Để trở thành người có tính tự lập, học sinh chúng ta cần làm gì

Hầu hết các bậc phụ huynh đều rất vui khi con mình có thể tự lập trong một số hoạt động của cuộc sống như biết cách sắp xếp thời gian giữa học tập và vui chơi, biết thức dậy đúng giờ, tự soạn tập vở và bút viết khi đến lớp, biết giặt đồ, gấp quần áo và nấu một số món ăn đơn giản,… Tuy nhiên, trái lại với việc dạy con tự lập thì các bậc phụ huynh vì tình yêu thương dành cho con mà thường xuyên làm giúp con mọi việc. Bên cạnh đó, có một số bố mẹ do quá nôn nóng khi trẻ chậm chạp mà can thiệp vội vã, làm thay cho trẻ. Từ đó, trẻ bắt đầu có thói quen lười biếng, ỷ lại vào cha mẹ. Và đương nhiên, trẻ sẽ không thể có kỹ năng tự lập để tự mình giải quyết các vấn đề của cá nhân khi lớn lên, xa rời sự chăm chút của bố mẹ.

Việc dạy cho trẻ tự lập là hết sức quan trọng. Ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ đã được bố mẹ dạy cho một số kĩ năng cần thiết như tự ăn, tự chơi, tự ngủ, tự đi giày, mặc quần áo, đeo ba lô,… Nhưng khi bước vào lứa tuổi tiểu học trẻ vẫn còn rất nhiều kĩ năng tự lập khác cần phải rèn luyện để hòa nhập với bạn bè. Có lẽ nhiều bố mẹ vì nghĩ rằng làm giúp con là thể hiện tình yêu thương với con, vì muốn con chỉ cần chuyên tâm vào ăn, học và chơi, vì nghĩ rằng con chưa biết làm gì, và vì nhà có người giúp việc rồi, và vì ông bà chiều cháu không cho cháu làm… Có muôn vàn lí do như thế nên bố mẹ đã vô tình “lấy mất đi” của con trẻ rất nhiều những “cơ hội” để trẻ phát triển kỹ năng tự phục vụ và hình thành tính trách nhiệm trong nhân cách của mình.

>>> Có thể bạn quan tâm: Những kỹ năng sống mà cha mẹ nên dạy cho bé từ sớm

Vậy những kỹ năng tự lập nào cần thiết phải được hình thành cho trẻ cũng như cách thức thực hiện điều đó ra sao? Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bố mẹ:

Trẻ cần thể hiện được nếp sinh hoạt tích cực và tự phục vụ

Thức dậy đúng giờ, gấp chăn gối, đánh răng, rửa mặt và thay quần áo, cất giày, dép, quần áo, đồ dùng đúng vị trí, tiện lợi. Xếp đặt sách vở ngay ngắn trên bàn học, giá sách. Chuẩn bị đồ trước khi ra khỏi nhà, trước khi đi học. Sử dụng được một số thiết bị: máy lạnh, máy sấy tóc, máy giặt,… Biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ một số công việc nhà như lau dọn, rửa bát, giặt đồ, phơi đồ,… Tất cả những việc được liệt kê đều đảm bảo tính vừa sức với trẻ.

Trẻ cần phải biết tự bảo vệ bản thân

Trẻ cần được trang bị cách ứng xử khi có người lạ mặt tiếp cận, phòng tránh trước các tình huống bắt cóc, xâm hại; nhận biết, quan sát một số tình huống nguy hiểm để né tránh. Thông tin liên lạc của người thân, số điện thoại khẩn cấp của các tổng đài thông tin như cấp cứu, công an,… là những nội dung cần được cung cấp cho trẻ và luyện tập để ghi nhớ sâu sắc.

Những kĩ năng tự lập như trên không thể hình thành ở trẻ trong ngày một, ngày hai. Trẻ cần một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục và không thể thiếu vai trò đồng hành của bố mẹ.

>>> Đừng bỏ lỡ: Cha mẹ nên làm gì để giúp con bảo vệ bản thân ở tuổi dậy thì?

