Nhiệm vụ thiết kế trường trung học phổ thông

Đăng lúc: 11:09, Thứ Tư, 03-04-2019 - Lượt xem: 12227

Quy định chung

1. Quy hoạch trường trung học phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường trung học trên địa bàn và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ tiêu quy hoạch được xác định theo quy định sau:

- Trường trung học cơ sở : từ 55 chỗ học đến 70 chỗ học cho 1000 dân;

- Trường trung học phổ thông : từ 45 chỗ học đến 60 chỗ học cho 1000 dân.

2. Trường trung học được thiết kế tối đa là 45 lớp với số học sinh mỗi lớp không lớn hơn 45 học sinh.

3. Quy mô của các trường trung học có nội trú hoặc bán trú được xác định tùy điều kiện cụ thể và được thiết kế theo nhiệm vụ thiết kế riêng.

4. Có thể thiết kế xây dựng các trường có nhiều cấp học khác nhau trên cùng một khu đất nhưng phải đảm bảo sự hoạt động riêng biệt của từng cấp học.

5. Trường trung học được thiết kế với cấp công trình theo quy định trong văn bản về phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

6. Trong một trường được phép thiết kế xây dựng các hạng mục có cấp công trình khác nhau, nhưng phải ưu tiên cấp công trình cao nhất cho khối nhà học.

7. Các yêu cầu đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khoẻ cho học sinh phải tuân thủ các quy định trong văn bản về an toàn sinh mạng và sưc khỏe trong nhà và công trình.

8. Khi thiết kế, xây dựng trường trung học phải tính đến nhu cầu tiếp nhận học sinh khuyết tật và tuân theo quy định trong QCVN 10:2014/BXD - Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng

1. Trường trung học bao gồm các khối chức năng sau:

- Khối phòng học;

- Khối phục vụ học tập;

- Khối hành chính quản trị;

- Khu sân chơi, bãi tập;

- Khu vệ sinh và khu để xe;

- Khối phục vụ sinh hoạt [nếu có].

2. Tổng mặt bằng các khối công trình trong trường trung học cần đảm bảo quy định sau:

a] Khối phòng học cần được đặt ở vị trí ưu tiên: trực tiếp nhận ánh sáng tự nhiên; đón gió mát về mùa hè, tránh gió lùa và hạn chế gió lạnh về mùa đông; Có biện pháp tránh mưa hắt, tránh bức xạ mặt trời hướng Tây;

b] Khối phòng học phải được bố trí riêng biệt và ngăn cách với các khu chức năng khác bằng dải cây xanh;

c] Bố trí các khối công trình rõ ràng, đáp ứng nhu cầu sử dụng và quản lý; đảm bảo giao thông nội bộ an toàn và hợp lý.

3. Diện tích sử dụng đất được quy định như sau:

- Diện tích xây dựng công trình: không quá 45%;

- Diện tích sân cây xanh: không nhỏ hơn 30%;

- Diện tích sân chơi, bãi tập, giao thông nội bộ: không nhỏ hơn 25%.

4. Trường trung học không nên thiết kế, xây dựng lớn hơn 4 tầng. Trường hợp thiết kế trên 4 tầng phải bảo đảm an toàn, thuận tiện cho thoát nạn khi có sự cố và phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

5. Các sân tập thể thao phải bố trí cách cửa sổ phòng học không nhỏ hơn 15m và có ngăn cách bằng dải cây xanh.

6. Khoảng cách giới hạn cho phép từ công trình đến chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng tuân thủ Điều lệ quản lý quy hoạch của khu vực.

7. Các chỉ tiêu về quy hoạch khác phải tuân thủ các quy định trong văn bản về quy hoạch xây dựng.

...

Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây: 

Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:

Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.


Trường học là nơi tiếp nhận hàng triệu học sinh. Trải qua nhiều thế kỷ, trường học ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có những thay đổi lớn về nhiều mặt.

