Giải sách công nghệ lớp 8

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

Sách Giáo Khoa Công nghệ Lớp 8 được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo biên soạn. Sách gồm chín chương và ba phần:Vẽ Kỹ Thuật, Cơ Khí và Kỹ Thuật Điện cung cấp đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập Công nghệ …

Mục lục Sách Giáo Khoa Công nghệ Lớp 8 :

PHẦN MỘT. VẼ KỸ THUẬT

  • CHƯƠNG I. BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC
    • Bài 1. Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống
    • Bài 2. Hình chiếu
    • Bài 3. Bài tập thực hành : Hình chiếu của vật thể
    • Bài 4. Bản vẽ các khối đa diện
    • Bài 5, Bài tập thực hành : Đọc bản vẽ các khối đa diện
    • Bài 6. Bản vẽ các khối tròn xoay
    • Bài 7. Bài tập thực hành :Đọc bản vẽ các khối tròn xoay
  • CHƯƠNG II. BẢN VẼ KỸ THUẬT
    • Bài 8. Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật hình cắt
    • Bài 9. Bản vẽ chi tiết
    • Bài 10. Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt
    • Bài 11. Biểu diễn ren
    • Bài 12. Bài tập thực hành :Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren
    • Bài 13. Bản vẽ lắp
    • Bài 14. Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ lắp đơn giản
    • Bài 15. Bản vẽ nhà
    • Bài 16. Bài tập thực hành : Đọc bản vẽ nhà đơn giản
    • Tổng kết và ôn tập Phần một

PHẦN HAI. CƠ KHÍ

  • Bài 17. Vài trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống
  • CHƯƠNG III. GIA CÔNG CƠ KHÍ
    • Bài 18. Vật liệu cơ khí
    • Bài 19. Bài tập thực hành : Vật liệu cơ khí
    • Bài 20. Dụng cụ cơ khí
    • Bài 21 .Cưa và đục kim loại
    • Bài 22. Dũa và khoan kim loại
    • Bài 23 .Thực Hành : Đo và vạch dấu
  • CHƯƠNG IV. CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
    • Bài 24. Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép
    • Bài 25. Mối ghép cố định mối ghép không tháo được
    • Bài 26. Mối ghép tháo được
    • Bài 27. Mối ghép động
    • Bài 28. Thực Hành : Ghép nối chi tiết
  • CHƯƠNG V. TRUYỀN VÀ BIỂN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
    • Bài 29 . Truyền chuyển động
    • Bài 30. Biến đổi chuyển động
    • Bài 31. Thực Hành: Truyền và biến đổi chuyển động
    • Tổng kết và ôn tập Phần hai

PHẦN BA. KỸ THUẬT ĐIỆN

  • Bài 32. Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
  • CHƯƠNG VI. AN TOÀN ĐIỆN
    • Bài 33. An toàn điện
    • Bài 34 .Thực Hành : Dụng cụ bảo vệ an toàn điện
    • Bài 35. Thực Hành : Cứu người bị tai nạn điện
  • CHƯƠNG VII. ĐỒ DÙNG ĐIỆN GIA ĐÌNH
    • Bài 36. Vật liệu kỹ thuật điện
    • Bài 37. Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện
    • Bài 38. Đồ Dùng Loại Điện – Quang, Đèn Sơi Đốt
    • Bài 39. Đèn huỳnh quang
    • Bài 40. Thực Hành : Đèn ống huỳnh quang
    • Bài 41. Đồ dùng loại Điện – Nhiệt : Bàn là điện
    • Bài 42. Bếp điện, nồi cơm điện
    • Bài 43. Thực hành : Bàn là điện , bếp điện , nồi cơm điện
    • Bài 44. Đồ dùng loại Điện- Cơ: Quạt điện, máy bơm nước
    • Bài 45. Thực Hành : Quạt điện
    • Bài 46. Máy biến áp một pha
    • Bài 47. Thực Hành: Máy biến áp
    • Bài 48. Sử dụng hợp lý điện năng
    • Bài 49. Thực Hành :Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình
    • Tổng kết và ôn tập Chương VI – VII
  • CHƯƠNG VIII. MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
    • Bài 50. Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà
    • Bài 51. Thiết bị đóng- cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà
    • Bài 52. Thực Hành : Thiết bị đóng – cắt và lấy điện
    • Bài 53. Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà
    • Bài 54. Thực Hành: Cầu trì
    • Bài 55. Sơ đồ điện
    • Bài 56. Thực Hành : Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện
    • Bài 57. Thực Hành : Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
    • Bài 58. Thiết kế mạch điện
    • Bài 59. Thực Hành : Thiết kế mạch điện
    • Ôn tập Chương VIII