Chỉ cho con biết đâu là việc con phải tự làm

Tùy từng lứa tuổi, bố mẹ nên dạy con làm những công việc phù hợp. Với trẻ em, tự lập đơn giản là tự ăn, tự chơi, tự ngủ, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo, tự đứng dậy khi ngã, tự mang ba lô của mình, tự giác học bài, tự biết tắm, tự làm một số việc nhà,... Từ tự biết chăm sóc bản thân, trẻ sẽ dễ dàng học cách biết bảo vệ mình, biết đưa ra những quyết định cho mình. Hãy để trẻ hiểu rằng, đó là việc làm hết sức bình thường mà mình cần thực hiện để thể hiện tình yêu thương dành cho bố mẹ. 

Giao cho con những việc mà con có thể giúp cha mẹ

Kĩ năng tự lập không chỉ dừng lại ở chỗ trẻ làm được gì cho bản thân mà còn là thái độ đối với những người xung quanh. Đối với phụ huynh, việc con có thể tự ăn, ngủ, vui chơi đã là điều hết sức tuyệt vời. Nhưng hãy đòi hỏi cao hơn với trẻ. Bố mẹ hãy mạnh dạn giao việc cho con với một thái độ tin tưởng và dứt khoát. Bằng việc gợi ý cho trẻ: “Con có thể cùng mẹ rửa bát không?”, “Con có muốn lau nhà cùng mẹ không?”,… bố mẹ có thể nhẹ nhàng “đưa con vào cuộc”. Ban đầu bố mẹ có thể làm cùng trẻ, sau đó có thể nhắc nhở trẻ khi ăn xong thì phải dọn bàn, lau bàn, đi rửa bát,…

>>> Khám phá những lý do khiến việc dọn dẹp nhà cửa giúp cuộc sống bạn trở nên tốt đẹp hơn TẠI ĐÂY

Biết cách khen ngợi và khuyến khích khi con hoàn thành công việc

Đối với trẻ ở tuổi tiểu học, lời khen như một liều thuốc tinh thần giúp trẻ có động lực cố gắng hơn trong mọi việc. Do đó, hãy chú trọng niềm vui trong học tập kĩ năng của trẻ. Chỉ khi có được niềm vui này, trẻ mới có thể làm chủ, tự tổ chức việc học tập, rèn luyện kĩ năng của mình. Hãy cho trẻ thấy đã thực sự “lớn” hơn sau mỗi việc. Không còn phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ hay người lớn. “Con làm được mà!”, “Việc này quá đơn giản với con đúng không?”,… là những câu cần nói với trẻ để việc động viên, khuyến khích từ bố mẹ được trẻ cảm nhận là có thật.

>>> Bài viết có liên quan: Thể hiện sự khen ngợi đối với trẻ như thế nào cho phù hợp?

Hãy tìm nguyên nhân thay vì làm thay

Tốc độ hoàn thành công việc cũng như độ hoàn hảo trong kết quả đạt được giữa lao động của bố mẹ và trẻ là khác nhau. Bố mẹ cần thấu rõ điều này để tránh đánh giá tiêu cực về trẻ và đặc biệt là làm thay cho trẻ để mong kết quả tốt hơn. Việc hình thành kĩ năng cần một khoảng thời gian lâu dài và một quá trình rèn luyện lặp đi lặp lại. Thay vì nóng vội, bố mẹ cần thật kiên nhẫn hướng dẫn, rèn luyện trẻ qua từng ngày. Thay cho việc làm thay, hãy quan sát để biết nguyên nhân “chưa hoàn hảo” là vì sao để giúp trẻ khắc phục thì kĩ năng mới thực sự được hình thành ở trẻ.

Trong thời đại 4.0, ngoài đầu tư về giáo dục, nhiều bậc phụ huynh còn cố gắng đảm bảo tài chính vững chắc để con tự tin, tự lập. Một trong những cách thiết thực mà nhiều cha mẹ đang làm là đầu tư vào các gói bảo hiểm nhân thọ. Với giải pháp này, tham gia càng sớm với gói sản phẩm phù hợp thì càng có lợi.

Giải pháp cho con hành trang vững vàng

>>> Xem thêm:

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 10: Tự lập giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Lời giải:

Tự lập là tự chủ, chủ động, tự làm lấy, chủ động giải quyết lấy công việc của mình, không dựa dẫm, trông chờ ỷ lại vào người khác.

Lời giải:

Biểu hiện tự lập: chủ động, đôc lập suy nghĩ, biết chủ động hợp tác để giải quyết vấn đề.

Biểu hiện trái với tự lập: thụ động, ỷ lại, trông chờ vào kết quả của người khác.

Lời giải:

Giúp chúng ta có nhiều tích lũy, kiến thức để giải quyết mọi việc.

Lời giải:

– Đọc nhiều sách, chủ động giải các bài tập.

– Học theo nhóm, sẵn sàng nghe ý kiến của bạn khác.

– Không quay cóp, tự chịu điểm kém về bài tập nếu không làm được.

A. Tự làm lấy mọi công việc của mình, không bao giờ nhận sự giúp đỡ của người khác.

B. Tự lo liệu cuộc sống của mình, không trông chờ vào người khác

C. Không hợp tác với ai trong công việc.

D. Luôn làm theo ý mình, không nghe ý kiến của ai cả.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Lời giải:

Ý kiến Tự lập Không tự lập
A. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập. x
B. Chỉ những người nghèo mới cần tự lập. x
C. Người tự lập là người không phụ thuộc vào người khác x
D. Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng. x
E. Người tự lập là người chỉ biết hoàn thành công việc của mình, không quan tâm đến công việc của người khác. x
G. Người tự lập luôn chủ động, dựa vào sức lực và khả năng của mình để đạt mục đích. x
H. Người tự lập chỉ cần thành đạt trong sự nghiệp của mình, còn những việc khác thì không cần quan tâm. x
I. Tính tự lập giúp ta có sức mạnh, lòng tự tin và sức sáng tạo. x

A. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

B. Ăn chắc mặc bền.

C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

D. Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

– Sao cậu đã là học sinh lớp 8 rồi mà vẫn không tự đi xe đạp đến trường và tự giặt quần áo được à ?

Hồng hồn nhiên trả lời :

– Mình là con một mà. Bố mẹ không chăm cho mình thì còn chăm cho ai nữa. Với lại chúng mình vẫn còn nhỏ, bố mẹ chăm sóc như vậy là đương nhiên thôi.

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành với suy nghĩ của Hồng không ? Vì sao ?

2/ Nếu là Thuý, em sẽ nói gì vói Hồng?

Lời giải:

1/ Em không tán thành với suy nghĩ của Hồng. Vì suy nghĩ của Hồng rất ích kỉ, cho rằng mình là con một, sẽ không phải làm gì, bố mẹ tự lo.

2/ Nếu là Thúy, em sẽ khuyên Hồng: Bố mẹ không thể lo cho mình cả đời, vậy nên mỗi ngày tích lũy chúng ta phải tự làm những công việc từ nhỏ đến lớn.

Câu hỏi:

1/ Theo em, việc Hùng làm có thể hiện tính tự lập không ? Vì sao ?

2/ Nếu là bạn thân của Hùng, em sẽ góp ý cho Hùng như thế nào ?

Lời giải:

1/ Việc làm của Hùng không phải tự lập. Đó chỉ là hành vi ăn chời, đua đòi.

2/ Em sẽ khuyên Hùng, tự lập là tốt nhưng có chừng mực và phải xin phép bố mẹ, được sự đồng ý của bố mẹ.

Lời giải:

Mai Phương luôn có ý thức trong học tập, rèn luyện, làm mẫu cho các thành viên khác trong lớp, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua về học tập, người tiên phong trong các hoạt động chung của lớp. Điều đáng nói ở đây là Mai Phương luôn khiên tốn, chân thành, bạn đốc thúc mọi người cùng tham gia với thái độ hòa nhã, thân thiện như những người bạn thân chứ không phải với tư cách của một lớp trưởng. Chẳng những vậy mà từ khi Mai Phương đảm nhiệm vị trí lớp trưởng thì lớp chúng em liên tục được xướng tên trong danh sách những lớp có thành tích thi đua xuất sắc nhất trường.

1/ Tính tự lập của các chị sinh viên trong câu chuyện trên thể hiện như thế nào ?

2/ Em học tập được ở các chị những điều gì ?

Lời giải:

1/ Thể hiện: Nguyễn Thị Giang đi gia sư và nhuận bút viết báo; Hà Thị Oanh làm phục vụ bàn; Nguyễn Thị Vinh đi làm thêm: làm người mẫu, lễ tân… có ai giới thiệu công việc nào phù nơp la Vinh đồng ý. Các bạn đều tự lập, chủ động để cải thiện cuộc sống.

2/ Mỗi chúng ta dù trong hoàn cảnh nào cùng đều phải cố gắng, tự đi bằng đôi chân của mình. Có như vậy thành công mới bền vững.

Video liên quan

Chủ Đề