Ở Việt Nam trước cách mạng tháng 8, hệ thống giáo dục có các cấp sơ học, tiểu học, trung học. Thường chỉ 4 – 5 xã mới có trường sơ học, một huyện mới có một trường tiểu học, một tỉnh mới có một trường trung học. Chỉ ở Hà Nội, Sài Gòn cũng như một số thành phố lớn mới có số ít học sinh được nhận vào học trong các trường, còn ở nông thôn rất ít con nhà giàu được theo học.

Từ sau cách mạng thang 8 đến nay, giáo dục được coi là quốc sách. Hệ thống trường cấp I, II, III, mẫu giáo rất phát triển. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới việc cải tạo trường cũ, xây dựng trường mới ngày một hoàn chỉnh. Trường trung học đã có thêm hội trường, phòng học vi tính, thí nghiệm v. v… Chúng ta cũng có thêm những trường dành cho các trẻ tàn tật, mù, câm, điếc. trường nội chú cho học sinh dân tộc ít người. Nét đặc trưng nhất ở trường học ở nước ta là sự phân bố các lớp học với hành lang bên các phòng học được chiếu sáng tự nhiên và hướng về phía Nam, Đông Nam thoáng mát; độ cao nhà thường từ 2 đến 4 tầng. 

Cơ cấu mặt bằng tổng thể nhà trường và cảnh quan học đường đã hiện đại hơn nhiều.

1. Phân loại trường, cấp đào tạo của trường học phổ thông:

Giáo dục phổ thông là hình thức giáo dục chính quy, được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo dục phổ thông bao gồm:    – Giáo dục cấp tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi của học sinh nhận vào học lớp một là 6 tuổi; – Giáo dục cấp trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào học lớp 6 yêu cầu bắt buộc phải hoàn thành chương trình tiểu học – tương đương học hết lớp 5, thường có tuổi là 11, trong trường hợp không bị lưu ban;

– Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến lớp 12. Học sinh vào học lớp 10 bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở tức là phải học xong lớp 9 của cấp trung học cơ sở, thường có tuổi là 15 trong trường hợp không bị lưu ban.

a] Phân cấp, phân loại trường phổ thông:

 Trường phổ thông nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và kế hoạch giảng dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Trường phổ thông gồm:
  Trường tiểu học, Trường trung học cơ sở, Trường trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học.
Trường tiểu học là một cơ sở giáo dục của cấp tiểu học, là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học có từ lớp 1 đến lớp 5.
Trường trung học cơ sở là một cơ sở giáo dục của cấp trung học, nối tiếp cấp tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường trung học cơ sở có từ lớp 6 đến lớp 9.
Trường trung học phổ thông là một cơ sở giáo dục của cấp trung học phổ thông nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường trung học phổ thông có từ lớp 10 đến lớp 12. – Trường phổ thông có nhiều cấp học gồm:

   + Trường phổ thông cơ sở là trường ghép giữa cấp tiểu học và trung học cơ sở, có từ lớp 1 đến lớp 9.


   + Trường trung học là trường ghép giữa trung học cơ sở và trung học phổ thông, có thể có từ lớp 6 đến lớp 12.
   + Trường trung học cấp I, II, III là trường ghép giữa cấp tiểu học và trung học, có từ lớp 1 đến lớp 12. Trên thực tế khi thống kê, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn ghi loại này vào trường trung học phổ thông. Loại hình trường gồm có trường công lập, trường dân lập và trường tư thục.
Trường công lập là trường do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
Trường dân lập là trường do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.
Trường tư thục là trường do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước,

b] Quy định số lượng học sinh cho một lớp học phổ thông

Lớp học phổ thông là một tổ chức của trường học phổ thông gồm các học sinh học cùng học một chương trình giáo dục hoặc nhiều chương trình giáo dục, do một giáo viên giảng dạy hoặc do nhiều giáo viên giảng dạy nhưng có sự quản lý trực tiếp của một giáo viên chủ nhiệm. Lớp học phổ thông bao gồm các lớp của cấp tiểu học [từ lớp 1 đến lớp 5], các lớp của cấp trung học cơ sở [từ lớp 6 đến lớp 9], và các lớp của cấp trung học phổ thông từ [lớp 10 đến lớp 12]. Số lượng học sinh quy định của một lớp học chuẩn như sau:   

Cấp tiểu học: 35 học sinh trở xuống,


Cấp trung học: 45 học sinh trở xuống.

c] Yêu cầu về thiết bị cần thiết cho một phòng học.

