Người có bệnh nền là gì

Ngày 01/12/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5525/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị”. Tại Phụ lục 1 của Hướng dẫn này đã nêu rõ các bệnh nền có nguy cơ cao khi mắc Covid-19:

  • Đái tháo đường
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác
  • Ung thư [đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác]
  • Bệnh thận mạn tính
  • Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu
  • Béo phì, thừa cân
  • Bệnh tim mạch [suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim]
  • Bệnh lý mạch máu não
  • Hội chứng Down
  • HIV/AIDS
  • Bệnh lý thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Bệnh hen suyễn
  • Tăng huyết áp
  • Thiếu hụt miễn dịch
  • Bệnh gan
  • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện
  • Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác
  • Các loại bệnh hệ thống
  • Các bệnh nền của trẻ em theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế.

Có thể thấy, phần lớn người bị bệnh máu thuộc nhóm bệnh nền có nguy cơ diễn biến nặng khi mắc Covid-19. Do vậy, khách đến Viện, người bệnh, người nhà người bệnh [NNNB] cần tuân thủ tuyệt đối các quy định sau để bảo vệ chính mình và người bệnh khác:

  • Khai báo y tế chính xác, trung thực. Người bệnh/NNNB cần thông báo ngay với nhân viên y tế nếu có bất kỳ nguy cơ nhiễm Covid-19 nào trong vòng 14 ngày gần đây như: Có các biểu hiện nhiễm Covid-19 [ho, sốt, khó thở, mất vị giác…]; Tiếp xúc với người có nguy cơ nhiễm Covid-19; Sinh sống, làm việc hoặc đã đến các khu vực cách ly, phong tỏa, các địa điểm có người bị Covid-19…
  • Người bệnh/NNNB thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế về việc phân luồng theo vùng dịch tễ/ lâm sàng. Người bệnh/ NNNB không thuộc vùng dịch tễ/ lâm sàng sẽ thực hiện khai báo y tế tại khu vực cổng số 1. Người bệnh/NNNB thuộc vùng dịch tễ/ lâm sàng khám tại khu vực khám sàng lọc cổng số 2 [B].
  • Tuân thủ chặt chẽ 5K, người bệnh/NNNB luôn chú ý giữ khoảng cách, không tiếp xúc, giao lưu với người ở phòng bệnh khác và chỉ đi lại khi thực sự cần thiết.

  • Nếu người bệnh có thể tự chăm sóc, người nhà sẽ không ở lại bệnh viện. Hạn chế tối đa thay đổi người chăm sóc, khi đổi người chăm sóc cần thực hiện theo quy định tại khoa điều trị.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người bị Covid-19 được phân loại theo 4 nhóm nguy cơ: Nguy cơ thấp [màu xanh], Nguy cơ trung bình [màu vàng], Nguy cơ cao [màu cam], Nguy cơ rất cao [màu đỏ] và định hướng xử trí, cách ly, điều trị phù hợp với từng nhóm.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng hướng dẫn cụ thể các dấu hiệu nhận biết người nhiễm Sars-CoV-2 như sau:

  • Ho
  • Sốt [trên 37,5 độ C]
  • Đau đầu
  • Đau họng, rát họng
  • Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi
  • Khó thở
  • Đau ngực, tức ngực
  • Đau mỏi người, đau cơ
  • Mất vị giác
  • Mất khứu giác
  • Đau bụng, buồn nôn
  • Tiêu chảy

Các dấu hiệu của người bị Covid-19 trong tình trạng cấp cứu:

  • Rối loạn ý thức
  • Khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2< 94%
  • Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút
  • Huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg
  • Bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu.

Trương Hằng [tổng hợp]

Bất cứ lứa tuổi nào đều có thể bị nhiễm dịch bệnh COVID-19, tuy nhiên, người cao tuổi, nhất là những người có bệnh nền như: hen, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, suy thận mạn tính ... sẽ có nguy cơ dễ mắc phải khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, Trung tâm Y tế Hữu Lũng quan tâm, chú trọng chăm sóc sức khỏe, chủ động phòng bệnh đối với người cao tuổi trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 là vô cùng quan trọng.
   Hiện nay, Trung tâm Y tế Hữu Lũng đang quản lý và điều trị cho 2307 bệnh nhân tăng huyết áp, 818 bệnh nhân đái tháo đường, rà soát và phát hiện 40 bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản và 81 bệnh nhân ung thư, điều trị cho 41 bệnh nhân chạy thận nhân tạo và những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính khác đang được điều trị tại trạm y tế xã, thị trấn. Với số lượng người mắc các bệnh lý nền không hề nhỏ tại huyện Hữu Lũng như hiện nay thì việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng, bởi các đối tượng này sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra.


Chăm sóc bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Trung tâm Y tế Hữu Lũng

   Đối với những đối tượng mắc các bệnh như suy thận mạn, tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, …. ngoài việc phải uống rất nhiều các loại thuốc điều trị bệnh lý nền, cơ thể cũng suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc thêm các bệnh khác. Khi người cao tuổi mắc bệnh thường bị rất nặng do tương tác của bệnh mới với bệnh lý nền cũng như tương tác của rất nhiều loại thuốc. Khi bị nhiễm vi rút, cơ thể không đủ sức chống lại, đồng thời một chuỗi rối loạn kèm theo trên nền bệnh mạn tính như: suy gan, suy thận, suy đa tạng làm phức tạp việc điều trị.
   Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, đòi hỏi mỗi người cao tuổi và thành viên gia đình người cao tuổi, người chăm sóc cho người cao tuổi cần có kiến thức, kỹ năng cần thiết. Phòng ngừa lây nhiễm bệnh COVID-19 không chỉ giúp phòng tránh lây lan bệnh ở một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương còn làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong chung.
    Để giảm nguy cơ lây nhiễm vi rút, mỗi người đặc biệt là người cao tuổi, người mắc các bệnh suy thận mạn, tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, ….cần thực hiện những việc sau:
- Tuyệt đối tránh đến những nơi đông người và tiếp xúc với những nguồn có nguy cơ lây nhiễm.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi ăn và sau khi ra khỏi nhà, đặc biệt khi tiếp xúc với nhiều người.
- Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che kín mũi, miệng bằng khăn tay, khăn giấy, khẩu trang hoặc khuỷu tay để bảo vệ sức khoẻ người xung quanh. Tránh sờ tay chưa được rửa sạch lên mặt, mũi, miệng vì sẽ khiến vi rút có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
- Đeo khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà, không sờ lên mặt ngoài khẩu trang và không nên dùng một chiếc khẩu trang nhiều lần. Khẩu trang vải cần giặt sạch và phơi khô sau mỗi lần sử dụng.
       Ngoài ra, người cao tuổi cần giữ nơi ở sạch sẽ, thoáng mát. Nhà cửa nên thường xuyên vệ sinh, khử trùng, nhất là các nơi, bề mặt vật dụng tiếp xúc thường xuyên như: phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, tay nắm cửa…
       Về chế độ dinh dưỡng ăn uống, nghỉ ngơi của người cao tuổi phải được kiểm soát tốt, phối kết hợp khoa học để đảm bảo sức khỏe.
       Trung tâm Y tế Hữu Lũng sắp xếp, bố trí chia nhỏ số lượng bệnh nhân mắc bệnh mạn tính trong một lần khám, điều trị và cấp thuốc. Đơn vị tăng cường công tác vệ sinh, khử khuẩn, nhất là khâu sàng lọc, cách ly chống dịch Covid-19. Người dân có nhu cầu được tư vấn sức khỏe có thể đến trạm y tế để được khám, điều trị ban đầu hoặc gọi điện thoại qua đường dây nóng của Trung tâm y tế Hữu Lũng [0963041515] để được bác sĩ tư vấn về việc sử dụng thuốc và chăm sóc sức khỏe trong mùa dịch./.

Người viết và tổng hợp: Linh Trang

Chủ Đề