Ngọn bí còn có tên gọi là gì

[yeuamthuc.org]

Bí đỏ còn có tên gọi là bí ngô, tên khoa học là Cucurbita pepo, thuộc họ bầu. Bí đỏ mọc lan trên mặt đất. Quả bí đỏ có thịt màu vàng, có chứa nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin như : alanine, valin, leucin, lysin, leucin…

Bí đỏ [Bí ngô]

Bí đỏ còn chứa hàm lượng sắt cao, các chất muối khoáng, vitamin và các axit hữu cơ tốt cho cơ thể. Bí đỏ có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người như ngăn ngừa tim mạch, ung thư, hỗ trợ giảm cân, chống lão hóa da, tốt cho hệ tiêu hóa, tốt cho hệ thống xương khớp.

Bí đỏ cũng rất giàu tryptophan, cấu thành nên protein mà tế bào thần kinh thường sử dụng để tổng hợp seretonin. Trong 100g bí ngô thì thường có 1g protein, 5g gluxit, nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể như B1,B2,B6 và các axit béo quý như linoleic, beta – caroten.

Bí đỏ có vị ngọt, tính ẩm có tác dụng bổ trung ích khí, tiêu đàm, kiện tỳ vị, giảm đau, giải độc và còn có thể sát trùng. Trong y học cổ truyền, thường dùng để chữa ung thư, cao huyết áp, đái tháo đường, suy giảm chức năng gan…

Hoa bí đỏ và lá bí đỏ có tính lương, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, trị vàng da,ho…

Bông bí đỏ còn được dùng để nấu canh. Một số tác dụng mà quả bí đỏ mang lại cho sức khỏe của chúng ta :

  • Phát triển não bộ : Bí đỏ chứa nhiều chất axit glutamine, chất cần thiết cho hoạt động của não bộ.
  • Giảm cân : Bí đỏ giàu chất xơ, chứa hàm lượng calo và chất béo thấp.
  • Tăng cường miễn dịch : Hàm lượng vitamin C nên bí đỏ làm tăng sức đề kháng cho cơ thể tránh lại các vi khuẩn, virus có hại cho cơ thể.
  • Tốt cho xương : Chứa một lượng lớn các chất khoáng và canxi, kali ngăn ngừa loãng xương và tăng huyết áp.
  • Ngăn loét dạ dày : Nước ép từ bí đỏ giúp ruột tiêu hóa thức ăn nhanh và giúp loại bỏ độc tố khỏi đường tiêu hóa.

Và rất nhiều tác dụng khác có ích cho sức khỏe của bạn, nhưng nếu ăn quá nhiều bí đỏ sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu như rối loạn tiêu hóa do hàm lượng chất xơ cao, dị ứng với các triệu chứng đau bụng, khó thở, buồn nôn…

​Một số món ăn ngon chế biến từ bí đỏ để bạn tham khảo:

  • Súp bí đỏ bacon
  • Thịt gà băm xào bí đỏ
  • Cháo bí đỏ
  • Cơm rang tôm, bí đỏ
  • Canh bí đỏ hầm xương
  • Cà ri thịt hầm bí đỏ
  • Canh bí đỏ nấu nấm …

Và rất nhiều món ăn khác được chế biến từ bí đỏ mà các bạn có thể khám phá.

Hy vọng một số thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có một thực đơn với bí đỏ tốt cho sức khỏe của bạn và gia đình.

YeuAmThuc.org chúc bạn thành công và có sức khỏe tốt với quả bí đỏ bổ ích này !

Bài "Bí đỏ [Bí ngô] là gì?" được đăng bởi "yeuamthuc.org"

Nhiều bạn vẫn thường bị nhầm giữa bí đao và bí xanh nhưng cũng có không ít bạn bị nhầm giữa bí ngòi và bí đao. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này vì bí ngòi đôi khi còn gọi là bí ngòi xanh hay một số nơi gọi là bí xanh. Chính vì tên gọi nên có rất nhiều bạn hay bị nhầm lẫn giữa các lại bí này với nhau. Trong bài viết này, NNO sẽ giúp các bạn phân biệt bí ngòi và bí đao [bí xanh] để các bạn không bị nhầm lẫn khi chọn mua.

Bí đao

Bí ngòi và bí đao có phải một loại bí không

Trước khi đi vào phân biệt phải nói rõ với cá bạn đó là bí ngòi và bí đao là hai loại bí khác nhau. Do nhiều địa phương và nhiều bạn hay gọi là bí ngòi xanh nên đôi khi cũng gọi tắt là bí xanh. Mà bí xanh cũng là cách gọi khác của bí đao. Vì thế, nhiều bạn thắc mắc bí ngòi và bí đao có phải cùng một loại bí những khác tên gọi không. Câu trả lời khẳng định là không. Các bạn có thể nhìn hình ảnh dưới dây để phân biệt rõ hơn về hai loại bí này.