Phòng học là một địa điểm cụ thể, cấu trúc thành phòng học của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến ngồi theo từng lớp để nghe giáo viên giảng bài, không phân biệt số ca, số lớp hay số trường sử dụng. Phòng học đạt tiêu chuẩn được quy định phải bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh, đúng quy cách theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vệ sinh trường học. Trong phòng học phải có các thiết bị sau:    – Bàn ghế học sinh theo kích cỡ phù hợp với lứa tuổi của từng lớp, bảo đảm một học sinh có một chỗ ngồi, – Một bàn, một ghế tựa cho giáo viên, – Bảng viết, – Bục giảng và bục kê bàn ghế cho giáo viên, – Có hệ thống đèn và hệ thống quạt [đối với trường có điện lưới],

– Có hệ thống tủ tường [đối với trường có đủ điều kiện], Các thiết bị phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu lắp đặt theo quy định về vệ sinh trường học. Phòng học kiên cố là phòng học của các nhà cao tầng hoặc 1 tầng mái bằng, thời gian sử dụng từ 50 năm trở lên.. Phòng học bán kiên cố là phòng học của các nhà có chất lượng xây dựng và thời gian sử dụng thấp hơn so với nhà kiên cố [trên 20 năm]. Phòng học tạm là phòng học của nhà đơn sơ; làm bằng tranh tre, nứa lá hoặc tương tự.

2. Hệ thống tiêu chuẩn thiết kế trường học phổ thông:

Khi thiết kế trường học cần nghiên cứu thiết kế theo quy chuẩn tiêu chuẩn việt nam hiện hành, cụ thể như một số tiêu chuẩn sau:

– Căn cứ theo Tiêu chuẩn TCVN 3907:2011 Tiêu chuẩn thiết kế Trường Mầm non
– Căn cứ theo Tiêu chuẩn TCVN 8793 : 2011 Tiêu chuẩn thiết kế trường tiếu học
– Căn cứ theo Tiêu chuẩn TCVN 8794 : 2011 Tiêu chuẩn thiết kế trường trung học
– Căn cứ theo Tiêu chuẩn TCVN 4319-86: Nhà và công trình công cộng 
– Căn cứ theo Tiêu chuẩn TCVN 5719:1993 “Phòng học Trường phổ thông cơ sở – Yêu cầu vệ sinh học đường

Ngoài ra còn mố số tiêu chuẩn quy chuẩn khác như:

1.

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt nam

2.

QCXDVN 09:2005 

các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả

3.

11 TCN 18¸21:2006

Quy phạm trang bị điện

4.

TCVN 7447:2007

Hệ thống lắp đặt điện hạ áp

5.

TCVN 9207:2012

 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế

6.

TCXD 9206:2012

Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế

7.

TCVN-4756:1989

Quy phạm nối đất và nối không

9.

TCVN 7114:2002

Nguyên lý ECGÔNÔMI thị giác – Chiếu sáng cho hệ thống làm việc trong nhà

10.

TCXDVN 333 : 2005

Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế.

11.

TCVN 9385:2012

Chống sét cho các công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

12.

NF C 17-102

Tiêu chuẩn chống sét của CH Pháp

13

TCVN 4086-95                                  

An toàn về điện trong xây dựng

14

Hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế:  [IBC, IEC, BS, EIA, IEE, NEC, vv.. ]

Tham khảo Thiết kế Trường Trung học Cơ sở Đình Bảng

Video liên quan

Chủ Đề