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 38: Đồ dùng loại điện - quang: Đèn sợi đốt hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Công nghệ.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 38 Công Nghệ 8 trang 135, 136

Trả lời câu hỏi Bài 38 trang 135 Công nghệ 8: 

Quan sát hình 38.2, hãy tìm hiểu cấu tạo của đèn sợi đốt và điền tên của các bộ phận chính của đèn vào chỗ trống […] ở các câu sau

Lời giải:

1...[thuỷ tinh]; 2...[sợi đốt]; 3...[đuôi đèn]

Trả lời câu hỏi Bài 38 trang 136 Công nghệ 8: 

Em hãy phát biểu tác dụng phát quang của dòng điện

Lời giải:

Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng

Trả lời câu hỏi Bài 38 trang 136 Công nghệ 8: 

Vì sao sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng không tiết kiệm điện năng

Lời giải:

Vì khi đèn làm việc chỉ khoảng 4%-5% điện năng biến đổi thành cơ năng còn lại biến thành nhiệt năng nên không tiết kiệm điện năng

Giải bài tập SGK Bài 38 Công Nghệ lớp 8

Câu 1 trang 136 Công nghệ 8: 

Sợi đốt làm bằng chất gì? Vì sao sợi đốt là phần tử rất quan trọng của đèn?

Lời giải:

Sợi đốt làm bằng vonfram để chịu được đốt nóng ở nhiệt độ cao, sợi đốt rất quan trọng vì ở đó điện năng được biến thành quang năng

Câu 2 trang 136 Công nghệ 8: 

Phát biểu nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt

Lời giải:

Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng

Câu 3 trang 136 Công nghệ 8: 

Nêu đặc điểm của đèn sợi đốt

Lời giải:

Đèn phát sáng liên tục, hiệu suất phát quang thấp, tuổi thọ thấp.

Lý thuyết Công Nghệ Bài 38 lớp 8

I. Phân loại đèn điện

    Năm 1879, nhà bác học người Mỹ Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên. Năm 1939 đèn huỳnh quang xuất hiện. Từ đó loài người biết dùng các loại đèn điện để chiếu sáng.

    Đèn điện tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng thành quang năng.

    Dựa vào nguyên lí làm việc, ta chia đèn điện thành 3 loại:

    - Đèn sợi đốt.

    - Đèn huỳnh quang.

    - Đèn phóng điện [cao áp Hg, cao áp Na, ...].

II. Đèn sợi đốt

    Đèn sợi đốt còn gọi là đèn dây tóc.

1. Cấu tạo

a] Sợi đốt

    Có dạng lò xo xoắn.

    Làm bằng vonfram.

    Biến đổi điện năng thành quang năng.

b] Bóng thuỷ tinh

    Bóng đèn làm bằng thủy tinh chịu nhiệt.

    Người ta hút hết không khí và bơm vào trong khí trơ để làm tăng tuổi thọ sợi đốt.

c] Đuôi đèn

    Đuôi đèn làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm và được gắn chặt với bóng thủy tinh. Trên đuôi có hai cực tiếp xúc.

    Có hai kiểu: Đuôi xoáy và đuôi ngạnh.

2. Nguyên lí làm việc

    Nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt: khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến chịu nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng.

3. Đặc điểm của đèn sợi đốt

a] Đèn phát ra ánh sáng liên tục

b] Hiệu suất phát quang thấp

c] Tuổi thọ thấp: Vì sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao

4. Số liệu kĩ thuật

    Điện áp định mức: 127V; 220V.

    Công suất định mức: 15W, 25W, 40W, 60W, ...

5. Sử dụng

    Dùng để chiếu sáng trong sinh hoạt.

    Cần phải vệ sinh thường xuyên.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập SGK Công nghệ lớp 8 Bài 38: Đồ dùng loại điện - quang: Đèn sợi đốt ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề