Nguyễn xuân thành giết trần đức đô là ai

Các dấu vết trên thi thể do đâu?

Theo nguồn tin, Cơ quan Điều tra đã phục dựng lại vị trí, tư thế treo cổ của quân nhân Trần Đức Đô theo mô tả của những quân nhân phát hiện sự việc đầu tiên, xác định khi đó Đô mặc áo lót bộ đội màu xanh, quần rằn ri K20, chân đi dép rọ bộ đội, người duỗi thẳng, mặt quay về hướng Tây [hướng vào thân cây], bàn chân cách mặt đất 1,23 m.

Kết quả giải phẫu tử thi, cho thấy: Tụ máu dưới da đầu vùng thái dương phải; xương hộp sọ không bị rạn vỡ; các mạch máu màng não phù căng; tổ chức não phù nề; khí quản có ít dịch lẫn thức ăn, thành sau họng và niêm mạc khí, phế quản xung huyết; phổi xung huyết, nhu mô phổi có dịch màu đỏ, bề mặt phổi có chấm xuất huyết rải rác; cơ tim có chấm xuất huyết rải rác, thành tâm thất trái dày chắc, buồng tim có máu không đông; gan xung huyết, bề mặt nhẵn, nhu mô gan mềm; dạ dày có nhiều thức ăn đang tiêu hóa; ổ bụng sạch, các quai ruột có nhiều hơi; hệ xương tứ chi, xương sườn không có dấu vết tổn thương.

Cơ quan Điều tra đã trưng cầu Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Thái Nguyên giám định pháp y tử thi quân nhân Trần Đức Đô để xác định nguyên nhân chết; thời gian chết; cơ chế hình thành các dấu vết trên cơ thể.

Trưng cầu Viện Pháp y Quân đội giám định độc chất trong phủ tạng; tình trạng mô bệnh học trong phủ tạng và da cơ; nồng độ cồn trong máu; xét nghiệm chất ma túy. Trưng cầu Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an giám định so sánh các chất bám dính trên cơ thể, quần áo với dây dù và vỏ cây keo thu ở hiện trường.

Tại Bản kết luận pháp y về hóa pháp ngày 1/7 của Viện Pháp y Quân đội kết luận: Mẫu phủ tạng của Trần Đức Đô gửi giám định không phát hiện thấy các chất độc; mẫu máu của Trần Đức Đô gửi giám định không phát hiện thấy các chất ma túy, không có Ethanol.

Tại Bản kết luận giám định mô bệnh học ngày 2/7 của Viện Pháp y Quân đội kết luận: Phù phổi; sung huyết các phủ tạng; tổn thương da rãnh hằn vùng cổ bên phải có tính chất sống.

Tại Bản kết luận giám định pháp y về tử thi của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Thái Nguyên kết luận: Nguyên nhân chết của quân nhân Trần Đức Đô là ngạt do treo cổ. Thời gian chết sau bữa ăn cuối cùng từ 2 giờ đến 3 giờ; thời gian chết đến thời điểm khám nghiệm tử thi từ 6 đến 8 giờ.

Cơ chế hình thành các dấu vết trên thi thể của Trần Đức Đô: Rãnh hằn vùng cổ và sây sát da vùng cằm trái, mặt tím tái phù nề, sung huyết các phủ tạng… do treo cổ; vết sây sát da và tụ máu dưới da vùng thái dương phải do tác động tương hỗ với vật có bề mặt không phẳng; vết sây sát da vùng ngực [mũi ức] và cổ tay trái do tác động tương hỗ với vật có bề mặt không phẳng; các vết sẹo mờ hình tròn vùng hạ sườn trái và hố chậu trái là bệnh lý da.

Không có dấu hiệu phạm tội xảy ra

Kết luận giám định ngày 6/7 của Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an kết luận: Do lượng dấu vết ít nên không đủ cơ sở để giám định hình thái các tổ chức nghi thực vật có trong các mẫu vật chất bám dính tại vùng cổ, mẫu vật chất bám dính tại lòng bàn tay phải, mẫu vật chất bám dính tại lòng bàn tay trái và trên bộ quần áo thu trong quá trình khám nghiệm tử thi Trần Đức Đô, ba đoạn dây dù thu tại hiện trường nơi phát hiện quân nhân Trần Đức Đô trong tư thế treo cổ.

Mẫu vật chất bám dính tại vùng cổ có xơ sợi vải, trong đó có loại xơ sợi cùng loại với phần dây dù thu ở hiện trường nơi phát hiện quân nhân Trần Đức Đô trong tư thế treo cổ. Mẫu vật chất bám dính tại lòng bàn tay phải và lòng bàn tay trái đều có xơ sợi vải, do số lượng xơ sợi vải ít và ngắn nên không đủ cơ sở để giám định so sánh với dây dù thu tại hiện trường.

Cơ quan Điều tra đã lấy lời khai của toàn bộ cán bộ, học viên, nhân viên phục vụ đi huấn luyện dã ngoại của Đại đội 14 và một số lời khai của các quân nhân huấn luyện tân binh ở Trung đoàn 2, Sư đoàn 3 cùng với quân nhân Trần Đức Đô [trong đó có quân nhân Trần Văn Hiếu, cùng tuổi, cùng quê, cùng nhập ngũ, huấn luyện tân binh cùng đơn vị, là chú họ của quân nhân Đô], các lời khai đều khẳng định không có hiện tượng mất đoàn kết, hành hung, quân phiệt, đánh nhau xảy ra trong đơn vị. Đa số đều nhận xét quân nhân Đô là người trầm tính, ít nói, không vi phạm kỷ luật, không thấy có mâu thuẫn với ai…

Kết quả kiểm tra, xác minh không phát hiện thấy quân nhân Trần Đức Đô bị xúi giục, bức ép, làm nhục; không có mâu thuẫn trong đơn vị, gia đình, quan hệ tình cảm nam nữ; không có hành vi cờ bạc, lô đề, vay nợ; không có việc bị đánh đập hành hung.

Các dấu vết sây sát trên cơ thể quân nhân Đô là do khi treo cổ và quá trình cắt dây đưa Đô xuống để cấp cứu đã làm va quệt vào thân cây gây ra. Với diễn biến và kết quả kiểm tra, xác minh nêu trên, đủ căn cứ để xác định không có sự việc phạm tội xảy ra.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 157 và khoản 1 Điều 158 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan Điều tra hình sự Khu vực 3, Quân khu 1 kết luận xác minh, ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với sự việc trên.

Trước khi tử vong, quân nhân Trần Đức Đô mang cấp bậc Binh nhì, là học viên đào tạo Tiểu đội trưởng Công binh, thuộc Đại đội 14, Tiểu đoàn 4, Trường Quân sự Quân khu 1. Quân nhân Đô sinh năm 2002, nhập ngũ tháng 2/2021, quê quán Xóm 5, khu phố Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Gia đình quân nhân Đô có 2 anh em, quân nhân Đô là con thứ nhất, em gái sinh năm 2005, đang là học sinh.

Chiều 12/7, Đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1, Bộ Quốc phòng cho biết, cơ quan điều tra, hình sự 3 của quân khu 1 vừa mời gia đình quân nhân Trần Đức Đô [19 tuổi, ở Từ Sơn, Bắc Ninh] và 2 luật sư của gia đình lên cơ quan điều tra để thông báo về kết quả kiểm tra, xác minh về cái chết của quân nhân Đô. Quân nhân Đô được xác định chết do "tự treo cổ".

Cơ quan điều tra quân đội kết luận nguyên nhân cái chết của quân nhân Trần Đức Đô là ngạt do tự treo cổ. Kết quả kiểm tra xác minh không phát hiện thấy quân nhân Đô bị xúi giục, bức ép, làm nhục, không mâu thuẫn trong đơn vị, gia đình và tình cảm nam nữ. Quân nhân cũng không có hành vi cờ bạc, lô đề, vay nợ, không có việc bị đánh đập, hành hung.

“Các dấu vết xây xát, bầm tím trên cơ thể quân nhân Đô là do khi treo cổ và quá trình cắt dây đưa quân nhân Đô xuống để cấp cứu đã va quệt vào thân cây. Với diễn biến và kết quả, xác minh nêu trên, cơ quan điều tra đủ cơ sở không có sự việc phạm tội xảy ra, cơ quan không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc trên”, Đại tá Thìn nói.

Gia đình tổ chức lễ tang quân nhân Trần Đức Đô.

Đại tá Thìn cũng cho biết, quá trình khám nghiệm, cơ quan chức năng phát hiện trong balo của quân nhân Đô có ba lá thư viết cho gia đình nhưng chưa gửi đi. Lá thư thứ nhất có nội dung kể về nỗi nhớ nhà. Lá thư thứ hai nói về cuộc sống sinh hoạt huấn luyện trong quân đội được học tập, làm quen. Lá thư thứ 3 nói về đồng đội yêu thương, sự giúp đỡ nhau trong quá trình nhập ngũ. Quân nhân Đô cũng tâm sự với một quân nhân cũng về sở thích đi làm về thích ở nhà, đóng cửa tắt điện.

“Bác ruột và bố đã chứng kiến toàn bộ quá trình khám nghiệm tử thi quân nhân Đô. Quá trình điều tra, gặp gỡ các nhân chứng đều có sự tham gia chứng kiến của 2 luật sư do gia đình mời. Quá trình phục dựng lại hiện trường tự tử của quân nhân Đô, đại diện ra gia đình và 2 luật sư gia đình mời đều tham gia chứng kiến”, Đại tá Thìn thông tin thêm.

Theo báo cáo của Trường quân sự Quân khu 1, từ 26/6 đến 22/7, Đại đội 14, Tiểu đoàn 4 tổ chức huấn luyện dã ngoại tại Thao trường Bàn Đạt ở huyện Phú Bình, Thái Nguyên.

Lúc 14h ngày 28/6, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện huấn luyện thì quân nhân Trần Đức Đô [học viên Tiểu đội trưởng Công binh, Đại đội 14] xin ra ngoài đi vệ sinh.

"Đến 14h20, chỉ huy đơn vị không thấy đồng chí Đô về đã tổ chức đi tìm kiếm. Đến 14h30, đơn vị tìm thấy đồng chí Đô ở tư thế treo cổ tự tử trên cây sau khu vệ sinh thao trường, cách khu nhà ở khoảng 50m", báo cáo của Trường quân sự Quân khu 1 nêu.

Cũng theo báo cáo này, đơn vị sau đó tổ chức sơ cứu, đồng thời đưa quân nhân Trần Đức Đô đi cấp cứu tại Bệnh viện Gang thép, TP Thái Nguyên. Đến 15h30 ngày 28/6, Bệnh viện Gang thép thông báo quân nhân Trần Đức Đô đã thiệt mạng.

Minh Tuệ

Hôm 12-7, đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1 dẫn kết luận của Cơ quan điều tra quân đội xác định, quân nhân Trần Đức Đô "tự treo cổ" không lý do.

Truyền thông trong nước dẫn lời ông Thìn nói: "Cơ quan điều tra cũng xác định, không phát hiện quân nhân Đô bị xúi giục, ức hiếp, làm nhục; không có mâu thuẫn trong đơn vị, gia đình và quan hệ tình cảm nam nữ; không có hành vi cờ bạc, lô đề, vay nợ; không có dấu vết bị đánh đập, hành hung. Các vết bầm tím trên thi thể quân nhân Đô là do cọ xát trong lúc treo cổ và lúc cắt dây để đưa xuống cấp cứu đã làm va đập vào thân cây. Các dấu vết này đã được cơ quan pháp y của Công an tỉnh Thái Nguyên khám nghiệm, kết luận khi dựng lại hiện trường, có sự chứng kiến của gia đình và luật sư.”

Cơ quan điều tra khu vực 3 của Quân khu 1 ban hành quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự.

Ông Thìn cũng cho rằng, trước khi xảy ra vụ việc một ngày, Đô đã hỏi bạn cùng quân ngũ là "đã bao giờ nghĩ đến việc tự tử chưa".

Từ ngày 29/6, trên mạng xã hội Facebook đã lan truyền nhiều hình ảnh và video về quân nhân Trần Đức Đô [19 tuổi], quê tại khu Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, tử vong khi làm nghĩa vụ quân sự ở Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường Đại học quân sự Quân khu 1 [tỉnh Thái Nguyên].

Trong các video được đăng tải, người nhà của quân nhân này nói rằng Đô đã bị giết hại và đòi phải điều tra xác minh.

Vào ngày 30/6, truyền thông Nhà nước trích thông tin của Bộ Quốc phòng xác định anh Trần Đức Đô đã tử vong sau khi được đi cấp cứu tại bệnh viện vào chiều ngày 28/6.

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, vào khoảng thời gian từ 13h45 đến 14 giờ ngày 28/6, khi đơn vị đang làm công tác chuẩn bị huấn luyện thì quân nhân Trần Đức Đô báo cáo chỉ huy, xin ra ngoài vệ sinh do đau bụng.

Vào khoảng 14h20, khi không thấy Đô quay lại, chỉ huy đã điều ba quân nhân khác đi tìm và phát hiện quân nhân Trần Đức Đô đang trong trạng thái treo cổ trên cây keo phía sau đỉnh đồi, cách địa điểm huấn luyện của đơn vị khoảng 50 mét. Đơn vị đã đưa Đô đi bệnh viện cấp cứu nhưng Đô không qua khỏi.

Bố của nạn nhân là ông Trần Đức Hội lại có những thông tin khác khi trải lời VTC. Ông cho biết, khoảng 17h ngày 28/6, ông nhận được điện thoại của người xưng là thủ trưởng của cháu Đô gọi đến báo với gia đình là cháu bị đột quỵ tại thao trường. Đến 10 phút sau thì họ lại gọi bảo con ông đang nguy cấp được cấp cứu tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên. Ông Hội cho biết:  “Gia đình tôi tức tốc lên trên đó và khi đi được nửa đường thì  lại nhận được điện thoại nói con ông có mâu thuẫn gì không mà thắt cổ tự tử. Khi gia đình đến nơi thì những người của quân đội không cho gặp ngay mà cứ đưa đi vòng vèo; đến khi ông thấy thi thể của con trai thì đã lạnh cóng, cứng đơ, tím ngắt.”

Ông Hội cũng cho VTC biết, thân thể của Đô có nhiều vết thương như mạng sườn, ngực bị sưng tím, lưng hằn dây thừng thắt chặt và tím, nhiều vết thương bầm dập khắp cơ thể.

Việc quân nhân bị đánh khi thực hiện nghĩa vụ quân sự không phải là mới ở Việt Nam. Vào năm 2004, truyền thông Nhà nước cũng đăng thông tin sáu quân nhân đánh chết một quân nhân khác vì cho rằng quân nhân này vi phạm kỷ luật quân đội và phải bị xử phạt. Cơ quan Điều tra hình sự quân đội đã điều tra và đề nghị Viện kiểm sát Quân sự Quân đoàn 1 truy tố những người này về tội cố ý gây thương tích.

Video liên quan

Chủ Đề