Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng cà phê Trung Nguyên

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Bài viết Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên thuộc chủ đề về Hỏi Đáp đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng MoKi.vn tìm hiểu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên trong bài viết hôm nay nha !

Các bạn đang xem nội dung: “Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên“

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [665.35 KB, 38 trang ]

Đồ án môn học Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài:

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các ngành, các lĩnh vực diễn ra hết sức gay gắt. Và ngành sản suất cà phê cũng không tránh khỏi cái quy luật chung đó khi tham gia vào thương trường. Trong bối cảnh này, để tồn tại thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng được xem là biện pháp hiệu quả hơn cả.

Bài đồ án này thông qua nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm cà phê của tập đoàn cà phê Trung Nguyên để xác định và sau đó đánh giá các thành phần ảnh hưởng đến chất lượng cà phê và sự hài lòng của khách hàng đối trong ngành cà phê nói chung và tập đoàn cà phê Trung Nguyên nói riêng. Đồng thời nó khẳng định được mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng.

Từ kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản trị của công ty nhận thức rõ hơn về chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đem lại sự thỏa mãn tốt nhất cho khách hàng của công  ty.

Với những vấn đề trên nên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài : “Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm cà phê của tập đoàn cà phê Trung Nguyên” làm đề tài nghiên cứu.

1.2. Phân tích vấn đề quản trị:

Có thể nói, cà phê Trung Nguyên là một thành công kỳ diệu của xây dựng thương hiệu tại Việt Nam trong thời gian qua. Chỉ trong vòng 5 năm, từ một xưởng sản xuất nhỏ tại Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên đã có mặt tại mọi miền đất nước. Chiến lược nhượng quyền thương hiệu [franchising] đã chứng tỏ uy lực khủng khiếp của mình: Tiêu biểu của chiến lược nhượng quyền là sản phẩm G7 của Trung Nguyên.

Nhóm TH Trang

Đồ án môn học Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên  Và slogan “Khơi nguồn sáng tạo” đã trở nên quen thuộc không chỉ với những người làm trong các lĩnh vực liên quan đến sáng tạo. Song tất cả những điều đó dường như đang dần trở thành quá khứ.

Nếu tình hình không được cải thiện một cách tích cực, có thể cũng chỉ trong vòng 5 năm nữa, cái tên “Trung Nguyên” sẽ chỉ còn là một ví dụ ngọt ngào [và cay đắng] trong các bài giảng về quản lý thương hiệu. Và điều này là hoàn toàn có cơ sở. Hiện nay đã có nhiều khách hàng phàn nàn về sản phẩm G7 của cà phê Trung Nguyên. Khách hàng phàn nàn về giá cúa sản phẩm, khách hàng cho rằng sản phẩm G7 giá cao hơn các sản phẩm khác.

Trong thực tế thì đúng như vậy. Một giám sát bán hàng từng làm ở G7 Mart cho biết, trong hơn 1.000 mặt hàng G7 Mart thường xuyên phân phối, khoảng 80% có mức giá cao hơn những nhà phân phối khác. Điều này làm cho Trung Nguyên cần phải xem xết về chính sách giá, nhưng việc này là một vấn đề hết sức khó khăn cho sản phẩm G7 của Trung Nguyên

Một giám sát bán hàng từng làm ở G7 Mart cho biết, trong hơn 1.000 mặt hàng G7 Mart thường xuyên phân phối, khoảng 80% có mức giá cao hơn những nhà phân phối khác. “Không những không đàm phán được với nhà sản xuất để có được mức giá thấp, mà G7 Mart luôn bị xem như con ghẻ.

Những mặt hàng bán chạy chỉ được nhà sản xuất rót xuống một cách rất nhỏ giọt và lúc có, lúc không. Điều này khiến G7 Mart mất lòng tin của các cửa hàng”, Rồi thậm chí có thời điểm không có hàng để bán, gây mất lòng tin ở khách hàng đối với việc cung cấp sản phẩm của G7 .

Rồi cũng có những phàn nàn về chương trình khuyến mãi của G7 vẫn thật sự chưa gây được ấn tượng đặc biệt trong lòng người mua. Chưa có được một chương trình khuyến mãi nào tạo được cơn sốt của G7 về giảm giá. Ngay cả về chất lượng sản phẩm cũng không tránh khỏi những ý kiến phàn nàn của khách hàng.

Một vài khách hàng cho rằng G7 chỉ cung cấp những sản phẩm tiện lợi cho khách hàng mà chất lượng thì chưa thật sự khiến họ hài lòng. Điều cần lý giải ở đây là do khách hàng không biết cách pha cà phê ngon mà lại đổ

Bạn đang xem bài viết: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên

Nhóm TH Trang

Đồ án môn học Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên thừa là cà phê dở. Đây là một vấn đề khó có thể giải quyết nhanh chóng được, chúng ta không thể đến từng đối tượng dùng cà phê G7 mà bày họ pha chế cà phê hoặc lên truyền hình để bày vì sẽ tốn rất nhiều chi phí.

Hiện nay lại có rất nhiều sản phẩm cà phê nổi tiếng trên thị trường, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn, đây là một vấn đề mang tính thách thức đối với G7 của Trung Nguyên. Như chúng ta biết, trong việc xây dựng một thương hiệu mới, sự ủng hộ của các phương tiện thông tin đại chúng có ý nghĩa cực kỳ to lớn.

Trong thời đại hiện nay, số lượng quảng cáo nhiều đến mức đang làm cho quảng cáo trở thành một khái niệm gây phản cảm cho người tiêu dùng [mặc dù Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có mức chi phí quảng cáo tính trên đầu người thuộc loại thấp].

Chính vì thế mà Trung Nguyên cần xác định rõ vấn đề mà công ty gặp phải là gì, từ đó đưa ra mục tiêu và hương giải quyết cho phù hợp.

1.3. Xác định vấn đề nghiên cứu:

Nhóm chọn đề tài là nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm cà phê của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên để nghiên cứu.

Đối tượng khách hàng mà nhóm hướng tới là các cá nhân đã và đang sử dụng sản phẩm của công ty. Các khách hàng này bao gồm các chủ quán café, các cá nhân có thói quen và sở thích uống cà phê.

Có thể bạn quan tâm: 

Xem thêm: Sự hài lòng của khách hàng là gì? Đo lường mức độ hài lòng

Xem thêm: Thuyết minh về cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc

Xem thêm: Thuyết Minh Về Cách Nấu Cơm Bằng Nồi Cơm Điện

Xem thêm: Thuyết minh về cách nấu cơm

1.4. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát:

Nhằm tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, biết được mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

– Tập hợp những cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm nói chung và sản phẩm cà phê của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên nói riêng.

– Xây dựng mô hình, tiêu chí đánh giá và phương pháp tiến hành đánh giá
sự hài lòng của khách hàng.

– Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm cà phê của Tập đoàn cà
phê Trung Nguyên.

1.5. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm, sự hiểu biết của khách hàng về thương hiệu của công ty, mức độ hài long của khách hàng về chính sách giá cả, mức độ sử dụng của khách hàng đối với sản phẩm, các chương trình khuyến mãi đã thực sự thúc đẩy nhu cầu của khách hàng, kênh phân phối có thực sự tạo nên sự thuận lợi cho khách hàng khi mua sản phẩm, các chương trình quảng cáo có gây sự chú ý đến cho khách hàng.

Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra những giải pháp để cải thiện chất lượng sản phẩm của công ty nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng

1.6. Mô hình nghiên cứu:

Đồ án môn học Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên

1.7. Phương pháp nghiên cứu:

Nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu sơ bộ dựa trên những bài mẩu đẫ có sẵn và nghiên cứu mô tả dựa trên phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi, trong bảng câu hỏi nhóm sử dụng các loại thang đo biếu danh, thanh đo thứ tự, thang đo khoảng cách và thang đo tỷ lệ, và sử dụng phần mềm SPSS 15.0 để xử lý số liệu. Sau đó tiến hành phân tích và thống kê sự hài lòng của khách hàng đối với
cà phê Trung Nguyên.

1.8. Thông tin:

Nguồn thông tin:

Thông tin thứ cấp: Sơ lược về công ty, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, thị phần… Tìm hiểu trên Internet, đồ án của anh chị khóa trước.

  • Thương hiệu
  • Giá cả
  • Mức độ sử dụng
  • Chương trình khuyến mãi
  • Kênh phân phối
  • Quảng cáo
  • Chất lượng sản phẩm
  • Sự hài lòng của khách hàng

Thông tin sơ cấp: Giá cả, phân phối, chất lượng sản phẩm, mức độ thuận tiện đối với người tiêu dùng, quảng cáo, đánh giá người tiêu dùng, sản phẩm.

Bạn đang xem bài viết: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên

1.9. Kế hoạch chọn mẫu:

Tổng thể nghiên cứu: Thị trường Đà Nẵng.

Đối tượng mẫu: Những người nằm ở đôi tuổi 15 tuổi trở lên.

Kích thước mẫu: Với số lượng là 200 mẫu; 100 mẫu trên thành phố Đà Nẵng, 100 mẫu khu vực trường và gần trường Cao đẳng CNTT Hữu Nghị Việt Hàn.

1.10. Chi phí nghiên cứu:

Số tiền

Chi phí thu thập thông tin 300.000 đ
Chi phí in ấn 250.000 đ

Tổng

1.11. Thiết kế bảng câu hỏi:

Bố cục bảng câu hỏi: gồm có 4 phần:

– Phần1: Thông tin về sản phẩm;

– Phần 2: Đánh giá về sản phẩm;

– Phần 3: Vai trò của cà phê đối với khách hàng;

– Phần 4: Thông tin chung

Bố cục Số câu Nội dung tổng quát

Phần 1: Thông tin về sản phẩm
6 câu Tìm hiểu sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm

Phần 2: Đánh giá về sản phẩm
1 câu Ghi lại cảm nhận và nhận xét của khách hàng về sản phẩm

Phần 3: Vai trò của cà phê đối với khách hàng
6 câu Thái độ và hành động của khách hàng trong và sau khi sử dụng sản phẩm

Phần 4: Thông tin chung
7 câu Tìm hiểu về khách hàng và thói quen sử dụng cà phê của khách hàng

Bạn đang xem bài viết: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên

PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN

2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty.

2.1.1 Giới thiệu chung về Tập đoàn cà phê Trung Nguyên:

Trụ sở chính tại: 82 – 84 Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 08.38221580

Fax: 08.38221580

Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.

Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway [VGG] với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại.

Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina.

Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc.  Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:

• 16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột [Sản xuất và kinh doanh trà, cà phê]

• 1998:Trung Nguyên xuất hiện ở TP.HCM bằng khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên.

• 2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản

• 2001: Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan

• 2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời

• 2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển.

• 2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại VN, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm

• 2005: – Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với công suất rang xay là 10,000tấn/năm và cà phê hòa tan là 3,000tấn/năm. Đạt chứng nhận EUREPGAP [Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lượng cà phê ngon] của thế giới.
– Chính thức khai trương khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng. Phát triển hệ thống quán cà phê lên đến con số 1.000 quán cà phê và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan.

• 2006: Đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh phát triển nhượng quyền ở quốc tế. Ra mắt công ty liên doanh Vietnam Global Gateway [VGG] có trụ sở đặt tại Singapore.

– Năm 2006: Khởi động dự án “Thủ phủ cà phê toàn cầu” tại Buôn Ma Thuột

– Tháng 12/2007: Kết hợp cùng UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức thành công Tuần lễ văn hóa cà phê tại 2 đầu cầu của đất nước là Hà Nội và TP.HCM.

– Năm 2008: Khánh thành Làng cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột.

– Khai trương Hội quán sáng tạo Trung Nguyên tại Hà Nội, đầu tư trên 40  triệu USD xây dựng nhà máy chế biến cà phê với công nghệ hiện đại nhất thế giới tại Buôn Ma Thuột.

– Năm 2009: Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn : Thống lĩnh thị trường nội địa, chinh phục thị trường thế giới:

+ Dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu

+ Đầu tư về ngành

+ Phát triển hệ thống nhượng quyền trong nước và quốc tế.

Tầm nhìn và sứ mạng:

  • Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.
  • Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.

Giá trị cốt lõi:

1. Khơi nguồn sáng tạo

2. Phát triển và bảo vệ thương hiệu

3. Lấy người tiêu dùng làm tâm

4. Gầy dựng thành công cùng đối tác

5. Phát triển nguồn nhân lực mạnh

6. Lấy hiệu quả làm nền tảng

7. Góp phần xây dựng cộng đồng

Bạn đang xem bài viết: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên

Định hướng phát triển

Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản, chăn nuôi và truyền thông trong năm 2007. Hiện nay tập đoàn đã bao gồm các công ty: Công ty Cổ Phần TM&DV G7 [G7Mart], Công ty Vietnam Global Gateway [VGG] và các công ty sản xuất cà phê…

Tập đoàn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông suốt, bao gồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh thành từ nay đến 2010, song lĩnh vực chủ đạo của Tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê.

Công ty cổ phần Trung Nguyên và công ty Cổ phần TM&DV G7 [G7Mart] đang ráo riết chuẩn bị lộ trình lên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam và Singapore.

2.2. Giới thiệu về sản phẩm cà phê Trung Nguyên: Trung Nguyên đã nghiên cứu và phát triển 30 loại cà phê pha chế có hương vị riêng biệt, tạo ra 9 loại mức độ hương vị khác nhau cho sản phẩm của mình.

Với nỗ lực của mình Trung Nguyên đã cho ra đời những sản phẩm café thượng hạng như: Café chồn-một loại café đắt nhất thế giới và cũng hiếm nhất thế giới, để xuất khẩu sang các nước phát triển. Hay sản phẩm café hòa tan G7 được đầu tư kỹ lưỡng từ cách đặt tên, bao bì sản phẩm hệ thống quảng bá… với tham vọng chinh phục thị trường 7 nước thế giới.

Cà phê Trung Nguyên chia làm 3 loại sản phẩm: Sản phẩm cao cấp, trung
cấp và thông thường.

 Sản phẩm cao cấp, với các loại:

– Weasel [250g]: Sản lượng cà phê Chồn trên toàn thế giới chỉ khoảng 200kg/năm, vì thế, cà phê Chồn là loại đặc sản quý hiếm và đắt giá nhất thế giới.

– Diamond Collection [250g] với năm hương vị khác nhau.

– Legendee [250gr & 500gr]: Công nghệ ủ men sinh học độc đáo

– Classic Blend [lon 425g]: Hương thơm lâu và quyến rũ, nước pha màu nâu nhạt.

 Sản phẩm trung cấp:

– Passiona [gói 250g] thơm nhẹ nhàng, thành phần caffeine thấp.

– Café sáng tạo: gồm có 5 loại:

+ Sáng tạo 1: Culi Robusta: gói 250g

+ Sáng tạo 2: Arabica, Robusta: gói 250g

+ Sáng tạo 3: Arabica Sẻ: gói 250g

+Sáng tạo 4: Culi thượng hạng: gói 250g

+ Sáng tạo 5: Culi Arabica hảo hạng: gói 250g

– Cà gourmet blent [250g – 500g]: vị đậm đà với nước pha màu nâu sánh

– House blend [250g & 500g]: Hương thơm nồng, vị đậm đà hơn với nước pha màu nâu sánh.

– Cà phê chế phin: gồm có 5 loại:

+ Chế phin 1: Culi robusra

+ Chế phin 2: Arabica và bobusta

+ Chế phin 3: Aribica Sẻ

+ Chế phin 4: Arabiva, robustam catimor, excelca

+ Chế phin 5: Culi arabica

– Hạt rang xay [11 loại]

Sản phẩm phổ thông:

Từ những hạt cà phê Arabica, Robusta, Catimor, Excelsa, các loại: Nâu – Sức sống [Loại 1], I – Khát vọng [Loại 2], S – Chinh phục [Loại 3].

– Cà phê hòa tan G7 3 in 1: Khẩu vị và hương thơm đậm đà ,G7 Cappuccino được chắt lọc tinh túy từ những hạt cà phê ngon nhất Buôn Ma Thuột kết hợp bột kem và các nguyên liệu cao cấp khác, hương vị nồng nàn của hạt dẻ và cà phê hảo hạng của vùng đất Buôn Ma Thuột. Có 3 hương vị: Hazelnut, Irish Cream và Mocha.

– Cà phê hòa tan G7 2 in1:[cà phê và đường], các loại: Lucky, Hero, Win, Victory.

2.3 Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:

Bạn đang xem bài viết: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên

2.3.1 Môi trường nhân khẩu học:

Mật độ: Đà Nẵng là địa phương có tỷ lệ dân cư sống ở thành thị cao nhất nước với mật độ 3.194 người/km2.

Qua đó ta thấy mức tiêu dùng ở khu vực thành thị tăng gấp hai lần so với khu vực nông thôn đối với cà phê bột. Khối lượng tiêu thụ cà phê ở khu vực nông thôn thấp nhưng lại có tốc độ tăng nhanh, trong đó cà phê bột và cà phê hòa tan đều tăng.

Độ tuổi:. Theo nghiên cứu năm 2011 thì tỉ lệ nam nữ là cứ 118 nam thì có 100 nữ. Trong đó độ tuổi trẻ em và thiếu niên 26,4%, độ tuổi thanh niên chiếm khoảng 34.1%, độ tuổi trung niên chiếm khoảng 31.2%, còn lại là ở độ tuổi già.

Khảo sát cho thấy khách hàng ở độ tuổi thanh niên và trung niên là cao nhất, mà đây lại là hai độ tuổi có mức tiêu thụ cà phê nhanh nhất cả về cà phê bột và cà phê hòa tan. Còn ở độ tuổi trẻ em và người già chiếm tỷ lệ ít nên cũng ít ảnh hưởng đến việc tiêu dùng cà phê.

2.3.2 Môi trường pháp luật:

Các nhân tố chính trị pháp luật có tác động lớn đến cơ hội và đe doạ trong ngành cà phê Việt Nam cụ thể là :

– Cà phê được nhà nước bảo hộ về quyền lợi và thương hiệu, hỗ trợ giá thành sản phẩm và tạo điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài, bên cạnh đó nhà nước thành lập hiệp hội cà phê để điều hành và phát triển cà phê với mục đích quán triệt đường lối chính sách của Đảng nhà nước, bảo vệ lẫn nhau tránh các hành vi độc quyền, tranh chấp thị trường xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho cà phê Việt Nam trên thị trường.

– Trung Nguyên muốn phát triển tốt thì phải đảm bảo được các khâu sản phẩm, khâu kênh phân phối, khâu xúc tiến, khâu giá. Phải chuẩn bị tư thế để đối mặt với sự thay đổi của pháp luật về các điều luật trong kinh doanh. Và phải biết chớp lấy những kẻ hở của pháp luật.

Với sự gia nhập WTO, ngành cà phê Việt Nam có bước chuyển mình mới đặc biệt cà phê Trung Nguyên đã được biết đến không chỉ trong nước mà cả trên thị trường nướcngoài, tạo thêm nhiều định hướng phát triển.

2.3.3 Môi trường văn hóa-xã hội

Do văn hóa uống cà phê của khách hàng Đà Nẵng là uống cà phê bất cứ khi nào trong ngày, bất kể sáng, trưa, chiều, tối. Vì người Đà Nẳng luôn sống thoải mái, có nhiều thời gian rãnh, nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Không chỉ đối với riêng người Đà Nẵng mà nói chung người Việt Nam ta là vậy, uống cà phê vào mỗi buổi sáng là một thói quen đã hình thành từ rất lâu. Đây là một lợi thế rất lớn cho Trung Nguyên nói riêng và cho cả các công ty cà phê ở Việt Nam nói chung.

2.3.4 Môi trường kinh tế: Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam khấ bất ổn tỷ lệ tăng trưởng tăng song kèm theo đó làlạm phát tăng, đồng tiền mất giá gây khó khăn không ít hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên đặc biệt là hoạt động thu mua nguyên liệu. Bên cạnh đó, nhà nước chho phép các doanh nghiệp tự định ra mức lãi suất dẫn tới tỷ lệ lãi suất là khá cao gây khó khăn về mặt xoay vòng vốn.

Mọi Người Cũng Xem   Hộp kỹ thuật hay hộp gen là gì? Tiêu chuẩn thiết kế

Tăng trưởng kinh tế: Dự đoán mức tăng trưởng kinh tế năm 2012 có thể đạt mức 5.9-6.3%.

Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2007 tương đối cao, tuy nhiên từ năm 2008 – 2011 thì mức tăng trưởng này giảm khá nhiều do chính sách kiềm chế tăng trưởng kinh tế để giảm lạm phát của nhà nước. Theo dự đoán mới nhất vào năm 2012 mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6.3%.

Khi nền kinh tế tăng trưởng dẫn đến chi tiêu của khách hàng ngày càng nhiều hơn, công ty có thể mở rộng hoạt động hơn nữa và thu được lợi nhuận cao hơn.

Mức lãi suất:

Lãi suất cơ bản vào năm 2008 dao động mạnh từ 14% – 8.5%, năm 2009 là 7%, lãi suất năm 2010 là 8%, năm 2011 lãi suất ở mức cao, trong năm 2011 và quý I/2012 lãi suất vay thông thường lên đến 20%/ năm. Với mức lãi suất cao như vậy đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất…

Lạm phát:

Lạm phát Việt Nam ở mức cao. Mức lạm phát năm 2010 ở mức hai con số, tỷ lệ lạm phát lên tới 11.75%, năm 2011 18,6%, năm 2012 kỳ vọng chỉ số lạm phát sẽ hạ nhiệt, dự báo vào khoảng 12%-13%.

Lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng sẽ gia tăng, người tiêu dừng sẽ cố gắng cắt giảm những chi tiêu không cần thiết, tiêu dùng giảm.

Hơn nữa, nền kinh tế luôn ở thế bất ổn sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các công ty.

2.3.5 Môi trường công nghệ:

Trung Nguyên có hệ thống nhà máy sản xuất cà phê được áp dụng công nghệ hiện đại nhất của Châu Âu. Toàn bộ dây chuyền thiết bị, công nghệ của nhà máy được sản xuất, chuyển giao trực tiếp từ FEA s.r.l – công ty chuyên chế tạo thiết bị chế biến thực phẩm và cà phê hòa tan của Ý.

Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất có công nghệ hiện đại là nền tảng để Trung Nguyên hội nhập, cạnh tranh với các thương hiệu cà phê khác trong khu vực và toàn cầu. Nhà máy sẽ đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu, nâng cao giá trị thương hiệu cà phê VN trên thị trường quốc tế.

Với tình yêu, niềm đam mê mãnh liệt và sự tỉ mỉ trong từng công đoạn, những hạt cà phê nguyên gốc và tốt nhất của thế giới [Ethiopia, Brazil, Jamaica, Việt nam] đã được chắt chiu, chọn lọc một cách tỉ mỉ đồng thời qua một quá trình rang xay độc đáo dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến bậc nhất và những bí quyết huyền bí Phương Đông, Trung Nguyên đã cho ra đời những sản phẩm cà phê độc đáo bậc nhất thế giới với hương thơm quyến rũ, vị đậm đà đặc trưng.

Bạn đang xem bài viết: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên

2.4 Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vi mô:

2.4.1 Công ty:

– Năng lực tài chính:

Trung Nguyên có hai nhà máy:

+ Nhà máy ở Bình Dương: Khu công nghiệp Tân đồng Hiệp A, Huyện Dĩ An, Bình Dương với diện tích 30.000m2
. Đây là một nhà máy sản xuất café nhãn hiệu G7 với công suất 3000 tấn/năm.

+ Nhà máy Buôn Ma Thuột: Khu tiểu thủ công ghiệp Tân An, Phường Tân An, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đaklak với diện tích 50.000m2

. Đây là nhà máy chế biến rang xay có công suấ 10.000 tấn/năm. Với mức đầu tư trên 40 triệu USD.

– Kỹ thuật công nghệ:

Trung Nguyên hết sức chú trọng khâu nghiên cứu, chọn lọc công nghệ chê biến cà phê hiện đại từ các quốc gia hàng đầu về công nghệ như Đức, Đan Mạch, Ý và kết hợp với các nhà tư vấn hàng đầu về quốc tế để chọn ra những công nghệ tối ưu nhất.

– Nhân lực:

Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho công ty cổ phần Trung Nguyên [TP.HCM], công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên [TP.Buôn Ma Thuột], công ty cổ phần TM&DV G7, nhà máy cà phê Trung Nguyên [Buôn Ma Thuột], nhà máy cà phê hòa tan Trung Nguyên [Bình Dương] chi nhánh Trung Nguyên Cần Thơ, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Hà Nội, chi nhánh Trung Nguyên tại Singapore.

Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao động qua hệ thống quán cà phê nhượng
quyền trên cả nước.

Đội ngũ quản lý của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những người trẻ, được đòa tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn nước ngoài. Một đội ngũ nhân viên các chuyên gia, tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới đang cùng Trung Nguyên hoạch định cho mục tiêu chinh phục thị trường thế giới.

– Hệ thống chiến lược:

 Sản phẩm:

Trung Nguyên đã nghiên cứu và phát triển 30 loại cà phê pha chế có hương vị riêng biệt, tạo ra 9 loại mức độ hương vị khác nhau cho sản phẩm của mình.

Với nỗ lực của mình Trung Nguyên đã cho ra đời những sản phẩm café thượng hạng như: Café chồn-một loại café đắt nhất thế giới và cũng hiếm nhất thế giới, để xuất khẩu sang các nước phát triển. Hay sản phẩm café hòa tan G7 được đầu tư kỹ lưỡng từ cách đặt tên, bao bì sản phẩm hệ thống quảng bá… với tham vọng chinh phục thị trường 7 nước thế giới.

 Giá:

Đối với thị trường trong nước Trung Nguyên định giá sản phẩm rất đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng thưởng thức café. Giá của Trung Nguyên thường thấp hơn các đối thủ cạnh tranh để tạo tính cạnh tranh. Trung Nguyên sử dụng chiến lược định giá cao hơn đối thủ cạnh tranh trong một số thị trường như Nhật Bản, Anh.

Bởi vì đây là những quốc gia pháttriển, thu nhập của người dân cao, họ đòi hỏi sản phẩm chất lượng thì họ sẵn sàng chi trả.

 Phân phối:

Hiện nay, Trung Nguyên đã có gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với cac thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.

 Xúc tiến hỗn hợp:

Có thể nói thành công của Café Trung Nguyên là nhời một phần to lớn của “Truyền thông cổ động”. Hoạt động quảng cáo của Trung Nguyên là không nhiều, hiệu quả thật sự mà Trung Nguyên đạt được là nhờ PR-quan hệ công chúng dựa trên nền tảng giá trị cốt lõi mà công ty hướng đến. Trung Nguyên đã thổi hồn dân tộc vào logo và slogan của mình, đề cao tính tự tôn dân tộc trong từng sản phẩm.

Chính vì vậy mà Trung Nguyên đã nhanh chóng có được lòng tin cảu người tiêu dùng. Và slogan “Khơi nguồn sáng tạo” đã trở nên quen thuộc không chỉ với những người làm trong các lĩnh vực liên quan đến sáng tạo. Nổi bật là doanh nghiệp đầu tiên thực hiện “Nhượng quyền thương hiệu”, chiến lược này đã được phát huy tác dụng mạnh mẽ, tạo nên hệ giá trị của chuỗi quán nhượng quyền Trung Nguyên.

Công ty cũng thành lập hội “Hội quán sáng tạo Trung Nguyên”, là nơi để giao lưu văn hóa, nghệ thuật, nơi để mọi nhân viên trong công ty cũng như những người quan tâm và muốn tìm hiểu về Trung Nguyên trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của nhau.

Hiện nay Trung Nguyên cũng đang tăng cường gia tăng các dịch vụ như:

+ Mua sắm bằng thẻ tiện lợi;

+ Dịch vụ thanh toán tiện lợi dành cho các khách hàng không có thời gian;

+ Bán hàng qua Cataloge.

2.4.2 Nhà cung cấp:

Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Tuy nhiên, hiện nay, Trung nguyên có một hệ thống sản xuất vô cùng hiệu quả. Khi mà các nguồn nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất cà phê đều bắt nguồn từ các nông trại cà phê do chính Trung

Nguyên đầu tư và quản lý. Hay nói cách khác, Trung Nguyên cũng chính là nhà cung cấp nguyên vật liệu cho việc sản xuất của mình. Vì vậy, áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp là vấn đề mà Trung Nguyên chưa phải đối mặt hiện nay.

2.4.3 Khách hàng:

– Thị trường người tiêu dùng:

Đối tượng khách hàng của Trung Nguyên khá phong phú với đủ các đối tượng, từ giới trẻ, người buôn bán, người làm nghề tự do, không việc làm đến giới văn phòng, người có thu nhập cao, giới đứng tuổi.

Số lượng và giá trị cà phê tiêu dùng nhiều nhất rơi vào các nhóm tuổi trung niên [từ 35 đến 50 tuổi] và già [trên 50 tuổi], nhưng nhóm trẻ từ 15 đến 35 lại là nhóm có xu hướng tăng tiêu thị cà phê mạnh mẽ. Về nghề nghiệp, những người là kỹ thuật viên, lãnh đạo quản lý, nhà chuyên môn, nhân viên văn phòng, và nhân viên ngành dịch vụ có lượng cà phê tiêu thụ nhiều nhất [trên 0,5kg/người/năm].

Đối tượng khách hàng dàn trải là một điểm yếu có tính dài hạn trong kinh doanh. Trong marketing hiện đại, đối tượng khách hàng ô hợp là do chiến lược marketing không bản sắc, hậu quả là thương hiệu chuỗi cửa hàng cũng không bản sắc, hay bản sắc của chuỗi của hàng nhạt dần sau những tưng bừng của gia đoạn đầu.

Phong cách và thói quen của mỗi người khi uống cà phê là không gióng nhau. Có người uống cà phê đơn giản là họ có thói quen uống cà phê để tỉnh táo trong công việc hoặc là học tập, họ không quan tâm nhiều đến nhãn hiệu hay chủng loại cà phê, miễn sao có cà phê uống để uống.

Tuy nhiên, có người thích uống cà phê là để thư giản, giải trí sau khi làm việc mệt nhọc hoặc đơn thuần là họ thích thưởng thức hương vị của cà phê của một nhãn hiệu nào đó. Cũng có khi người ta uống cà phê là vì thương hiệu nổi tiếng của một công ty, họ sẽ cảm thấy sành điệu hơn, có phong cách chuyên nghiệp hơn qua việc uống cà phê của một nhãn hiệu nổi tiếng.

Trong khi đó chiến lược marketing của Trung Nguyên lại nhắm vào đại đa số người tiêu dùng Việt Nam. Nên có thể thấy sai lầm của Trung Nguyên là không xác đinh rõ khách hàng mục tiêu. Trung Nguyên nên tìm ra khoảng trống thị trường, phân khúc khách hàng mục tiêu.

– Thị trường các tổ chức

Tổ chức, trường học, bệnh viện, tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận…

Bạn đang xem bài viết: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên

2.4.4 Đối thủ cạnh tranh:

2.4.4.1. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành:

a. Nescafe của Nestle :

Là nhãn hiệu cà phê hòa tan hàng đầu trên thế giới với bề dày lịch sử 70 năm. Tại Việt Nam thương hiệu này đã trở nên quen thuộc với hầu hết mọi người và là một trong những thương hiệu có thị phần cao tại Việt Nam. Hiện tại, Nescafe có một nhà máy sản xuất café hòa tan với công suất 1000 tấn/năm cho phép công ty có khả năng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.

Mọi Người Cũng Xem   Chồng Tú Anh tăng 7 kg sau 3 năm cưới

b. Vinacafe của Công ty CP café Biên Hòa:

Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 1979 và hiện tại là hãng café chiếm thị phần cao tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm của mình.

Với nhà máy sản xuất café hòa tan với công suất 3000 tấn/ năm Vinacafe đã trở thành doanh nghiệp lớn nhất về năng lực sản xuất và dẫn đầu về công nghệ sản xuất cà phê hòa tan. Như vậy, cùng với Nescafe thì Vinacafe được coi là đối thủ đáng gờm nhất mà Trung Nguyên phải đối mặt từ trước đến nay.

c. Café Moment của Công ty CP sữa Việt Nam- Vinamilk:

Hiện tại, Vinamilk có một nhà máy cà phê với tổng vốn đầu tư gần 20 triệu đô la Mỹ, trên diện tích khuôn viên tới 60,000 m2 tại Bình Dương. Nhà máy có công suất 1,500 tấn/năm, được trang bị một dây chuyền sản xuất cà phê cực kì hiện đại ở mọi công đoạn.

Mặc dù trước đây, người ta chỉ biết đến Vinamilk là một công ty chuyên sản xuất sữa, nhưng với tham vọng đa dạng hóa sản phẩm, Vinamilk đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm café hòa tan lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào tháng 7/2006.

Tuy ra đời sau Nescafe, Vinacafe và Trung Nguyên nhưng với những nỗ lực không ngừng của mình thì trong thời gian không xa Vinamilk có thể tìm ra chỗ đứng của mình trên thị trường này.

d.Maccoffee của Food Empire Holading:

Là nhãn hiệu cà phê 3 trong 1 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Những năm đầu của thập kỷ 90 chứng kiến những chuyển biến mang tính cách mạng ở Việt Nam. Để theo kịp bước tiến của thời đại, Food Empire Holdings đã cho ra đời MacCoffee – một sản phẩm đầy tính sáng tạo đã góp phần thay đổi thói quen uống cà phê của người tiêu dùng.

Là nhãn hiệu cà phê 3 trong 1 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, với công thức pha chế độc đáo kết hợp giữa các hạt cà phê thượng hạng, kem và đường, MacCoffee đem đến sự thuận tiện cho người yêu thích cà phê.

2.4.4.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:

Những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là những đối thủ cạnh tranh chưa xuất hiện trên thị trường nhưng sẽ xuất hiện trên thị trường với cùng mục đích là sản xuất ra sản phẩm tương tự.

Hiện nay một số công ty nước giải khát, bia rượu có thể sẽ nhảy vào thị trường cà phê vì đây là một thị trường rất béo bở như công ty vinamilk với mặt hàng chính là sản xuất sữa nhưng vinamilk đã nhận thấy thị trường béo bỡ nên từ đã đua ra them sản phẩm café vào thì trường và nhiều công ty của các hãng khác cũng đang và có ý định nhãy vào thị trường café cho nên đây là những đối thủ tiềm tàng của ngành café nói chung và của Trung Nguyên nói riêng

Bạn đang xem bài viết: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên

2.4.4.3. Sản phẩm thay thế:

– Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
Các loại sản phẩm như bia, rượu, nước ngọt, trà là những sản phẩm thay thế rất thích hợp cho cà phê.

Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nhiều chủng loại mặt hàng có thể nhằm đáp ứng nhiều nhua cầu của người tiêu dùng và đặc biệt có thế thay thế thói quen uống café của người tiêu dùng thì vào quán cà phê người tiêu dùng không chỉ đơn thuần là việc uống café mà có nhiều sản phẩm khác nữa cho người tiêu dùng lựa chọn cho nên những sản phẩm đó có thể thay thế được café điều này ảnh hưởng đến việc tiêu thụ café của người tiêu dùng.

2.6. Kết quả nghiên cứu và hạn chế của công trình nghiên cứu

2.6.1. Kết quả nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu thu thập dữ liệu bằng phương pháp điều tra trực tiếp nhóm chúng tôi đã có một số kết quả về việc sử dụng cafe trung nguyên của người dân tại Đà Nẵng và các người dân ở các tỉnh thành lân cận hiện đang sống và làm việc tại thành phố Đà Nẵng .

Biểu đồ 2.1 .Bạn đã sử dụng cà phê chưa?

Qua biểu đồ trên thể hiện cho ta thấy việc sử dụng café của các đôi tượng là đã có sử dụng café.Tỷ lệ đã sử dụng café là 100%, cho ta thấy múc độ sử dụng café của người tiêu dùng là rất cao.

Biểu đồ 2.2 .Bạn đã và đang sử dụng café trung nguyên

Biểu đồ hình 2.2 cho ta thấy hiện người tiêu dùng đã và đang sử café trung nguyên chiếm tỷ lệ cao 97% ,còn một số ít là chưa sử dụng 3%.Qua đó cho thấy café trung nguyên hiện đang rất phổ biến đối với người tiêu dùng.

Biểu đồ 2.3.Bạn uống café để làm gì ?

Tỷ lệ sử dụng café cao mỗi người tiêu dùng đều có những mục đích sử dụng café khác nhau nhưng đa số nhưng người tiêu dùng được lựa chọn cho cuộc điều tra thì đa số dùng để thư giản và giải tri chiếm tới 39%.Sau đó là đến tỉnh táo để học tập và làm việc chiếm 30% và đứng ở vị thứ 3 là theo sở thích nhiều người lại thích sử dụng café chiếm 16% và còn lại 12% là do thói quen ,3% các ý kiến khác.

Điều này cho thấy tạo ra được một hương vị riêng giúp cho người tiêu dùng cảm thấy thòa mái, thư giản được sau những công việc mệt nhọc và mang lại sự tỉnh táo cho việc học tập và làm việc cho người tiêu dùng.

Biểu đồ 2.4. Bạn đã từng sử dụng cafe của nhãn hiệu nào ?

Qua biểu đồ 2.4 ta thấy:

Hiện nay mức độ sử dụng cafe Trung nguên là rất cao chiếm tỷ lệ đến 55%sau đó là đến nescafe chiếm tỷ lệ 19% còn lại là các hãng khác như cffe moment, max coffee ,vinacafe và cá loại khác thì chiếm tỷ lệ rất thấp.

Điều đó có vẻ như đang dần trở thành quá khứ. Nếu tình hình không được cải thiện một cách tích cực, hoàn toàn có thể cũng chỉ trong vòng 5 năm nữa, cái tên “ Trung Nguyên ” sẽ chỉ còn là một ví dụ ngọt ngào [ và cay đắng ] trong những bài giảng vềquản lý tên thương hiệu. Và điều này là trọn vẹn có cơ sở.

Bạn đang xem bài viết: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên

Hiện nay đã có nhiều khách hàng phàn nàn về loại sản phẩm G7 của cà phêTrung Nguyên. Khách hàng phàn nàn về giá cúa loại sản phẩm, khách hàng cho rằngsản phẩm G7 giá cao hơn những loại sản phẩm khác. Trong trong thực tiễn thì đúng như vậy.

Mộtgiám sát bán hàng từng làm ở G7 Mart cho biết, trong hơn 1.000 mẫu sản phẩm G7Mart tiếp tục phân phối, khoảng chừng 80 % có mức giá cao hơn những nhà phânphối khác.

Điều này làm cho Trung Nguyên cần phải xem xết về chủ trương giá, nhưng việc này là một yếu tố rất là khó khăn vất vả cho loại sản phẩm G7 của TrungNguyên Một giám sát bán hàng từng làm ở G7 Mart cho biết, trong hơn 1.000 mẫu sản phẩm G7 Mart liên tục phân phối, khoảng chừng 80 % có mức giá cao hơn những nhà phân phối khác.

“ Không những không đàm phán được với đơn vị sản xuất để có được mức giá thấp, mà G7 Mart luôn bị xem như con ghẻ. Những mẫu sản phẩm hút khách chỉ được nhà sảnxuất rót xuống một cách rất nhỏ giọt và lúc có, lúc không.

Điều này khiến G7 Martmất lòng tin của những shop ”, Rồi thậm chí còn có thời gian không có hàng để bán, gây mất lòng tin ở khách hàng so với việc phân phối loại sản phẩm của G7. Rồi cũng có những phàn nàn về chương trình khuyến mại của G7 vẫn thậtsự chưa gây được ấn tượng đặc biệt quan trọng trong lòng người mua.

Chưa có được mộtchương trình khuyễn mãi thêm nào tạo được cơn sốt của G7 về giảm giá. Ngay cả về chất lượng loại sản phẩm cũng không tránh khỏi những quan điểm phànnàn của khách hàng. Một vài khách hàng cho rằng G7 chỉ phân phối những sảnphẩm thuận tiện cho khách hàng mà chất lượng thì chưa thật sự khiến họ hài lòng.

Điều cần lý giải ở đây là do khách hàng không biết cách pha cà phê ngon mà lại đổthừa là cà phê dở. Đây là một yếu tố khó hoàn toàn có thể xử lý nhanh gọn được, tất cả chúng ta không hề đến từng đối tượng người tiêu dùng dùng cà phê G7 mà bày họ pha chế cà phêhoặc lên truyền hình để bày vì sẽ tốn rất nhiều ngân sách.

Hiện nay lại có rất nhiều loại sản phẩm cà phê nổi tiếng trên thị trường, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn, đây là một yếu tố mang tính thử thách so với G7của Trung Nguyên.

Như tất cả chúng ta biết, trong việc kiến thiết xây dựng một tên thương hiệu mới, sự ủng hộcủa những phương tiện thông tin đại chúng có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Trong thời đạihiện nay, số lượng quảng cáo nhiều đến mức đang làm cho quảng cáo trở thànhmột khái niệm gây phản cảm cho người tiêu dùng [mặc dầu Nước Ta vẫn là mộttrong những vương quốc có mức ngân sách quảng cáo tính trên đầu người thuộc loạit hấp].

Chính do đó mà Trung Nguyên cần xác lập rõ yếu tố mà công ty gặp phải là gì, từ đó đưa ra tiềm năng và hương xử lý cho tương thích.

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với cà phê Trung Nguyên hãy cho chúng mình biết nha, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình nâng cao hơn hơn trong các bài sau nha

Chủ Đề