Bí ngòi xanh

Phân biệt bí ngòi và bí đao

Nhìn vào hình ảnh của hai loại bí này cũng có thể thấy sự khác nhau khá cơ bản. Cuống của bí ngòi khá to, phần cuồng của bí ngòi phình ra to gần bằng phần đầu của quả. Trong khi đó, cuống của bí xanh nhìn khá nhỏ so với quả của nó. Phần vỏ của bí ngòi có màu xanh hơi sậm với những đốm trắng nhỏ khắp thân. Bí xanh thông thường có màu xanh sẫm, loại bí đao chanh giống mới hiện nay có màu vỏ khá giống với quả bầu. Nếu so sánh thì màu vỏ có màu xanh lá hơi sáng chứ không sẫm như bí ngòi, trên thân quả cũng có đốm trắng nhưng nhìn mờ hơn chứ không nổi rõ trên vỏ.

Bí ngồi và bí đao [bí xanh]

So sánh về trọng lượng và kích thước thì bí ngòi có chiều dài khoảng 15 – 25cm. Bí đao loại dài thường dài khoảng 60cm, những giống bí đao quả ngắn thường dài khoảng 20cm. Về trọng lượng, bí ngòi rõ ràng nhẹ hơn hẳn so với bí xanh do kích thước quả cũng nhỏ hơn, một quả bí ngòi nặng khoảng 100 – 200g trong khi bí xanh loại ngắn nặng 400 – 500g. Một đặc điểm khác nữa đó là vỏ của bí ngòi khá mềm, thường khi chế biến món ăn sẽ ăn cả vỏ. Bí đao thì khác, vỏ của quả bí đao thường khá cứng và khi chế biến món ăn cần phải bỏ hết vỏ đi.

Bí ngòi và bí đao [bí xanh]

Nếu phân biệt qua kiểu cây, bí đao là cây dây leo sẽ leo giàn hoặc bò trên mặt đất. Bí ngòi lại là cây có thân ngắn thường không bò, quả mọc ra ở ngay gần gốc. Nếu bạn mua bí ngoài chợ thì sẽ không thể thấy được sự khác nhau này nhưng NNO vẫn đưa ra để các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về hai loại bí này.

Bí ngòi và bí đao [bí xanh]

Với các thông tin vừa nêu trên, có thể thấy rằng bí ngòi và bí đao là hai loại bí khác nhau. Do tên gọi nên có khá nhiều bạn bị nhầm lẫn giữa hai loại bí này. Nếu so sánh hai loại bí này có rất nhiều điểm khác nhau mà các bạn có thể phân biệt được qua mắt thường. Vậy nên, không quá khó để phân biệt khi chọn mua ngoài chợ nhưng nên chú ý khi gọi tên để tránh nhầm lẫn.

Rau bí là loại rau phổ biến ở nhiều vùng miền của Việt Nam. Nó thường được sử dụng để chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau, chẳng hạn như rau bí luộc, rau bí xào hoặc canh rau bí nấu tôm,... Tuy nhiên, ít ai biết được hết công dụng cũng như những lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại.

Cây bí đỏ, hay còn được gọi là bí rợ, bí ngô hoặc bí sáp. Bí đỏ thuộc loại cây thân leo, tên khoa học thường gọi là Cucurbita moschata Duchesne. Đây là loại cây trồng lâu đời nhất được biết đến với niên đại 10.000 năm ở Trung Mỹ và Mexico.

Ở Việt Nam, cây bí đỏ cũng được trồng và sử dụng rất rộng rãi ở khắp các vùng miền đất nước, bao gồm cả miền núi đến trung du đồng bằng. Người dân thường dùng rau hoặc quả của bí đỏ để chế biến thành những món ăn hấp dẫn. Nhìn chung, hầu hết các bộ phận của cây bí đỏ đều có thể ăn được, chẳng hạn như hạt, lá, thân cây, nụ hoa hoặc quả.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, xét về mặt thực vật học thì bí đỏ được xem là một loại trái cây, tuy nhiên, khi nhìn từ góc độ dinh dưỡng thì chúng giống một loại rau hơn. Nhờ vào hàm lượng chất dinh dưỡng cao và những tác dụng tuyệt vời khác đối với sức khỏe, rau bí đã trở thành một trong những món ăn được ưa thích bởi rất nhiều người. Thông thường, rau bí sẽ bao gồm những phần sau: ngọn, lá non và hoa bí đực. Rau bí có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, chẳng hạn như rau bí xào hoặc luộc.

