Nguyên tắc nghiên cứu môn học tâm lý học tư pháp

Tâm lý học Tư pháp là cầu nối giữa khoa học pháp lý và khoa học tâm lý. Với những nét đặc trưng của mình, ngành tâm lý học tư pháp đã khẳng định rõ vai trò của mình trong hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn gây lúng túng cho nhiều người. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, mời Quý vị đến với bài viết Tâm lý học tư pháp là gì của chúng tôi.

Khái niệm tâm lý học tư pháp?

Tâm lý học Tư pháp là một ngành tâm lý học ứng dụng nghiên cứu các quy luật và các đặc điểm tâm lý của con người biểu hiện trong các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.

Tâm lý học Tư pháp nghiên cứu các quy luật và các đặc điểm tâm lý của con người trong hoạt động tư pháp nhằm hướng tới các mục đích sau:

– Cung cấp tri thức về những chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự & giáo dục, cải tạo người phạm tội.

– Góp phần xây dựng, áp dụng các biện pháp giáo dục, cảm hóa người phạm tội.

– Góp phần phòng ngừa tội phạm thông qua kiến nghị những biện pháp tác động tích cực đến tâm lý con người, khắc phục biểu hiện tâm lý tiêu cực.

Đối tượng nghiên cứu tâm lý học tư pháp?

Mặc dù là một ngành khoa học độc lập, Tâm lý học tư pháp lại tồn tại trong mối quan hệ mất thiết với các ngành khoa học khác. Đặc biệt, Tâm lý học tư pháp chính là cầu nối giữa khoa học pháp lý và khoa học tâm lý. Do đó, đối tượng nghiên của chúng là các quy luật nảy sinh, phát triển và biểu hiện của các hiện tượng tâm lý, các quy luật hình thành phẩm chất tâm lý của con người trong hoạt động tư pháp.

Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của ngành Tâm lý học vô cùng đa dạng, bao gồm:

-Các cơ sở tâm lý của hành vi tuân thủ pháp luật, bao gồm: ý thức pháp luật, đạo đức, ý thức xã hội, những chuẩn mực xã hội;

– Các khía cạnh tâm lý của hoạt động điều tra, xét xử các vụ án hình sự, dân sự;

– Đặc điểm tâm lý của những người tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự dân sự. Trong đó, những người tham gia tố tụng bao gồm: bị can, bị cáo, người bị hại, người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng,…

– Nguyên nhân và điều kiện phạm tội, những đặc điểm tâm lý của hành vi phạm tội;

– Cơ sở tâm lý của hoạt động cải tạo phạm nhân;

– Những phẩm chất tâm lý của người tiến hành tố tụng. Trong đó, người tiến hành tố tụng bao gồm điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân;

– Những khía cạnh tâm lý của các quan hệ tài sản, kinh tế và nhân thân được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự;

– Những tác động tâm lý của pháp luật và của các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với từng cá nhân và các nhóm riêng biệt.

Thực tiễn đã chứng minh rằng ngành tâm lý học tư pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các hoạt động tư pháp góp phần xác định sự thật khách quan, làm sáng tỏ vụ án. Tâm lý học Tư pháp xây dựng các biện pháp, cách thức tác động vào hoạt động tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án mà còn giúp cho người có thẩm quyền có những hiểu biết cần thiết về các quy luật tâm lý, để học có thể nhanh chóng nghiên cứu, phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ các tình tiết vụ án.

Phương pháp nghiên cứu tâm lý học tư pháp

Phương pháp nghiên cứu có vai trò trong việc định hướng nghiên cứu nhằm đem lại kết quả nghiên cứu chính xác. Tâm lý học tư pháp sử dụng phần lớn các phương pháp nghiên cứu của xã hội học, tâm lý học để tìm hiểu đối tượng nghiên cứu. Dưới đây là các phương pháp nghiên cứu phổ biến của ngành tâm lý học tư pháp:

[1] Phương pháp quan sát:

Phương pháp quan sát là phương pháp tri giác hiện tượng tâm lý một cách có tổ chức, có chủ định, có mục đích rõ ràng. Qua việc quan sát những biểu hiện bên ngoài của tâm lý như hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, vẻ mặt,… diễn ra trong điều kiện sinh hoạt tự nhiên để kết luận những hiện tượng tâm lý bên trong.

[2] Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn

Phương pháp nhận đàm thoại, phỏng vấn là phương pháp nhận thức đặc điểm tâm lý của con người thông qua giao tiếp ngôn ngữ với học. Người nghiên cứu thu nhận những thông tin cần thiết bằng cách đặt ra các câu hỏi và trao đổi thông tin.

[3] Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu độc lập

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu là phương pháp thông qua các hồ sơ, tài liệu về tội phạm và người phạm tội được tổng kết, ghi nhận, công bố. Các tài liệu độc lập như báo cáo tổng kết quý, năm của cơ quan, của ngành,…

[4] Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm là phương pháp mà trong đó nhà nghiên cứu chủ động tạo ra các hiện tượng cần nghiên cứu, sau khi đã tạo ra điều kiện cần thiết loại trừ yếu tố ngẫu nhiên.

[5] Phương pháp trắc nghiệm

Phương pháp trắc nghiệm là phương pháp nghiên cứu trong đó sử dụng một hệ thống biện pháp đã được chuẩn hóa về kỹ thuật nhằm đánh giá ứng xử và kết quả hoạt động của một hay nhiều người cung cấp một chỉ báo về tâm lý như trí lực, xúc cảm, năng lực, tính cách,…

[6] Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động là phương pháp dựa vào kết quả, sản phẩm của hoat động do con người làm ra để nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của con người đó.

[7] Phương pháp nghiên cứu tiểu sử

 Phương pháp nghiên cứu tiểu sử là phương pháp nghiên cứu tiểu sử của con người thông qua các tài liệu viết về bản thân họ. Tài liệu tiểu sử có thể do người đó tự viết [nhật ký], người khác viết về họ [bạn bè, nhà nghiên cứu], tài liệu của cơ quan nhà nước quản lý [lý lịch].

Nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp?

Nhiệm vụ chung của tâm lý học tư pháp

Kết quả nghiên cứu phải có tính ứng dụng nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động giải quyết vụ án hình sự và thi hành án hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm:

+ Nghiên cứu tâm lý chủ thể tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự và cải tạo người phạm tội.

+ Nghiên cứu đặc điểm các hoạt động của chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và cải tạo người phạm tội.

+ Nghiên cứu các phương pháp tác động tâm lý nhằm hỗ trợ cho hoạt động chứng minh vụ án hình sự và thi hành án hình sự.

Nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học tư pháp

Đó là những nghiên cứu tâm lý cụ thể cần được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết vụ án hình sự trong từng giai đoạn tố tụng và cải tạo người phạm tội:

+ Điều tra

+ Xét xử

+ Bào chữa

+ Cải tạo

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Tâm lý học tư pháp là gì của công ty luathoangphi.vn. Nếu Quý vị còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557.

Video liên quan

Chủ Đề