Vì sao chữ viết của người sumer được gọi là chữ hình đinh?

Người Lưỡng Hà cổ đại sử dụng lau sậy để viết chữ hình nêm [còn gọi là chữ hình đinh hay chữ hình tam giác] trên các viên đất sét. Trong các lớp học, hãy cố gắng để giúp học sinh có được sự kết nối với quá khứ bằng việc tổ chức cho học sinh tham gia vào hoạt động trải nghiệm viết chữ hình nêm của Lưỡng Hà cổ đại.

Phương án 1:

Nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị một cách công phu, tỉ mỉ thì cách đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện là lấy một ít đất sét và một chiếc đũa hoặc thậm chí là sử dụng luôn chiếc bút chì.

Giáo viên photo cho học sinh một đoạn chữ hình nêm hoặc bảng chữ cái của người Sumer.

Học sinh có thể sao chép lại giống như đoạn văn bản mà giáo viên phát hoặc có thể dựa vào bảng chữ cái để viết một đoạn thông điệp ngắn trên bảng đất sét của mình.

Phương án 2:

Để hoạt động này giống hơn so với thực tế giáo viên có thể tự làm một ít đất sét khô [theo hướng dẫn bên dưới] và tô màu nâu bằng cà phê.

Học sinh có thể sử dụng đũa để viết chữ, nhưng giáo viên nên gọt vát một phần đầu đũa để các hình dạng được tạo ra sẽ có hình tam giác.

Mặc dù sản phẩm tạo ra ở phương án này cũng tương đối giống với phương án 1. Tuy nhiên, sự cẩn thận, tỉ mỉ và nhiều công đoạn trong quá trình thực hiện sẽ làm cho học sinh cảm thấy ấn tượng hơn và ghi nhớ tốt hơn.

NGUYÊN LIỆU CHUẨN BỊ

  • 1 cốc bột nở [Baking soda]
  • 1 cốc tinh bột gạo
  • 1/2 cốc bã cà phê hoặc cà phê hòa tan [lưu ý học sinh giữ gìn vệ sinh vì cà phê có thể làm bẩn quần áo và lớp học]
  • 1,5 cốc nước
  • 1 chiếc đũa

CÁC DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ

  • 1 con dao nhỏ
  • 1 cốc/bình có đánh dấu ml
  • nồi để đun trên bếp
  • thìa để khuấy
  • bếp đun

HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Bước 1: Đong 1 cốc bột gạo và đổ vào nồi

Bước 2: Đong một cốc bột nở [baking Soda] cho vào nồi

Bước 3: Khuấy đều muối nở và bột gạo với nhau.

Bước 4: Đong 1,5 cốc nước ấm đổ vào nồi.

Bước 5: Đong nửa cốc bột cà phê đen hoặc cà phê hòa tan. Bạn có thể sử dụng ít hơn tùy thuộc vào màu đất sét bạn muốn. Cà phê hòa tan cho màu sắc đều hơn và đẹp hơn trong khi bã cà phê không tan hết để lại nhiều đốm và sần sùi hơn. Tuy nhiên, lưu ý rằng ngay cả khi bạn sử dụng bột cà phê xay, khi  khô đi, “đất sét” vẫn có màu đều nhau.

Bước 6: Khuấy cà phê với nước

Bước 7: Khuấy dung dịch cà phê vào hỗn hợp bột gạo và bột nở

Bước 8: Đun hỗn hợp trên bếp ở lửa nhỏ, khuấy thường xuyên.

Bước 9: Trong khi hỗn hợp đất sét đang nóng lên, hãy chuẩn bị “cây bút” để viết. Đầu tiên, hãy bẻ đôi đũa ra làm đôi

Bước 10: Dùng dao gọt vát các cạnh của đầu đũa [để có thể tạo nên các hình tam giác khi viết lên đất sét]

Bước 11: Tiếp tục khuấy đất sét trong nồi của bạn cho đến khi bột trong nồi sền sệt như khoai tây nghiền.. Quá trình này sẽ mất khoảng 10 hoặc 15 phút. Lưu ý rằng nó sẽ đặc hơn một chút khi nguội.

Bước 12: Đổ đất sét ra đĩa để nguội.

Bước 13: Sau khi nguội, nắn nó thành một khối và cắt thành số tấm mong muốn [mỗi học sinh một tấm].

Bước 14: Yêu cầu mỗi học sinh lấy một tấm/phần và nặn thành một bảng đất sét. Sau đó, học sinh có thể sử dụng “cây bút lau sậy” để tạo một số dấu hình tam giác trên đất sét. Học sinh có thể tự thiết kế hoặc sử dụng bảng chữ cái của người Sumer để viết một thông điệp bí mật cho bạn khác giải mã

Như vậy là học sinh đã tạo nên bảng đất sét và chữ hình nêm [hình đinh] theo phong cách Lưỡng Hà cổ đại. Điều thú vị nhất mà tôi nhìn thấy là, đối với học sinh tiểu học và THCS, học sinh thường viết tên của mình lên các tấm đất sét. Trong khi học sinh THPT thường viết các tin nhắn “đặc biệt” cho các bạn nữ hoặc thể hiện tình cảm của mình với một bạn trong lớp.

Cuối cùng, hãy dùng những sản phẩm này để trưng bày trên bảng trong lớp học hoặc trong phòng học bộ môn. Hãy sử dụng những sản phẩm này để làm mẫu cho những học sinh trong năm học sau hoặc sử dụng như một tư liệu dạy học.

Giáo viên Lịch sử

[Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.]

Video liên quan

Chủ Đề