Trong khoảng một cốc bí đỏ sẽ chứa những thành phần dinh dưỡng sau đây:

  • Calo: 63.
  • Chất béo: 0 gam.
  • Carbohydrate: 16 gam.
  • Chất xơ: 2,8 gam.
  • Đường: 3 gam.
  • Protein: 1,4 gam.
  • Natri: 6 miligam.

Ngoài ra, trong bí đỏ cũng cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác:

  • Vitamin A: hơn 100% nhu cầu vitamin A hàng ngày của bạn.
  • Vitamin C: gần 40% nhu cầu vitamin C hàng ngày của bạn.
  • Kali: khoảng 18% nhu cầu kali hàng ngày của bạn.
  • Magie: khoảng 15% nhu cầu hàng ngày của bạn.
  • Canxi: khoảng 5% nhu cầu canxi hàng ngày của bạn.

Bí đỏ cung cấp hơn 100% nhu cầu vitamin A hàng ngày của bạn.

Hiện nay, mặc dù rau bí đã trở thành một món ăn phổ biến của nhiều vùng miền tại Việt Nam, tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc rằng liệu chúng có đem lại công dụng gì cho sức khỏe hay không. Để có thể chế biến ra một món ăn ngon từ rau bí sẽ cần khá nhiều công đoạn sơ chế. Dù vậy, rau bí thực sự là một món ăn bổ dưỡng và mang lại nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Rau bí là một nguồn cung cấp chất sắt vô cùng dồi dào, giúp tăng sức đề kháng cho hệ thống miễn dịch của cơ thể, đồng thời có thể bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ra sự nhiễm trùng và các bệnh lý nhẹ.

Bên cạnh đó, lượng sắt có trong rau bí cũng góp phần tham gia vào quá trình tổng hợp huyết sắc tố hemoglobin, giúp mang oxy đi đến khắp các mô và cơ quan quan trọng trong cơ thể.

Hơn nữa, rau bí cũng rất giàu folate, một trong những khoáng chất cần thiết giúp kích thích cơ thể sản xuất ra đầy đủ các tế bào hồng cầu. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người bị bệnh thiếu máu. Khi bổ sung thường xuyên rau bí vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp cho số lượng của huyết sắc tố và các tế bào hồng cầu tăng lên, từ đó cải thiện hoặc làm biến mất tình trạng thiếu máu của bạn.

Sở dĩ, rau bí có khả năng cải thiện được sức khỏe hệ tim mạch bởi trong lá bí có chứa một lượng lớn các chất xơ hòa tan. Loại chất dinh dưỡng này có thể làm giảm sự hấp thụ axit mật từ ruột non, đồng thời làm giảm được nồng độ cholesterol xấu trong máu. Mặt khác, khi các loại vi khuẩn ở trong đường ruột phá hủy các chất xơ hòa tan sẽ làm giải phóng ra một số axit béo và khiến cho gan ngừng hoạt động để sản sinh ra cholesterol. Một khi cơ thể kiểm soát được lượng cholesterol xấu sẽ giúp cho bạn làm giảm đáng kể được nguy cơ mắc các vấn đề về tim.

Ngoài ra, trong lá bí cũng cung cấp một lượng lớn kali, một loại khoáng chất giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.

Rau bí có khả năng cải thiện được sức khỏe hệ tim mạch.

Bên cạnh khả năng tăng cường chức năng hệ miễn dịch và tim mạch, việc ăn rau bí thường xuyên cũng góp phần làm cho răng và xương trở nên chắc khỏe hơn. Trong rau bí rất giàu phốt pho và canxi, đây đều là hai loại khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của hệ xương. Bạn nên bổ sung rau bí nhiều hơn trong chế độ dinh dưỡng của mình để có thể ngăn ngừa được tình trạng khô cứng và đau xương khớp.

Mặt khác, canxi và phốt pho có trong rau bí cũng giúp hình thành, hỗ trợ và bảo vệ men răng cũng như răng miệng nói chung, từ đó ngăn ngừa hiệu quả tình trạng sâu răng và các vấn đề về nướu răng khác.

Trong rau bí cũng chứa một lượng lớn đồng, đây là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tác động có hại từ các gốc tự do dẫn đến tình trạng lão hóa sớm.

Tốt nhất, bạn nên ăn rau bí mỗi ngày để giúp cơ thể đẩy lùi được sự hình thành và xuất hiện của các gốc tự do gây lão hóa, từ đó làm giảm thiểu các nốt đồi mồi, nếp nhăn và mang lại cho bạn một làn da tươi tắn, hồng hào, rạng rỡ và trẻ trung hơn.

Thực tế, rau bí cung cấp tới gần 40 loại vitamin A, chiếm hơn 5% giá trị dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày của bạn. Việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A giống như rau bí sẽ giúp cơ thể loại bỏ được sự xuất hiện của các gốc tự do và các loại độc tố có hại đến làn da.

Nhìn chung, vitamin A là một chất dinh dưỡng rất hữu ích đối với sức khỏe của làn da, giúp da trở nên mềm mại và đàn hồi tốt hơn. Khi da được cung cấp đủ độ ẩm sẽ ngăn ngừa được các tình trạng như khô da, vẩy nến hoặc keratin hóa.

Bên cạnh đó, rau bí cũng có hàm lượng vitamin C rất dồi dào, giúp các vết thương nhanh lành và giảm thiểu khả năng hình thành các mô sẹo trên da.

Rau bí cung cấp tới gần 40 loại vitamin A rất tốt cho da.

Khi cơ thể bị thiếu hụt đi vitamin B6 có thể dẫn đến các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Các nhà nghiên cứu đã cho biết, những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cần bổ sung thêm nhiều vitamin B6 vào cơ thể vì họ thường phải đối mặt với các cơn đau khớp và đau cơ liên tục do tình trạng viêm mãn tính.

Rau bí thực sự là một nguồn cung cấp vitamin B6 vô cùng dồi dào. Do đó, việc ăn nhiều rau bí trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn giảm thiểu đi các cơn đau cơ và khớp do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra.

Sự hiện diện của một lượng lớn chất xơ trong rau bí giúp bạn ngăn ngừa được bệnh ung thư một cách hiệu quả. Mặt khác, chất xơ cũng mang lại nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa của cơ thể, giúp hỗ trợ và cải thiện các chức năng đường ruột, từ đó ngăn ngừa được tính trạng táo bón và các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khác, chẳng hạn như viêm túi thừa đại tràng hoặc bệnh trĩ.

Dưới đây là một số món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng được chế biến từ rau bí:

Trước khi thực hiện luộc rau bí, bạn cần chuẩn bị sẵn một lượng rau bí nhất định đã được nhặt và rửa sạch. Cuộng rau bí nên được cắt khúc vừa ăn khoảng từ 4-5 cm.

Sau khi chuẩn bị rau bí xong, bạn nên đun sôi một lượng nước đủ dùng và cho thêm một chút muối để rau bí có màu xanh đậm hơn. Khi nước sôi, bạn hãy bắt đầu cho rau bí vào nồi và đảo đều. Trong quá trình luộc, bạn tuyệt đối không nên đậy nắp vung để tránh rau bí bị vàng. Bạn tiếp tục đảo đều trên ngọn lửa vừa cho tới khi rau bí chín. Sau đó, tắt bếp và vớt rau ra vào một thau đựng nước đá lạnh. Điều này sẽ giúp cho rau bí luộc không những không bị nát mà còn trở nên giòn và đẹp mắt hơn.

Cuối cùng, bạn có thể thưởng thức rau bí luộc với loại nước chấm mà bạn yêu thích, chẳng hạn như nước mắm ớt, nước tương, kho quẹt, chao hoặc mắm nêm.

Để làm được món rau bí xào thịt bò bổ dưỡng, trước hết bạn cần chuẩn bị sẵn một lượng rau bí vừa đủ đã được nhặt và rửa sạch. Đối với thịt bò, bạn nên thái thành những lát mỏng, đem đi ướp đầy đủ các gia vị.

Sau khi chuẩn bị xong những nguyên liệu chính cho việc chế biến món ăn, bạn nên đun nóng chảo dầu, sau đó phi tỏi thơm và xào nhanh tay thịt bò trên ngọn lửa lớn. Khi thịt bò đã được xào chín, bạn hãy cho thịt ra đĩa, tiếp đó cho rau bí vào xào, đợi cho đến khi rau gần chín thì cho thịt bò vào xào cùng. Bạn có thể cho thêm một chút tương ớt và xì dầu vừa miệng vào món ăn và tắt bếp.

Để có được một đĩa rau bí xào thịt bò thơm ngon, bạn nên xào rau nhanh tay để không làm rau bị nát và giảm độ dai của thịt bò.

Trên đây là một số lợi ích sức khỏe cũng như cách chế biến rau bí. Hy vọng bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng để giúp thực đơn hàng ngày thêm phong phú và bổ dưỡng.

Nguồn tham khảo: communityhealthmagazine.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề