Người lao động vào ban đêm được trả lương như thế nào

Theo quy định của Bộ luật Lao động, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ mỗi ngày hoặc bốn mươi tám [48] giờ mỗi tuần. Người sử dụng lao động có quyền quyết định số giờ làm việc theo ngày hoặc hàng tuần; số giờ làm việc hàng ngày không được vượt quá 10 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần. Tuy nhiên Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Thời giờ làm việc đối với người lao làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ bị giới hạn theo các Quy định và Pháp Luật nhà nước có liên quan.

Làm thêm giờ là việc làm ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể, hoặc theo nội quy lao động. Người sử dụng lao động chỉ có thể để người lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của họ và nếu số giờ làm thêm không vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường của người lao động mỗi ngày. Trường hợp làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và làm thêm không quá 12 giờ. Số giờ làm thêm không quá 40 giờ mỗi tháng. Tổng số giờ làm thêm không được vượt quá 200 giờ một năm trừ những trường hợp đặc biệt. Giới hạn 300 giờ làm thêm mỗi năm được áp dụng đối với sản xuất và gia công các sản phẩm điện tử, dệt, may và giày dép. Giới hạn làm thêm giờ mở rộng được áp dụng cho công việc đòi hỏi người lao động có tay nghề cao.

Tiền lương làm thêm giờ được trả cho người lao động như sau: ít nhất 150% mức lương bình thường vào các ngày trong tuần; ít nhất là 200% mức lương bình thường vào ngày nghỉ hàng tuần; và ít nhất 300% mức lương bình thường vào các ngày lễ và ngày nghỉ có hưởng lương [nghỉ phép năm]. Người lao động nhận được tiền lương theo thời gian hoặc theo ngày, khi làm thêm giờ vào ngày lễ và ngày nghỉ có hưởng lương sẽ được trả 300% mức tiền lương của một ngày công bình thường.

Trong một số trường hợp [quốc phòng, an ninh], người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào.

Theo quy định của Bộ Luật Lao động mới [2019] và các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động [2020] được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Nguồn: Điều 98, 105, 107 & 108 của Bộ luật Lao động, 2019 ; Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

Theo các quy định của Bộ luật Lao động, ban đêm là thời gian từ 22:00 đến 06:00 của ngày hôm sau. Tiền lương làm việc ban đêm được trả theo tỷ lệ là 130% của tiền lương giờ bình thường trong ngày. Người lao động làm thêm giờ trong giờ làm việc được hưởng thêm 20% mức lương bình thường cho thời gian làm thêm giờ vào ban ngày. Nếu người lao động phải làm thêm giờ vào ban đêm, họ nhận được tiền lương cho những giờ làm thêm theo một công thức tính trong đó tập trung vào việc người lao động đã làm việc thêm giờ ban ngày trước khi họ làm thêm giờ vào ban đêm. Trong trường hợp người lao động không làm việc thêm giờ: [150% + 30% + 20%] * 100% mức lương bình thường nếu người lao động không làm việc thêm giờ vào ngày trước khi làm thêm giờ vào ban đêm; [150% + 30% + 20%] * 150% mức lương bình thường nếu người lao động làm việc thêm giờ vào ngày trước khi làm thêm giờ vào ban đêm; [200% + 30% + 20%] * 200% mức lương bình thường nếu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần; và [300% + 30% + 20%] * 300% mức lương bình thường nếu làm việc vào ngày lễ và ngày nghỉ có lương [ngày nghỉ hàng năm].

Theo quy định của Bộ Luật Lao động mới [2019] và các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động [2020] được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Nguồn: Điều 98 & 106 của Bộ luật Lao động, 2019; Điều 56-57 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP

Việc nghỉ bù khi người lao động làm việc vào các ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ không được quy định trong Bộ luật Lao động vì nhìn chung Luật không yêu cầu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần và ngày lễ. Trong trường hợp cần thiết phải làm thêm giờ, người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí cho người lao động nghỉ bù vào thời gian khác hoặc trả thêm mức khác biệt giữa tiền lương của thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm [tức là 50%, 100 % hoặc 200% của mức lương làm việc bình thường của người lao động]. Trường hợp không bố trí nghỉ được cho người lao động nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ.

Theo quy định của Bộ Luật Lao động mới [2019] và các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động [2020] được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. 

Bộ luật Lao động không quy định làm việc vào nghỉ hàng tuần/ngày lễ. Tuy nhiên, theo các quy định tại Điều 98 và Điều 107, nếu người lao động làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần thì được hưởng mức lương bằng 200% mức lương của công việc làm ngày bình thường và mức lương 300% đối với những ngày nghỉ lễ Quốc gia. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ rơi vào ngày nghỉ hàng tuần sẽ được trả lương làm thêm giờ. Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ có hưởng lương sẽ được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần.

Theo quy định của Bộ Luật Lao động mới [2019] và các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động [2020] được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Câu hỏi: Chào luật sư. E có một thắc mắc xin được nhờ luật sư giải đáp giúp. Hiện e đang làm tại 1 cty, trước là cty nhà nước sau chuyển thành ctcp. Trong quá trình làm việc thì có 1 số vấn đề như sau: -1 là: đi làm mà không được cty cho xem bảng lương hàng tháng nên các khoản đóng góp như bhxh, bhyt, cũng như ngày công hàng tháng đều không được biết.

2, về vấn đề làm thêm giờ vào các ngày thường và ngày lễ. Ngày thường tăng ca không được nhân theo quy định của luật lao động. Ngày nghỉ và ngày lễ làm 1 ăn 1 cũng k được nhân luôn ạ? Như vậy phía cty đã vi phạm những gì trong luật sử dụng lao động. Xin nhờ luật sư giải đáp. E chưa được rõ lắm ạ. Xin chân thành cảm ơn luật sư. Chúc hội luật sư 1 năm mới sức khoẻ an khang thịnh vượng. Vạn sự như ý.

>> Tư vấn quy định về tiền lương làm thêm giờ qua tổng đài: 1900.6169

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

"Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a] Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b] Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c] Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày."

Như vậy, khi người lao động làm thêm giờ thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả tiền lương theo quy định trên.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Hỏi đáp pháp luật phần 3 

         Câu hỏi 10.   Hàng năm công ty sắp xếp cho người lao động nghỉ phép năm nhưng người lao động muốn thỏa thuận làm thêm giờ [tự nguyện xin làm vào ngày nghỉ có hưởng lương]. Vậy ngoài 01 ngày lương nghỉ phép năm mà công ty đã thanh toán ra thì công ty phải trả thêm cho người lao động bao nhiêu nữa?

Trả lời

Phép năm là ngày nghỉ có hưởng lương nên theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 97 của Bộ luật Lao động thì tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

 Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối với người lao động tự nguyện đi làm mà doanh nghiệp đồng ý thì doanh nghiệp phải trả thêm ít nhất là 300%.

Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a] Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b] Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c] Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Câu hỏi 11.   Điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 quy định các khoản bổ sung khác, trợ cấp khác được hiểu và thực hiện như thế nào tại doanh nghiệp?

Trả lời

Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

 Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định trên để thực hiện.

Câu hỏi 12.   Trường hợp Điện lực cúp điện đột xuất hoặc chỉ báo trước chỉ có 1 tuần, doanh nghiệp phải tổ chức làm bù vào ngày nghỉ hàng tuần, vậy thời gian làm bù này được tính lương như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại khoản 3 Điều 98 của Bộ luật Lao động nếu vì sự cố về điện mà không do lỗi của người sử dụng lao động thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

 Việc làm bù ngày nghỉ hàng tuần do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận. Tiền lương làm bù cũng do hai bên thỏa thuận.

Câu hỏi 13.   Thời gian làm việc của nhân viên bảo vệ là làm theo ca 24 giờ, xuống ca nghỉ 24 giờ. Vậy doanh nghiệp tính lương như thế nào là đúng quy định, doanh nghiệp có trả thêm tiền làm việc ban đêm không?

Trả lời

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 104 của Bộ luật Lao động thì thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày hoặc không quá 10 giờ /ngày nếu làm việc theo tuần, việc nhân viên bảo vệ làm theo ca 24 giờ là trái với quy định của pháp luật lao động.

Câu hỏi 14.   Hiện công ty trả lương cho người lao động như sau: Tổng lương/tháng= Lương cơ bản+ Phụ cấp+ Trợ cấp. Trong đó: Phụ cấp gồm: Chức vụ, trách nhiệm, kỹ thuật, chuyên cần. Trợ cấp gồm: xăng xe đi lại, thuê nhà trọ,… Nếu công nhân vi phạm nội quy lao động, bị xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động có quyền cắt giảm các khoản trợ cấp và phụ cấp hay không? Nếu được thì thủ tục làm như thế nào? Ghi chú: Phụ cấp, trợ cấp không có thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Trả lời

Căn cứ Khoản 1 Điều 90, Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ, Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Chính phủ và Khoản 2 Điều 128 của Bộ luật Lao động thì cấm người sử dụng lao động cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

 Trường hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp không có thỏa thuận trong hợp đồng lao động, nếu người lao động vi phạm nội quy lao động mà bị xử lý kỷ luật lao động và người sử dụng lao động cắt giảm các khoản phụ cấp, trợ cấp phải căn cứ vào nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương của doanh nghiệp để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Câu hỏi 15.   Em muốn tìm hiểu các quy định mới về nghỉ việc không hưởng lương và nghỉ ốm đau đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động?

Trả lời

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Công văn 3319/LĐTBXH-ATLĐ về nghỉ việc không hưởng lương và nghỉ ốm đau đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động .

- Theo Nghị định 45/2013/NĐ-CP, nếu người sử dụng lao động đồng ý cho người lao động nghỉ việc không hưởng lương hoặc nghỉ ốm đau thì thời gian vượt quá không được tính vào thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hàng năm.

- Pháp luật về lao động hiện hành không quy định thời gian nghỉ không lương tối đa, chỉ quy định “người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ không hưởng lương”.

- Theo Bộ luật lao động và Nghị định 45/2013/NĐ-CP thì công chức, viên chức được áp dụng quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại 02 văn bản này trừ trường hợp văn bản pháp luật liên quan có quy định khác.

Vì vậy, nếu không có quy định riêng thì công chức, viên chức được áp dụng 02 quy định trên như người lao động.

 Công văn 3319/LĐTBXH-ATLĐ được ban hành vào ngày 19/8/2015.

 Thu Hà

Video liên quan

Chủ Đề