xét tuyển học bạ thật sớm để có cơ hội đậu vào Đại học Lạc Hồng, bạn nhé. Ngoài ra, nếu cần tư vấn thêm về ngành học hoặc những phương thức xét tuyển, bạn có thể liên hệ bộ phận tư vấn tuyển sinh hoặc inbox fanpage để được hỗ trợ thêm nè!

Ngành Ngôn Ngữ Anh, Tuyển sinh 2020

1. Triết học

Môn tạch cao nhất sinh viên đầu tiên: Triết học

Đây là môn học khó, mang tính trừu tượng và hàn lâm với số trang sách dày cộp. Triết học đòi hỏi tính tư duy cao, bên cạnh đó việc giảng dạy còn hạn chế không thu hút được sinh viên. Làm nhiều bạn trẻ nghe 1 chút là buồn ngủ. Chắc hẳn, không ít sinh viên từng đặt câu hỏi “Học Triết để làm gì?“. Dù vậy, sinh viên các ngành không chuyên vẫn phải học môn này. Va cữ hễ nói đến môn này là nhiều bạn chỉ mong được 5 điểm để qua môn.

2. Xác suất thống kê

Đề thi môn xác suất thống kê

Xác suất thống kê cũng là 1 trong những môn tạch cao nhất sinh viên thời đại học. Không biết bạn còn nhớ về những công thức xác suất, tổ hợp, chỉnh hợp năm cấp 3 không. Môn này cũng tương tự vậy nhưng sẽ sẽ đi theo 1 tầm cao mới.  Công thức ở môn này thì nhiều vô kể nhưng vấn đề lớn nhất là có công thức rồi mà cũng chẳng biết áp dụng ra làm sao. Thậm chí, tình trạng học nhiều nhưng vẫn không qua được môn nên việc học lại Xác suất thống kê là chuyện “thường ngày ở huyện”.

Xem thêm  Lẩu thả viên Dậu quán

Do đó, khi học trên lớp phải tập trung cao độ hơn gấp nhiều lần những năm cấp 3. Không hiểu chỗ nào là phải hỏi ngay. Về nhà làm bài tập đầy đủ thì mới mong có cơ hội qua môn.

3. Toán cao cấp

Đề thi cuối kỳ môn toán cao cấp

Bạn đồng môn của xác suất thống kê không ai khác đó là anh Toán cao cấp. Sinh viên các ngành kinh tế, kỹ thuật muốn hay không cũng phải học môn này. Môn này gây khó với phần lớn sinh viên bởi mức độ rối rắm cũng như lằng nhằng, khô khan. Và khó hiểu của những công thức toán học gần như là gấp n lần môn toán học thời phổ thông.

Với nhiều bạn, gồng mình lên học và nhồi nhét vô vàn công thức cũng chỉ cố gắng để được qua môn. 

4.Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh

Nếu bạn học khá môn Lịch sử thì Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là môn khó nhằn. Nhưng phần lớn với lượng kiến thức cần nhớ khá nhiều thì môn học này vẫn khiến nhiều sinh viên phải vật vã.

Giáo trình Đường Lối Cách Mạng ĐCS Việt Nam

Cũng tương tự như Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam khá giống với Lịch sử lớp 12. Đối với sinh viên khối ngành kinh tế – kỹ thuật thì đây quả là môn cực hình. 

Xem thêm  Vẻ đẹp của Ký túc xá hiện đại nhất Đông Nam Á

Hai môn học này đòi hỏi sự kiên trì và mức độ tỉnh táo vô cùng lớn bởi lẽ đây là hai môn học dễ gây buồn ngủ nhất cho những tân sinh viên.

5. Thể dục

Sinh viên chạy thể dục trong trường

Nghe hơi vô lý nhưng lại đầy thuyết phục chính là đây chứ đâu. Thể dục thì ở thời học sinh hay sinh viên cũng đều phải học. Nhưng đây chỉ là môn phụ và không ảnh hưởng đến bảng điểm ra trường, chỉ cần qua môn là được. 

Không ít sinh viên các trường phải “dành cả thanh xuân” để vật lộn với môn học này tới tận năm cuối mới có thể tự tin cầm chứng chỉ giáo dục thể chất ra trường đấy. 

Tham gia Group Ăn Chơi Sinh Viên để tìm hiểu những khuyến mãi dành cho sinh viên các bạn nhé!

#Sinh viên plus 

#Langf

[Ghé thăm 16.791 lượt, 1 lượt trong hôm nay]

Video liên quan

Chủ Đề