Người phiên dịch trong to tụng hành chính

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định chung về người phiên dịch
  • 2. Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án hình sự ?
  • 2.1 Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:
  • 2.2 Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:
  • 3. Lời chứng của công chứng viên
  • 4. Các trường hợp không được công chứng bản dịch
  • 5. Quy định về người phiên dịch, người dịch thuật?
  • 6. Mẫu quyết định trưng cầu người phiên dịch

1. Quy định chung về người phiên dịch

Việc tham gia tố tụng của người phiên dịch theo quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Người phiên dịch tham gia tố tụng bảo đảm cho công dân thuộc các dân tộc thực hiện được quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Toà án, bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.

Người phiên dịch do các bên đương sự thoả thuận lựa chọn và được Toà án chấp nhận hoặc được Toà án yêu cầu để phiên dịch. Khi tham gia tố tụng, người phiên dịch có các quyền và nghĩa vụ: phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa; đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm lời nói cần phiên dịch; không được tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch; được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật; phải cam đoan trước Toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Người phiên dịch cố ý dịch sai sự thật hoặc khi được Toà án triệu tập mà vắng mặt không có lí do chính đáng thì phải chịu Ị trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Người phiên dịch phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp: họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự; có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ; đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó; đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư kí Toà án, Kiểm sát viên. Việc từ chối phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người phiên dịch trước khi mở phiên toà phải được lập thành văn bản nêu rõ lí do của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi. Việc từ chối phiên dịch hoặc để nghị thay đổi người người phiên dịch tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà. Trước khi mở phiên toà, việc thay đổi người người phiên dịch do Chánh án Toà án quyết định. Tại phiên toà, việc thay đổi người người phiên dịch do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi.

Quy định về công chứng bản dịch:

Theo Điều 61 Luật công chứng 2014, Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.

– Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.

– Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.

2. Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án hình sự ?

Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt (Điều 70 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015):

2.1 Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:

- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

- Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe doạ;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;

- Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định cùa pháp luật.

2.2 Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:

- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩn quyền tiến hành tố tụng;

- Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS;

- Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;

- Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của minh.

Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

- Đã tham gia với tư cách là ngưởi bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;

- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.

Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định.

Những quy định tại này cũng áp dụng đối với người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù.

2.3 Thay đổi người phiên dịch:

Để đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự được đúng đắn, người phiên dịch phải được thay đổi trong những trường hợp họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Hiện nay, căn cứ, thẩm quyền và thủ tục thay đổi người phiên dịch được quy định tại khoản 3 Điều 70 và Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo các quy định này, việc thay đổi người phiên dịch như đọc thực hiện với việc thay đổi người giám định.

3. Lời chứng của công chứng viên

Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ:

+ Thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;

+ Họ tên người phiên dịch;

+ Chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch;

+ Chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

+ Có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

4. Các trường hợp không được công chứng bản dịch

Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:

– Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;

– Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;

– Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.

5. Quy định về người phiên dịch, người dịch thuật?

Em chào công ty luật Minh Khuê. Em có 1 thắc mắc kính mong anh, chị giải đáp giúp em. Nếu trong một vụ án có bị can, bị cáo hoặc đương sự khác có liên quan là người dân tộc thiểu số mà không biết nói hoặc nói chưa thành thạo tiếng việt thì cần phải có người phiên dịch, người dịch thuật. Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về người phiên dịch, người dịch thuật?

Trả lời:

Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.
Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:
– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
– Đề nghị cơ quan yêu cầu họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng hoặc của người thân thích của mình;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;
– Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:
– Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 381 của Bộ luật hình sự;
– Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;
– Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
– Đồng thời là bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện, người thân thích của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc của bị can, bị cáo;
– Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;
– Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu quyết định.
Những quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với người biết dấu hiệu của người câm, người điếc, chữ của người mù.

6. Mẫu quyết định trưng cầu người phiên dịch

...

...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

______________

Số:...

..., ngày ... tháng ... năm...

QUYẾT ĐỊNH TRƯNG CẦU NGƯỜI DỊCH THUẬT

Tôi:

Chức vụ: ...

Căn cứ

Căn cứ Điều(1) ...và Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự,

QUYẾT ĐỊNH:

Trưng cầu ông/bà:...

Quốc tịch: ... Dân tộc: ...Tôn giáo:...

Nghề nghiệp: ...

Trình độ(2): ...

Nơi cư trú (hoặc nơi làm việc):

Tiến hành dịch thuật tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt trong vụ án/vụ việc:

Theo Quyết định số (3): ... ngày... tháng... năm...của...

Gồm những tài liệu sau:

Người dịch thuật có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự và phải cam đoan trước cơ quan đã ra yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.

Quyết định này giao cho người được trưng cầu dịch thuật và gửi đến Viện kiểm sát

...

Nơi nhận:

- ...

- ...

- ...

- Hồ sơ 02 bản.

...

(1) Căn cứ Điều 36, Điều 39 hoặc Điều 40 BLTTHS;

(2) Ghi rõ chuyên môn, ngoại ngữ, tiếng nói, chữ viết;

(3) Ghi rõ Quyết định phân công giải quyết nguồn tin về tội phạm hoặc Quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, người làm chứng, người bị hại, bị can, bị cáo, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê