Nguyên nhân học sinh không thích đọc sách

Đề bài : Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh lười đọc sách.

Mở đoạn:  Một trong những vấn đề rất đáng lo ngại trong một bộ phận học sinh hiện nay đó là tình trạng lười đọc sách.

Thân đoạn:

  • Giải thích: sách là nơi lưu giữ kho tri thức của nhân loại, tất cả mọi hiểu biết của loài người đều được ghi lại trong sách. Đọc sách là cách tiếp thu nhanh nhất và ngắn nhất mọi thành tựu tri thức của nhân loại.
  • Nêu hiện trạng: Một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay rất lười đọc sách. Có những cuốn sách từ đầu năm học cho đến cuối năm học vẫn ở tình trạng mới tinh, chưa lật giở trang nào. Có nhiều bạn học sinh không đọc, không nắm vững cả sách giáo khoa, chưa nói đến sách tham khảo hay sách nâng cao khác.
  • Nêu hậu quả: Việc lười đọc sách đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trước mắt và lâu dài: kiến thức hời hợt, hiểu biết nông cạn, từ lí thuyết đi vào thực hành thiếu vững vàng, không đem lại kết quả và những bài thi, những bài kiểm tra mang tính chất đối phó, không làm được bài. Về lâu dài, kiến thức không có sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của bản thân và sự phát triển chung của đất nước.
  • Nêu nguyên nhân: Nguyên nhân của hiện tượng lười đọc sách có thể kể đến là do:

+ Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, ăn sâu vào mọi lĩnh vực đời sống, việc tìm kiếm thông tin trên internet cũng trở nên dễ dàng dẫn đến việc học sinh lười đọc sách.

+ Cha mẹ, gia đình vẫn chưa tạo thói quen cho trẻ thích đọc sách ngay từ nhỏ.

+ Nhà trường vẫn chưa có những phương pháp thiết thực để khơi gợi hứng thú đọc sách của học sinh.

+ Bản thân học sinh chưa nhận ra được tầm quan trọng của sách, dễ dàng sa ngã vào thú vui vô bổ, không còn thì giờ đọc sách.

+ Cha mẹ, thầy cô cần có sự định hướng, dẫn dắt các con tìm hiểu về những cuốn sách hay, bổ ích; xây dựng tủ sách gia đình hoặc thư viện mini trong các lớp học. Từ đó khơi gợi, vun đắp cho các em hứng thú, thói quen đọc sách.

+ Bản thân mỗi học sinh phải có ý thức về tầm quan trọng của sách, có bản lính vượt qua những cám dỗ từ những thú vui vô bổ và rèn luyện cho mình thói quen đọc sách.

Kết đoạn: Bản thân mỗi chúng ta cần hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách, rèn luyện cho mình thói quen đọc sách, ban đầu có thể vài trang cho đến vài chục trang mỗi ngày. Càng đọc sách, chúng ta càng có kiến thức vững vàng, trí tuệ mở rộng, có như vậy mới đảm bảo cho mình một tương lai tốt đẹp và góp phần xây dựng đất nước.

Sách là nguồn tri thức bất tận của nhân loại, là liều thuốc tinh thần khơi nguồn cảm hứng cho con người, làm cho con người có những suy nghĩ tích cực hơn. Thế nhưng, giới trẻ hiện nay mà đặc biệt là tầng lớp học sinh – Thế hệ chủ nhân tương lai của cả dân tộc lại thờ ơ và làm mai một đi thói quen đọc sách tốt đẹp này. Họ xem việc đọc sách là nỗi ám ảnh và không mấy thiện cảm với sách. Vậy vấn đề đọc sách của học sinh hiện nay như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới này nhé!  

Thực trạng vấn đề đọc sách của học sinh hiện nay

Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công  nghệ và sự tiến bộ của xã hội thì có hai hình thức sách tồn tại đó là: sách giấy và sách điện tử với rất nhiều ứng dụng đọc sách online khá đầy đủ, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho việc đọc sách. Tuy nhiên khi bàn về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay, một thực trạng đáng báo động đó là học sinh hiện nay ngày càng không có hứng thú với việc đọc sách. 

Sự phát triển của công nghệ, Internet khiến các em dần xa rời sách

Ngoài những cuốn sách bắt buộc trong các chương trình học như: sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn,.. thì học sinh thường bị cuốn vào vòng xoáy của các loại truyện tranh, tiểu thuyết, ngôn tình có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khác như sách khoa học. Thêm vào đó, những cuốn sách có nội dung tuổi teen thường được các bạn chọn đọc vì nó phù hợp với tâm lý, cảm xúc ở lứa tuổi. Còn các loại sách như lịch sử, địa lý, các tác phẩm văn học dường như không nằm trong sự lựa chọn ấy. 

Một thực trạng về vấn đề đọc sách của học sinh hiện nay nữa đó là đọc sách không đến nơi đến chốn khiến cho việc tiếp nhận thông tin bị đứt gãy và không hoàn thiện được chuỗi kiến thức. 

Nguyên nhân khiến cho việc đọc sách của học sinh ngày càng đi xuống 

Thực trạng về vấn nạn học sinh không muốn đọc sách khoa học, các loại sách bổ trợ cho tư duy hay những tác phẩm văn học  xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trước hết, nguyên nhân đầu tiên đó là sự xuất hiện và phát triển của hệ thống công nghệ thông tin làm cho thói quen đọc sách của không ít học sinh thay đổi. Với độ tuổi ham chơi, ham giải trí, các chương trình truyền thông mang tính thực tế dễ dàng thu hút các em từ đó các em quên đi thói quen đọc sách. Không sao kể hết được các kênh truyền thông đặc sắc hớp hồn dành cho độ tuổi mới lớn này. Ngoài ra, còn có các kênh phim truyện, các chương trình tương tác và sống động vô cùng. Sự phát triển của phương tiện truyền thông làm cho các bạn học sinh dễ dàng tiếp cận với những điều mới mẻ, từ đó đọc sách dần trở nên nhàm chán.

Học sinh ngày nay chạy theo lối sống dễ dãi, yêu thích những thứ tầm thường mang tính giải trí cao hơn là những cuốn sách dày cộm mang tính tư duy. Các em dễ bị sa vào thế giới ảo như game, facebook, instagram, zalo, Kpop, phim kinh dị,.. không có lối thoát, nếu không nói quá thì gọi là “những con nghiện” mạng xã hội. Chính việc nghiện những trào lưu ảo trong Thế giới thật này đã khiến đạo đức học sinh trở nên suy đồi, lười biếng, lơ là trong học tập, mất dần các thói quen tốt, không được trang bị kiến thức và lối sống cũng xuống cấp dần. 

Gia đình, nhà trường không có kế hoạch trong việc nuôi dưỡng rèn luyện thói quen đọc sách cho các em học sinh. Đặc biệt gia đình không trú trọng trong việc phát triển trí tuệ tâm hồn và hoàn thiện bản thân học sinh qua thói quen đọc sách ngay từ nhỏ.

Hậu quả nghiêm trọng trong việc lười đọc sách của học sinh hiện nay là gì? 

Lười đọc sách khiến tâm hồn giới trẻ dần khô cứng, vô cảm

Tình trạng học sinh thờ ơ với việc đọc sách đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Học sinh không muốn đọc sách sẽ khiến cho việc học trở nên khó khăn hơn, tri thức bị hạn chế, hiểu biết hạn hẹp. Một hậu quả nghiêm trọng nữa là dẫn đến năng lực đọc kém, viết sai chính tả, không phân biệt được phát âm và diễn đạt vụng về, thô lỗ. 

Không đọc sách sẽ khiến tâm hồn trở nên khô khan, không khôn khéo trong việc ứng xử, thiếu cảm xúc và trái tim không biết rung động, chân thành. Học sinh ngày càng trở nên cộc cằn, thô lỗ, ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với người lớn và thầy cô. 

Các giải pháp rèn luyện thói quen đọc sách của học sinh

Đối với cá nhân học sinh

  • Học sinh phải tự nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc để hình thành cho mình thói quen để phát triển trí tuệ và tâm hồn.
  • Các em nên tìm những chủ để sách mà bản thân cảm thấy hứng thú để đọc mà không bị bó buộc bởi bất cứ thể loại sách nào. 
  • Tham gia các buổi giao lưu sách trong và ngoài trường để tạo cảm giác hứng thú hơn cho thói quen đọc sách của bản thân. 

Đối với gia đình, nhà trường, xã hội:

  • Khuyến khích việc đọc sách của các bạn bằng những phần thường để động viên tinh thần đọc.
  •  Quan tâm, bồi dưỡng bằng những cuốn sách hay, có nội dung trong sáng, lành mạnh. 
  • Tổ chức các ngày hội sách để tạo cho các em có một môi trường học hỏi năng động, sáng tạo hơn. 
Giáo dục phải có sự kết hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội

Đọc sách quả là việc làm mang lại kết quả tốt trên hành trình hoàn thiện bản thân của mỗi con người. Nhưng thực trạng về vấn đề đọc sách của học sinh hiện nay lại là một vấn nạn đáng lo ngại cho nhà trường, gia đình và xã hội. Hậu quả của việc lười đọc sách mang lại là rất lớn. Do đó, là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn nên rèn luyện cho mình thói quen đọc sách ngay bây giờ nhé! 

Bạn đọc quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề