Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Bình Dương

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Bình Dương

  • HỎI ĐÁP
  • LIÊN HỆ

Chào mừng bạn đến Sở Thông tin & Truyền thông Ninh Bình

Thứ sáu, 15/07/2022

 Ngày 14/7/2022, tại Hà Nội, Tổng cục Biển và hải đảo, Bộ TN&MT đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD), Tổ chức Bảo tồn đại dương tổ chức Hội thảo Tăng cường kết nối thông tin và khoa học kỹ thuật để hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động (KHHĐ) quốc gia về quản lý rác thải nhựa (RTN) đại dương đến năm 2030.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Bình Dương

Hiện nay, ô nhiễm môi trường biển do RTN đã trở thành vấn đề môi trường toàn cầu, là một trong những mối đe dọa lớn nhất của đại dương thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế - xã hội tại các vùng biển, vùng bờ biển như du lịch, nghỉ dưỡng, đánh bắt cá, giao thông, môi trường, đa dạng sinh học… Đặc biệt, dưới tác động của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, các quá trình chuyển hóa và những tác động khác, RTN sẽ chuyển hóa thành rác thải vi nhựa, ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và sức khỏe của con người.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Bình Dương

Tại Hội thảo các đại biểu đã được nghe các tham luận về: Chính sách, kế hoạch, quy định pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật của các quốc gia về quản lý RTN, RTN đại dương; Việt Nam chủ động tham gia đàm phán và xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về chống RTN đại dương; chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) tại Việt Nam; các phương pháp đánh giá RTN đã nghiên cứu và thực hiện; phương pháp nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm RTN ở khu vực ven sông, cửa sông ven biển và kết quả đã nghiên cứu tại Việt Nam; phương pháp đánh giá rác thải áp dụng quy trình đánh giá theo vòng tuần hoàn… Bên cạnh đó, những kinh nghiệm triển khai KHHĐ quốc gia về quản lý RTN đại dương tại các địa phương; các sáng kiến, mô hình thực hành tốt trong quản lý RTN đại dương như: Thúc đẩy tiếp cận kinh tế tuần hoàn đối với RTN theo mô hình đối tác công - tư; KHHĐ giảm tiêu thụ túi ni lông sử dụng một lần tại các nhà bán lẻ; kết quả và kinh nghiệm triển khai các mô hình/dự án từ Liên minh không rác tại Việt Nam; mô hình tích hợp giải pháp công nghệ và xã hội trong tăng cường hiệu quả quản lý RTN đại dương…  cũng được chia sẻ các chuyên gia, nhà quản lý chia sẻ tại Hội thảo.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ TN&MT công bố, chỉ số tiêu thụ, sử dụng nhựa bình quân trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8 kg/người (năm 1990) lên 54 kg/người (năm 2018), trong đó trên 37% là sản phẩm bao bì và trên 29% là đồ nhựa gia dụng. 

Chính phủ Việt Nam đã chủ động tham gia cùng các nỗ lực chung để giải quyết vấn đề rác thải nhựa. 

Năm 2017, Việt Nam đã chính thức gia nhập danh sách 127 quốc gia thông qua Nghị quyết Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc về chất thải nhựa và vi nhựa đại dương. 

Đến năm 2018, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức ở Canađa, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết hành động cũng như kêu gọi hợp tác toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề RTN trên biển. 

Ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cũng đã thông qua Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đặt mục tiêu ngăn ngừa, kiểm soát, giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển, tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương; 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt ở các tỉnh, thành phố ven biển được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Bùi Nam

  • Trao Giải báo chí “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” 2022 và Cuộc thi ảnh “Ô nhiễm trắng và những tác động đến hệ sinh thái biển”

    Thứ tư, 26/10/2022

  • Đoàn tàu cá chống rác thải nhựa đại dương

    Thứ sáu, 21/10/2022

  • Cuộc họp tham vấn các bên liên quan và doanh nghiệp đối với công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa

    Thứ tư, 12/10/2022

  • Cuộc họp lần thứ tư của nhóm công tác về rác thải biển (WGML) của Cơ quan điều phối các biển Đông Á (COBSEA)

    Thứ ba, 11/10/2022

  • Ngày hội nhặt rác thế giới 2022

    Thứ năm, 22/09/2022

  • Nhận biết các loại nhựa

    Thứ tư, 21/09/2022

  • Cần giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường

    Thứ hai, 19/09/2022

  • Ngôi trường bằng nhựa tái chế đầu tiên tại Việt Nam

    Thứ hai, 12/09/2022

  • Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm mô hình kinh doanh giảm thiểu rác thải nhựa

    Thứ tư, 31/08/2022

  • Các khuyến nghị về nghiên cứu, chính sách, dữ liệu và việc thực thi các chính sách trong việc giảm thiểu các tác động tiêu cực của nhựa tới đời sống

    Thứ hai, 22/08/2022

  • hướng dẫn một số nội dung cung cấp thông tin trên Cổng/Trang thông tin điện tử và cải thiện chỉ số thành phần “Tính minh bạch” của chỉ số PCI, DDCI trên địa bàn tỉnh
  • Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh PCI, DGCI
  • Hoạt động báo chí phải tuân thủ pháp luật
  • Đấu tranh với tiêu cực trên mạng xã hội

Số lượt truy cập
1786547

Trực tuyến: 19

Hôm nay: 1392