Nghị luận xã hội về câu chuyện cách nhìn

Đề bài. Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện sau:

Cách nhìn

Có hai xưởng sản xuất giày cùng phái người đến khảo sát thị trường ở châu Phi. Nhân viên của công ti thứ nhất sau khi đến nơi nhanh chóng bảo về: “Người dân ở đây không có thói quen mang giày. Ngày mai, tôi sẽ đáp máy bay về nướcTrong khi đó, nhân viên của công ti thứ hai lại báo về một nội dung hoàn toàn khác: “Nơi đây đầy triển vọng vì chưa có ai mang giày cả. Chúng ta sẽ khai thác thị trường

Trích Đạo lí sống đẹp – NXB Thời đại

Bài làm

Câu 1:

Thượng đế ban cho mỗi con người một đôi mắt để quan sát và cảm nhận cuộc đời, nhưng mỗi người lại có một cách nhìn cách cảm nhận riêng về sự việc trong cuộc sống theo những hướng khác nhau, câu chuyện “cách nhìn” đã để lại cho ta những suy ngẫm về cái nhìn nhận cũng như sự đánh giá mọi việc qua con người trong cuộc sống. Câu chuyện kể về hai xưởng sản xuất giày cùng phái người đến khảo sát thị trường ở Châu Phi. Ở đây người dân chẳng ai mang giày người thứ nhất biết vậy đành đáp máy bay về nước, người thứ hai cho rằng đây là một nơi đầy triển vọng vì chưa ai mang giày cả, và có thể khai thác thị trường. Qua câu chuyện ta thấy cách nhìn sự việc của con người khác nhau, người thứ nhất thật hạn hẹp bi quan, còn người thứ hai có cái nhìn bao quát hơn, tích cực hơn biết nhìn vào mặt lợi thế của sự việc chứ không nhìn vào mặt hạn chế của nó.

Trong câu chuyện trên nhân viên thứ nhất là đại diện cho người có cái nhìn thiển cận, bi quan nhìn sự việc ở mặt tiêu cực, nhân viên thứ hai là đại diện cho người có cái nhìn sự việc bao quát tích cực biết nhìn vào cái tích cực của nó câu chuyện. Ngắn gọn hàm súc nhưng đã để lại cho ta bài học sâu sắc trong cuộc sống, khi ta gặp một vấn đề gì đó ta hãy nhìn nhận vấn đề đó ở phương tiện bao quát, nhìn vào mặt tích cực tránh cái nhìn bi quan thiển cận, chỉ nhìn vào mặt tiêu cực của sự việc, như vậy chúng ta sẽ nắm bắt được cơ hội và đi đến thành công của cách dễ dàng hơn.

Cuộc sống là muôn màu muôn vẻ, trong cuộc sống chúng ta phải trải qua đối mặt với rất nhiều vấn đề đó là khó khăn thử thách, những sự bế tắc thất bại nỗi bất hạnh và cả niềm vui, cơ hội và sự thuận lợi những khó khăn thử thách trong cuộc sống sẽ làm cản trở ta đi đến thành công, sẽ làm khó ta, Thách thức ta. Vì vậy con người trước những biến chuyển phức tạp của cuộc đời, trước những vấn đề nan giải trong cuộc sống cần phải có một cách nhìn nhận sự việc thông minh, tích cực và đúng đắn, khi gặp những khó khăn thách thức bản thân ta hãy giữ cho mình sự lạc quan, không nản lòng, không chán chường. Sau đó chúng ta hãy suy nghĩ về vấn đề đó, nhìn vấn đề đó được cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Từ đây hãy nắm bắt lấy cái tích cực của vấn đề để có thể đưa ra sáng kiến giải quyết mọi việc một cách tốt hơn.

Người có cái nhìn lạc quan, biết nhìn mọi việc bằng sự bao quát để nhận ra được cái có thể trong cái không thể, cái ích lợi hơn trong cái có thể, những người như vậy sẽ luôn là người thành công trong cuộc sống. Dù có bất kỳ trở ngại nào cũng không làm khó được họ, người có cách nhìn tốt sẽ trở thành những người lạc quan yêu cuộc sống biết khai thác, nhìn nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống này. Bởi trên đời này không ai và không điều gì là hoàn hảo cả, mọi vấn đề đều có những mặt trái của nó khi ta biết nhìn tổng thể vào mọi mặt của nó, ta sẽ nắm bắt được cái có thể, tận dụng cái có thể có khả thi trong từng khó khăn. Ông cha ta đã có câu “Cái khó ló cái khôn”, đối với những người có cái nhìn tốt, biết nhìn vào những điều tích cực của sự việc thì dù khó khăn thế nào họ cũng sẽ tìm ra cho mình được ý tưởng mới, sự sáng tạo và tận dụng cơ hội để biết cái khó thành bàn đạp để mình có thêm kinh nghiệm, để bản thân mình được rèn luyện, biết tư duy suy ngẫm để tìm cách giải quyết.

Không những vậy, người luôn biết nhìn nhận mọi việc bằng con mắt lạc quan, tích cực sẽ giúp người đó thêm yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Và những việc có khó khăn thử thách, gây trở ngại đến đâu nhưng người đó tìm được cách giải quyết cho mình thì đối với họ cuộc sống thật tươi đẹp, những trắc trở trong cuộc sống không làm khó được họ mà lại tiếp thêm động lực để họ sống tốt và sống ý nghĩa hơn.

Mới đây trên một trang báo mạng có viết về một ông chủ nhà hàng lớn nổi tiếng ở Đà Nẵng chia sẻ vì sao mình lại có được thành công nhưng hiện nay. Ông ấy nói rằng: “trước đây mình là một sinh viên học quản lý nhà hàng, sau khi ra trường ông ấy và một người bạn năng bằng cử nhân tốt nghiệp đại học và hồ sơ đi xin việc thì được một nhà hàng nhận vào làm phục vụ bàn, người bạn ấy không chấp nhận và đã bỏ việc, còn tôi tôi không nhìn vào thực tại tôi đang làm một công việc lương thấp mà tôi nhìn vào cái lợi ích của nó. Khi tôi làm phục vụ tôi học được cách quản lý, cách ứng xử cách xây dựng nhà hàng của từng người ở đây. Vì vậy mà tôi mới có được những kinh nghiệm thành công như ngày hôm nay”.

Người đàn ông ấy nhờ vào cách nhìn tích cực, lạc quan mà đã thành công trong cuộc sống, đó là điều thật đáng khen ngợi và học tập. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn những người có cái nhìn thiển cận, vội vàng đánh giá sự việc khi mới chỉ nhìn được một mặt của nó, dẫn đến suy nghĩ còn nhiều thiếu sót. Mặt khác lại có những người chỉ biết nhìn vào mặt tích cực quá nhiều thông tin trên cái bất lợi dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Qua câu chuyện “cách nhìn” ta rút ra được bài học quý giá, con người hãy luôn thông minh và suy nghĩ kỹ càng nhìn nhận mọi việc, mọi vấn đề từ đó biết nắm bắt lấy những cái tốt, cái có ích để tạo nên thành công cho bản thân trong cuộc sống. Chúng ta hãy rèn luyện cho mình tính lạc quan, kiên nhẫn, không vội vàng không bi quan khi nhìn nhận vào sự việc. Từ đó hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt tích cực để thấy rằng cuộc sống thật đẹp thật ý nghĩa, câu chuyện cách nhìn đã để lại cho tôi những suy ngẫm sâu sắc giúp tôi thêm yêu cuộc sống và biết nhìn nhận cuộc đời bằng con mắt lạc quan và thông minh.

Câu 2:

Nhà văn Nguyễn Tuân từng nói “nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy mà người nghệ sĩ phải sáng tạo, có cái nhìn mới mẻ chân thực về cuộc đời. Con người người nghệ sĩ chân chính phải có những khám phá riêng, qua đôi mắt yêu thương của mình”. Về những vấn đề của cuộc sống gamzatốp từng khuyên các nhà văn trẻ rằng

Đừng nói: Trao cho tôi Đề tài

hãy nói: Trao cho tôi đôi mắt”

Và đôi mắt riêng ấy thể hiện qua việc viết về những đề tài quen thuộc, ta thấy rõ ở hai tác giả Hồ Xuân Hương và Nam Cao với hai tác phẩm Tự Tình 2 và Chí Phèo đã làm sáng tỏ ý kiến trên, đã có ý kiến cho rằng “người nghệ sĩ sống giữa cuộc đời phải có cách nhìn mới mẻ, phải biết tìm tòi khám phá những bí ẩn sâu trong lớp vỏ ngoài quen thuộc mà nhiều người đã bào mòn, nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo”

“đừng nói Trao cho tôi đề tài

hay nói Trao cho tôi đôi mắt”

cái sáng tạo của người nghệ sĩ không phải ở cách chọn đề tài, vì vậy mà đừng nói trao cho tôi đề tài, sự sáng tạo của người nghệ sĩ thể hiện ở cách đánh giá và khám phá cuộc sống. “Hãy nói: Trao cho tôi đôi mắt”. Vì  muốn trở thành nghệ sĩ chân chính muốn khẳng định tài năng dấu ấn của mình trong lòng người đọc, thì phải có những khám phá những cái nhìn mới mẻ về con người về cuộc sống xung quanh. Câu nói của Gamzatop đã khẳng định thiên chức của nghệ sĩ, người nghệ sĩ phải có đôi mắt thấu đời, phải biết tìm tòi và khám phá ra chiều sâu bí ẩn của cuộc sống, của con người. Từ đó giúp người đọc hiểu hơn, đồng cảm hơn với công việc, nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.

Maxim Gorki từng nói “văn học là nhân học” và nhà văn là những nhà nhân đạo, từ trong cốt tủy những nhà nhân đạo ấy có trách nhiệm phải thấu hiểu phải cảm thông cho cuộc đời con người trong cuộc sống cuộc đời trái ngang này, nhưng chỉ cảm thông với những nỗi đau của con người bộc lộ ra cuộc sống hàng ngày thôi thì chưa đủ, mà nhà văn còn phải đi sâu vào từng ngõ ngách tâm hồn con người, phát hiện ra những điều lâu nay chưa ai để ý tới. Từ đó cất lên tiếng nói bênh vực sự cảm thông thấu hiểu thông qua các tác phẩm của mình.

Trong một nền văn học, với rất nhiều nhà văn nhà thơ từ nổi tiếng, các nhà văn nhà thơ thường chọn những đề tài văn học hay, xuất sắc và phản ánh nhiều vấn đề của cuộc sống để sáng tác. Vì vậy việc nhiều người có cùng một đề tài sáng tác là bình thường với các nhà văn.  Nhưng giữa rất nhiều tác giả cùng một đề tài với mình nhà văn sẽ dễ bị lu mờ và quên lãng, vì vậy muốn thể hiện được tài năng và sự vượt trội của mình nhà văn phải có sự sáng tạo và có khám phá riêng trong từng đề tài đã quen thuộc. Ở Hồ Xuân Hương và Nam Cao là hai tác giả của sự khám phá và có con mắt riêng của mình, khi viết về đề tài quen thuộc mà tác giả khác đã viết, hai tác giả Hồ Xuân Hương và Nam Cao đã trở thành những tên tuổi nổi tiếng trong nền văn học nước nhà. Hai tác phẩm “Tự Tình” Hồ Xuân Hương và Chí Phèo – Nam Cao trở thành sáng tác nổi tiếng, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Là một thi sĩ nổi tiếng trong nền văn chương trung đại Việt Nam. Hồ Xuân Hương được đánh giá cao với tên gọi đầy ấn tượng bà Chúa thơ Nôm, đã có thể giúp ta hiểu được tài năng của bà đạt đến trình độ như thế nào. Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ xinh đẹp lại có tài sáng tác thơ ca, dù phụ nữ ngày xưa không được đi học và coi trọng tài năng. Bà trải qua những cuộc tình tan vỡ, và sau đó trái tim của người phụ nữ khao khát yêu thương ấy lại tổn thương lại xót xa và cay đắng, thấu hiểu được nỗi đau và số phận hẩm hiu của người phụ nữ thời xưa. Hồ Xuân Hương đã viết bài thơ Tự Tình 2 để kể về những nỗi đau của cuộc đời mình, sự cô đơn và số phận hẩm hiu của phụ nữ xưa.

Nhưng nếu chỉ như vậy thì bài thơ cũng như các tác phẩm khác về người phụ nữ, đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết

“đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Phụ nữ ngày xưa là phận hồng nhan bạc mệnh, càng đẹp số phận càng cay đắng. Người phụ nữ phải chịu bao lễ giáo hà khắc cực khổ, chịu quan niệm trọng nam khinh nữ của người đời. Với những người phụ nữ khổ đau ấy, các nhà thơ trung đại đã viết và ca ngợi về họ là những người “

một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai”

Những nhà thơ đã viết về tình yêu của họ, viết về số phận và cuộc đời hẩm hiu, chuyện tình trái ngang. Nhưng nỗi đau ấy của phụ nữ không nói ra thành lời, họ khát vọng yêu và được yêu, nhưng họ không bày tỏ ra bên ngoài và giữ kín trong lòng bằng sự cam chịu như nàng Thúy Kiều trong “truyện Kiều” của Nguyễn Du, người phụ nữ có chồng chinh chiến trong thơ của Đặng Trần Côn. Nhưng với Hồ Xuân Hương, Bà vẫn viết về nỗi đau đau ấy, vẫn ca ngợi nhan sắc của người phụ nữ

“ đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

trơ cái hồng nhan với nước non”

Đêm Khuya rồi mà người phụ nữ ấy vẫn còn thao thức bên chén rượu, say lại tỉnh vì một nỗi buồn về cuộc đời truân chuyên của mình. Từ trơ có nghĩa là trơ chọi, cô đơn cũng có nghĩa là sức chịu đựng của người phụ nữ khi phải đối diện với nhiều nỗi đau, nhà thơ dùng từ “cái hồng nhan” để nói về mình, về nhan sắc của mình, không được nâng niu, không được sống một cuộc sống hạnh phúc. Hồ Xuân Hương từng đau nỗi đau ấy, đã cất lên tiếng nói khao khát được yêu thương có một tình yêu đẹp từ sâu trong lòng mình mà nhiều người phụ nữ khác không thể hiện ra được:

“ xiên ngang mặt đất rêu từng đám

đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Hồ Xuân Hương hầu như khát vọng tình yêu của người phụ nữ bạc mệnh nhưng mình hiểu được cái gò bó khi phải chịu những lễ giáo phong kiến hà khắc, vì vậy mà bà đã thể hiện cá tính cái tôi táo bạo của mình qua những từ ngữ “xiên ngang, đâm toạc” hòn đá nhỏ bé mà có thể đâm toạc chân mây, đám rêu mỏng manh mà có thể xiên ngang mặt đất. Những mong muốn thật táo bạo trước đây các tác phẩm viết về người phụ nữ khác chưa từng có. Hồ Xuân Hương hiểu rằng người phụ nữ bạc mệnh họ cam chịu nhưng họ vẫn khao khát hạnh phúc, khao khát được sống cuộc sống công bằng, nhưng họ vẫn im lặng chịu đựng nhẫn nhịn. Bà muốn quẫy đạp giữa xã hội bất công và lên tiếng thay cho tất cả những người phụ nữ bạc mệnh, chỉ những người có trái tim yêu thương có sự táo bạo mạnh mẽ và sự thấu hiểu của bản thân mình cũng là hồng nhan nhan bạc phận như vậy, bà mới có thể thấu hiểu được nỗi lòng đó.

Giữa một thế giới văn học có nhiều lối đi, nhiều đề tài mà nhà văn cho mình có thể chọn lựa. Nhà văn không thể dẫm lên dấu chân của người khác, nhưng có thể đi chọn cùng một đề tài sáng tác với tác giả khác. Nam Cao là người đến sau trong văn học hiện đại Việt Nam, nhưng Nam Cao lại là nhà văn rất nổi tiếng và được đánh giá cao trong nền văn học hiện thực phê phán nước nhà. Xã hội Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám và xã hội thực dân nửa phong kiến với nhiều bức bối và vấn đề được nhiều nhà văn quan tâm đó chính là người nông dân, đó là đề tài quen thuộc trong các sáng tác thời kỳ này đã có rất nhiều nhà văn thành công trong lĩnh vực viết về người nông dân như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan…. Và nhân vật người nông dân trong các tác phẩm ấy được xây dựng thành công như chị Dậu….. Nam Cao là người đến sau, ông cũng viết về đề tài người nông dân, ông sáng tác nên những tác phẩm nổi tiếng và xây dựng nên hình tượng người nông dân trước cách mạng tháng Tám, giúp chúng ta thấy rằng người nông dân không chỉ phải chịu nỗi đau về vật chất sưu cao, thuế nặng cơm áo gạo tiền mà còn chịu nỗi đau đớn về  tinh thần, bị tha hóa lưu manh hóa nhân phẩm của mình, bị áp bức bất công của xã hội cũ. Tác phẩm Chí Phèo đã thể hiện rõ điều này và nhân vật Chí Phèo là nhân vật điển hình về người nông dân trước cách mạng tháng tám với những nỗi đau bi đát cay đắng, bi kịch cự tuyệt làm người. Chí Phèo từ nhỏ đã không có gia đình, bị bỏ rơi trên Lò Gạch cũ, lớn lên đi hết nhà này nhà khác…. Cuộc sống vất vả nhưng Chí vẫn là người lương thiện, với ước mơ khát vọng. Nhưng chính xã hội nhẫn tâm đã đẩy Chí vào bá kiến, chí trở thành con quỷ của Làng Vũ Đại, bị gạt sang bên lề của xã hội, khi Hắn chửi chẳng ai nói, chẳng ai quan tâm, nhân hình và nhân tính trở thành tên lưu manh manh côn đồ và chuyên làm những việc như đòi nợ cướp giật dọa nạt người khác. Khi gặp Thị Nở Chí đã sinh phần người, đã khao khát được làm bạn với mọi người, muốn trở lại làm người lương thiện nhưng xã hội tàn nhẫn ấy đã bóp chết ước mơ của hắn từ trong trứng nước. Chí không thể trở lại làm người được nữa, ước mơ ấy đã bị dập tắt khi mới nhen nhóm lên. Nam Cao hiểu được nỗi đau ấy, hiểu được sự tuyệt vọng ấy một người vì bị ép biến thành quỷ. Đến khi muốn hoàn lương thì xã hội ấy không cho phép, và những định kiến gay gắt, tàn nhẫn. Là người xuất thân từ tầng lớp nông dân, hơn ai hết Nam Cao hiểu được nỗi đau của người không được làm người của người nông dân bị áp bức đến tàn nhẫn, xót xa. Nam cao để Chí Phèo chết quằn quại trong vũng máu với tiếng kêu “ai cho tao lương thiện”, “không ta không thể trở thành người lương thiện được nữa”, tiếng kêu cứu đến tận trời xanh xanh, sâu vào tâm can người đọc. Nam Cao hiểu được nỗi đau ấy và đằng sau sự lạnh lùng ngòi bút là tình yêu thương và cảm thông sâu sắc vô cùng nỗi đau mất mát về tinh thần của Chí Phèo cũng như những người nông dân cùng thời phải gánh chịu. Nam Cao đã thay lời họ nói lên tiếng kêu than và đòi công bằng, tố cáo xã hội nhẫn tâm ấy. Đôi mắt thấu đời của ông đã để lại cho người đọc biết bao cảm xúc về một Chí Phèo với những bi kịch tinh thần khổ đau và đầy cay đắng, đôi mắt ấy đã cho người đọc thấy rằng “Chao ôi đối với những người xung quanh ta, nếu ta không tìm hiểu họ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu dốt bần tiện xấu xa và bỉ ổi toàn những thứ để cho ta tàn nhẫn không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương không bao giờ ta thương” [Lão Hạc] – Nam Cao. Chí Phèo đằng sau cái bề ngoài là con quỷ dưới thì vẫn là một người lương thiện, từng lương thiện và luôn khát khao làm người lương thiện. Chỉ qua đôi mắt của Nam Cao những điều ấy mới được thể hiện được bày tỏ.

Ý kiến của Gamzatop đã khẳng định: “Thiên chức của người nghệ sĩ, nhà văn khi có đôi mắt riêng. Biết nhìn nhận và khám phá chiều sâu tâm hồn của con người sẽ trở thành nhà Văn nhân đạo thực thụ”. Những nghệ sĩ tài năng và chân chính việc khám phá ra những điều nơi chiều sâu tâm hồn con người, nhà văn sẽ thêm đồng cảm thấu hiểu cho số phận con người. Người đọc hiểu thêm về những mảnh đời bất hạnh, những số phận khổ đau của những người cùng đồng cảm với họ, và thêm trân trọng trái tim tâm hồn người nghệ sĩ. Tác phẩm mang lại những sáng tạo ấy cho người đọc thêm yêu quý nhà văn, rút ngắn khoảng cách giữa người đọc với tác giả tác phẩm nghệ thuật mang đến thành công nổi tiếng hơn và ý nghĩa vị nhân sinh hơn.

Tự Tình 2 và Chí Phèo là hai tác phẩm có những sáng tạo và thể hiện cách nhìn mới mẻ của tác giả, và chiều sâu tâm hồn con người. Hai tác phẩm với hai tác giả nổi tiếng đã nói lên được những tiếng lòng cao cả, tiếng nói nhân đạo sâu sắc cho những số phận con người khổ đau bất hạnh trong xã hội đầy tàn nhẫn và bất công. Hồ Xuân Hương và Nam Cao là 2 tác giả có đôi mắt riêng, được thể hiện và khám phá tìm tòi ra những cái chôn giấu trong tâm hồn con người. Vì vậy cả hai người là tác giả nổi tiếng được yêu quý và nhớ đến./.

Đề bài. Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện sau:

Cách nhìn

Có hai xưởng sản xuất giày cùng phái người đến khảo sát thị trường ở châu Phi. Nhân viên của công ti thứ nhất sau khi đến nơi nhanh chóng bảo về: “Người dân ở đây không có thói quen mang giày. Ngày mai, tôi sẽ đáp máy bay về nướcTrong khi đó, nhân viên của công ti thứ hai lại báo về một nội dung hoàn toàn khác: “Nơi đây đầy triển vọng vì chưa có ai mang giày cả. Chúng ta sẽ khai thác thị trường

Trích Đạo lí sống đẹp – NXB Thời đại

Bài làm

Trong kho tàng danh ngôn có câu “người lạc quan thấy cơ hội trong từng khó khăn, người bi quan thấy khó khăn trong từng cơ hội”. Đúng như vậy, cuộc đời không bao giờ là một con đường bằng phẳng mà luôn chứa đựng những chông gai thử thách, nó đem cho ta cả trăm lý do để khóc, nhưng ta lại phải cho đời thấy mình có cả ngàn lý do để cười. Điều quan trọng hơn cả là khi bước vào trường đời, đối mặt với những giông tố khó khăn mỗi người phải tự bản lĩnh quyết tâm để tìm ra cơ hộik vượt qua chúng, biến bại thành thắng. Đó cũng là một thông điệp sâu sắc mà câu chuyện “cách nhìn” dưới đây mang lại cho chúng ta.

Câu chuyện kể về cách nhìn của hai xưởng sản xuất giày, cùng phải là người đến khảo sát thị trường ở Châu Phi. Nhân viên của công ty thứ nhất sau khi khảo hiện trường báo cáo về rằng sẽ không đầu tư ở nơi đây, vì người dân không có thói quen mang giày. Nhưng nhân viên của công ty thứ hai báo về một nội dung hoàn toàn trái ngược rằng họ sẽ khai thác thị trường đầy triển vọng này, vì nơi đây không có thói quen mang giày. Hai cách nhìn nhận vấn đề hoàn toàn trái ngược nhau, cách nhìn của nhân viên công ty thứ nhất là cách nhìn phiến diện, chỉ thấy toàn bất lợi, bất trắc khi gặp vấn đề khó khăn. Và người dân ở đây không có thói quen mang giày thế nhưng nhân viên của công ty thứ hai lại thấy cái lợi, thấy cơ hội trong khó khăn đó. Anh ta đã biết khai thác cơ hội đó trong từng khó khăn, vì tin tưởng rằng nếu không có ai mang giày thì dự án phát triển sẽ được người dân tiêu thụ nhiều. Ở hai cách nhìn này cũng đại diện cho hai loại người trong xã hội. Đó là con người lạc quan sáng tạo luôn tìm cách khắc phục khó khăn để vượt qua nó một cách dễ dàng, đối lập là con người luôn nhìn nhận khó khăn với con mắt bi quan, nhìn đâu cũng thấy khó khăn nguy hại. Như vậy câu chuyện đã đề cập đến một vấn đề vô cùng ý nghĩa, con người khi đối mặt với thử thách giông tố cuộc đời cần phải lạc quan có cái nhìn sáng suốt, sáng tạo phải cố gắng và đầy quyết tâm để tìm ra cơ hội, vượt qua khó khăn biến khó khăn thành cơ hội để từ đó nâng mình phát triển. Người bi quan lúc nào cũng nhìn đời bằng con mắt tiêu cực phiến diện thì khó khăn càng chồng chất khó khăn không bao giờ có thể vượt qua nó.

Cuộc đời là một chuỗi đan cài giữa thành công và khó khăn, thách thức. Ta không thể chạm đến thành công mà không vượt qua những gian nguy đó, ta thường cảm thấy khó khăn đến với ta nhiều hơn là may mắn, sự bình yên. Vì vậy mỗi người cần phải nhìn cuộc sống này bằng cặp mắt lạc quan thì đời mới tươi đẹp, mới đầy ý nghĩa khi đối mặt với gian nan trắc trở. Nếu ta lạc quan, nhìn nhận vấn đề thì sẽ có cái nhìn sáng suốt đúng đắn. Từ đó phát hiện được mấu chốt của vấn đề thì có thể vượt qua nó một cách dễ dàng, hơn nữa nếu ta nhìn nhận nó bằng con mắt tích cực bao quát toàn bộ vấn đề thì có thể tìm thấy những cơ hội để khẳng định mình,  phát triển mình cao hơn. Dân gian vẫn có câu “trong cái rủi có cái may” là như vậy. Sáng suốt đánh giá khó khăn để tìm cách vượt qua nó cũng giúp chúng ta trong quá trình giải quyết công việc, sẽ có những sáng tạo những phát hiện mới mẻ để vượt qua nảy sinh ra niềm đam mê để đưa công việc đến thành công tốt nhất.

Ngược lại nếu ta lúc nào cũng nhìn cuộc sống này bằng cặp mắt tiêu cực bi quan thì cuộc sống chẳng bao giờ tươi đẹp mà chỉ toàn một màu xám xịt. Người ta vẫn thường nói rằng khó khăn không cản trở bước đi của bạn, mà nó giúp bạn đến bậc thang cao nhất, nhìn khó khăn bằng con mắt phiến diện sẽ chỉ làm đầu óc ta thêm ngu muội, không tìm thấy lối ra đúng đắn. Khó khăn chỉ càng chồng chất và kéo dài mà thôi, sẽ làm cho con người ngày càng hèn nhát, yếu đuối thụ động và lúc nào cũng chỉ biết lẩn trốn khó khăn, mà không dám đương đầu với nó. Sống hèn nhát yếu đuối như vậy sẽ chỉ khiến cho ý chí của ta thêm đê hèn, đen tối. Không chỉ vậy sống quá bi quan còn làm ta mất đi nhiều cơ hội may mắn trong cuộc đời, mất đi những trải nghiệm đáng nhớ khi đối mặt với khó khăn. Có lẽ vì lối sống vô nghĩa như thế mà một nhà văn đã từng nói rằng: “nếu ai đó cho tôi một cuộc sống không khó khăn thử thách thì thú vị thật đó, nhưng tôi sẽ khước từ nó vì khi đó cuộc sống chẳng còn gì là đáng sống”.

Trong cuộc sống ta đã gặp biết bao tấm gương sáng về việc sống mà lạc quan, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng đó là người thầy giáo khuyết tật đầu tiên của nước ta – Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ thầy đã bị mất đi cả đôi tay mà tưởng như là mất đi cả một tương lai tươi sáng phía trước, ước mơ cùng chúng bạn cắp sách tới trường cũng vì vậy mà tiêu tan. Thế nhưng thầy vẫn không nản lòng trước số phận mà quyết tâm vượt qua khó khăn, thầy bắt đầu tập viết bằng chân và mọi sinh hoạt đều bằng chân và cũng đi học trở lại. Trải qua bao khó khăn sóng gió cuộc đời, từ một cậu bé tự ti và khuyết tật ngày nào, thầy giờ trở thành một thầy giáo được bao thế hệ học sinh ngưỡng mộ. Thử hỏi nếu không có sự lạc quan, khắc phục hạn chế của bản thân, của hoàn cảnh thì liệu có một thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký như ngày nay không.

Hay đó còn là một câu chuyện hết sức thú vị mà tôi vô tình đọc được câu chuyện kể về một cô bé đi học giữa trời mưa, trong khi mẹ cô lo lắng chạy đi tìm con thì cô bé cứ nhìn lên trời và mỉm cười suốt. Người mẹ vừa lo lắng vừa tò mò hỏi, thì cô bé hồn nhiên trả lời “con mỉm cười vì ông trời cứ chụp ảnh con suốt”, hóa ra mỗi lần tia chớp lóe sáng, cô bé lại lầm tưởng là ông trời chụp ảnh cho mình. Nhưng từ đó ta cũng rút ra được một bài học vô cùng ý nghĩa “hãy lạc quan, hãy biết đón nhận thử thách khi nó đến”.

Câu chuyện “cách nhìn” đã mang lại cho chúng ta một bài học cuối cùng sâu sắc, nhưng bên cạnh đó cũng ngầm phê phán một số người trong xã hội sống quá bi quan, yếu đuối, thụ động không chịu suy xét vấn đề cho kỹ lưỡng mà đã buông xuôi, chấp nhận thua cuộc. Tuy nhiên cũng không nên khi gặp thách thức khó khăn mà quá lạc quan xem nhẹ nó vì nếu lúc nào cũng mang tâm lý đó thì con người sinh ra chủ quan, sẽ tự cao tự đại dẫn đến làm việc gì cũng bất thành. Hơn nữa chỉ lạc quan không chưa đủ, bên cạnh đó ta cần phải tự tin, bản lĩnh đầy quyết tâm và kiên cường thì mới mong vượt qua thử thách một cách dễ dàng. Tùy vào từng khó khăn hoàn cảnh mà thông minh sáng suốt tìm ra cơ hội để hóa bại thành hay. Người đời vẫn có câu “hãy học cách của dòng sông, gặp núi thì đi đường vòng”, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn là đi xuyên qua nó. Đó chính là sự lạc quan thông minh giúp ta đi đến thành công dễ dàng.

Từ câu chuyện ta cũng rút ra cho mình một bài học đáng nhớ rằng: con người ta khi bắt gặp nguy ngại, gian nan thì cần phải bình tĩnh lạc quan để suy xét nhìn nhận vấn đề. Từ đó tìm ra cho mình hướng đi thích hợp nhất, hơn thế nữa mỗi người cần chuẩn bị cho mình một hành trang để  bước vào đời, phải rèn luyện và trang bị trong mình đầy đủ kiến thức bản lĩnh và sự kiên cường để đối mặt với gian nan, không sợ sệt dừng bước.

“Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” – [Đặng Thùy Trâm] Đúng như vậy khó khăn là điều khó lường trước ở đời, người ta không đánh giá bạn ở những khó khăn thách thức mà bạn đã phải trải qua khó cỡ nào, mà  người khác nhìn bạn bằng con mắt khác là cách bạn đối đầu với nó ra sao? Vì thế mỗi người hãy xem khó khăn như một bài toán khó và tìm ra hướng giải quyết nó một cách dễ dàng nhất.

Đề bài : cháy lên để tỏa sáng

Bài làm: Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết

Nếu là con chim,chiếc lá thì con chim phải biết hót, chiếc lá phải xanh”.

Đúng như vậy, đó đã là lẽ sống của con người phải sống cống hiến,sống hết mình, sống phải cho ra Sống. Mỗi người có một quan điểm, một cách nhìn nhận về cuộc sống khác nhau nhưng điều quan trọng là từ đó họ đã thực hiện ra sao để có một cuộc sống ý nghĩa hơn. Cháy lên để tỏa sáng, cuộc đời của mỗi con người vô cùng ngắn ngủi trong dòng chảy của thời gian. Chính vì vậy muốn lưu giữ những điều tốt đẹp về  mình, sống một cách tích cực, năng động, cháy lên chính là một quan điểm sống hết mình, cống hiến hết mình và là sự hòa đồng với tất cả mọi người xung quanh. Còn Tỏa Sáng tức là được mọi người công nhận, được vinh danh, cảm thấy vô cùng tự hào về bản thân.

Tóm lại cháy lên để tỏa sáng là một phương châm sống khuyên chúng ta hãy sống hết mình, hãy cống hiến hết mình để đạt được thành quả như mong muốn.

So với thời gian vô hạn kiếp người chỉ là hữu hạn. Vì vậy khi muốn lưu lại niềm hạnh phúc của cá nhân về sau, ta cần phải sống cháy lên. Cuộc sống không chấp nhận những kẻ lười nhác, chỉ biết sống cho bản thân mình,mỗi một người như làm xứ mệnh của tạo hóa. Vì vậy, họ không thể sinh ra và chết đi như một cái bóng, chỉ lẳng lặng suốt đời, như vậy là sống vô nghĩa,sống hoài, sống phí sống là phải cống hiến để mọi người biết tới sự tồn tại và công nhận. Chúng ta sống không thể cứ há miệng, chờ sung được mà sống là phải hết mình đó là cách duy nhất để mỗi chúng ta khi sinh ra trong cuộc đời này không bị uổng phí, không phải ân hận khi sau này nhìn lại quá khứ và cuộc đời. Cháy lên luôn là cách sống của con người đầy ý nghĩa và có ích đối với mỗi chúng ta để giá trị của chúng ta luôn luôn được lưu giữ mãi trong trái tim của mọi người.

Sống cháy  lên là niềm thôi thúc một cách tích cực Tính cách tốt đẹp của mỗi con người,như tự lập, tự tin yêu thương và hòa đồng với mọi người. Điều đó là dĩ nhiên bởi khi đã cống hiến hết mình,đã năng động với cuộc sống thì dường như mỗi chúng ta đã ý thức được bản thân. Điều đó làm con người ta trưởng thành trong cuộc sống biết mình, biết người sống hết mình luôn là một phương châm sống một thái độ sống được đông đảo mọi người hưởng ứng cháy lên trong trách nhiệm với bản thân. Cháy lên trong trách nhiệm với mọi người và từ đó chúng ta đã rút ra được những yếu điểm của bản thân để kịp sửa chữa và hoàn thiện mình hơn và có thể khẳng định rằng sống Cháy lên chính là sự trau dồi đạo đức trong dồi kỹ năng ở mỗi con người.

Và khi đã được công nhận của mọi người và chính bản thân mình thì điều đó có nghĩa là đã được tỏa sáng. Con người ta lại tiếp tục muốn cống hiến, muốn cháy lên để tiếp tục cống hiến về sau. Đó là quy luật tất yếu của cuộc đời, một khi đã thấy mình hoàn thành về mặt này thì chúng ta lại tiếp tục cố gắng  mặt khác được hoàn thiện hơn. Điều đó đúng với cách sống khép mình, đúng với cách sống Cháy lên, Bởi khi đã sống để được công nhận, để được tự hào một lần ắt hẳn người ta sẽ muốn cống hiến để rồi tỏa sáng ở những lần tiếp theo. Nói như vậy thì cứ mỗi ai sống cháy lên thì sẽ thúc đẩy xã hội được tốt đẹp hơn, mỗi người chúng ta phải sống hết mình, sống Cháy lên một cách mạnh mẽ để là những ngọn đuốc sáng rực trong xã hội.

Trong thực tế đã có không ít những tấm gương sống cháy hết mình, sống để tỏa sáng. Cô gái trẻ của bơi lội Việt Nam kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có lẽ là cái tên không xa lạ với chúng ta, cô đã dành về cho tổ quốc những niềm tự hào đó là những tấm huy chương vàng của các kỳ Đại hội Seagame nhưng đằng sau sự vinh quang tự hào ấy góp phần làm nên chiến thắng của Ánh Viên chính là sự cháy lên hết mình với thể thao,Cháy lên hết mình với một hi vọng sẽ đem về niềm tự hào cho đất nước nhỏ bé mà anh hùng này. Đó là một vẻ đẹp hết sức lớn lao, sức sống mãnh liệt, một khát vọng và nghĩa cử cao đẹp to lớn. Hay đến với Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu người đã từng nhận giải Toán học quốc tế, là một giáo sư trẻ tuổi Ngô Bảo Châu ngoài cái tài ra thì bên cạnh đó ông là người đam mê với toán học hết mình với toán học. Cháy lên trong một dự định sẽ đem về Vinh Quang cho nước nhà, nên giáo sư này đã thật sự tỏa sáng trong sự hâm mộ của biết bao người trong nước và quốc tế.

“cháy lên để tỏa sáng”  là một ý kiến hoàn toàn đúng, con người ta chỉ có thể sống một cách tích cực trước những lời khen, lời ca ngợi hay khuyên nhủ của mọi người xung quanh. Hơn thế nữa, sống Cháy lên chính là thước đo Tài Năng và ý chí của con người. Đằng sau sự cháy lên là bao đắn đo, bao trăn trở của mỗi người để cháy lên làm sao một cách có ý nghĩa? Cháy lên làm sao một cách được mọi người ghi nhận và tôn trọng cuộc sống. Có thể chấp nhận những ai đã cố gắng hết mình để sống thật có ích, sống thật ý nghĩa chứ không dung nạp những kẻ chỉ biết suốt đời sống lầm lũi như một nơi xa xăm mà chẳng ai biết đến sự tồn tồn tại của mình đó chính là sống hoài, sống phí.

Đã từng có những ví von cuộc sống như một dòng  chảy. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải sống hết mình, tăng tốc, rực sáng để có thể đưa lại những thành quả tốt đẹp nhất vượt qua ngoài sự mong muốn của chúng ta. Sống là phải cống hiến, biết bùng sáng, để sống cho ra sống. Mỗi người đều là những cá thể riêng, họ đều có những cách khác nhau để tự mình bùng cháy. Nhưng trong mỗi con người phải có những ước mong về sự bùng cháy tốt đẹp thì đó mới là sự cháy lên đầy ý nghĩa. Đó mới là một phương châm sống tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh một số người sống hết mình, sống bùng cháy thì vẫn còn một số người đang dựa dẫm, đang ỷ lại một cách u mê không công hiến đúng mình. Đó là một lối sống đáng phê phán, phần đông Cháy lên không đúng cách, đúng lúc đó chỉ là một sự thể hiện nông nổi, một cách để gây ấn tượng, để mọi người chú ý đến mình. Nhưng họ không nghĩ rằng đó chỉ là một hành vi làm hình ảnh của bạn xấu đi trong mắt mọi người mà thôi. Chỉ có cống hiến cháy lên đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích thì giá trị của mỗi con người mới thực sự được ghi nhận và tôn trọng.

“Cháy lên để tỏa sáng”vừa là một lời khuyên, vừa là một lời thúc giục mọi người hành động, mọi người sống một cách hết mình, sống một cách cháy lên để nhận lại sự ghi nhận và tự hào. Đó là một lối sống đầy ý nghĩa, đặc biệt của tuổi trẻ cái tuổi cho sự cống hiến, cho sự hết mình để nhận lại thành quả đáng ghi nhận. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, lại là những đoàn viên, thanh niên mỗi chúng ta nên cố gắng cháy hết mình trong việc tu dưỡ

Đề bài: Phía sau lời khen

Bài làm

Nếu có ai hỏi rằng khi tôi thành công hoặc đạt được điều gì đó tốt đẹp thứ tôi mong chờ ở mọi người là gì thì tôi sẽ trả lời đó chính là lời khen ngợi. Lời khen và sự tán thưởng, tuyên dương từ người khác với mình là điều mà ai cũng thích và mong muốn. Mặc dù vậy, lời khen cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa mà chúng ta phải suy ngẫm và trăn trở.

Thomas Fuller từng nói “Lời khen chẳng tốn một xu nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó”. Thật vậy! Lời khen là lời ca ngợi, biểu dương từ người khác khi bản thân mình đạt được điều gì đó tốt đẹp hoặc cao cả. Lời khen có hai loại: lời khen tốt và lời khen xấu. Lời khen tốt là lời khen xuất phát tự sự chân thành, nể phục của người khen và lời khen đó có ý nghĩa tích cực, động viên và khẳng định việc tốt ta đã đạt được. Lời khen xấu là lời khen không phải xuất phát từ sự kính phục, công nhận khả năng của người khác mà đó có thể là sự châm biếm, giễu cợt, nịnh bợ, tâng bốc hoặc có thể là lời khen từ sự ích kỉ, đố kị, không thật lòng. Chúng ta sẽ phải gặp rất nhiều kiểu người mà họ có những thái độ và ý kiến khác nhau về cuộc sống của chúng ta và những lời khen của người khác đôi khi cũng ảnh hưởng đến ta và khiến ta phải suy ngẫm.

“Nguyên lí sâu xa nhất trong bản tính con người là sự khao khát được tán thưởng” [Wiliam Jame] và đặc biệt những lời tán thưởng chân thành, có ý tốt thì càng được khao khát và trân trọng hơn nữa. Lời khen tốt là một món quà tinh thần vô vùng quý giá đối với con người. Khi chúng ta đạt được một điều tốt, thành công trong công việc nào đó, lời khen mang ý tốt, chân thành từ người khác với mình là phần thưởng mà ai cũng mong muốn. Nhận được lời khen tốt, điều đầu tiên ta cảm thấy đó là sự vui vẻ, phấn khởi. Lời khen tốt giúp ta thêm tự tin vào bản thân và có nghị lực để tiếp tục đạt được những điều tốt đẹp hơn nữa. Đạt được một điều gì đó, được người khác khen ngợi, một điều chắc chắn rằng ai cũng sẽ cảm thấy hãnh diện về bản thân mình. Lời khen tốt có sức mạnh vô hình tác động đến suy nghĩ, nhận thức và hành động của ta rất nhiều.

Có một câu chuyện kể về một người đàn ông chăm sóc một vườn cây xanh tốt. Nhưng dù ông ta đã rào vườn cẩn thận và chắn chắn, bọn trẻ con trong xóm vẫn tạo ra một lối nhỏ để chui vào vườn của ông, bẻ hết hoa quả trong vườn khiến ông vô cùng tức giận và khó chịu. Một ngày nọ, ông đã bắt tận tay đứa trẻ đứng đầu lũ tinh nghịch ấy. Thằng bé sợ sệt và nghĩ rằng mình sẽ phải chịu một trận đòn đáng sợ. Nhưng không, người đàn ông thả thằng bé ra và dịu dàng nói: “Cháu đừng sợ, ta không phạt cháu đâu, vì cháu là một đứa trẻ vừa ngoan, vừa thông minh, dũng cảm, ta giao cho cháu một nhiệm vụ đó là đội trưởng của đội bảo vệ khu vườn này. Ta tin cháu sẽ làm tốt và xứng đáng với lời khen của ta”. Thằng bé rất ngạc nhiên vì lời khen của người đàn ông và nhận lời làm đội trưởng đội bảo vệ khu vườn. Kể từ đó, khu vườn của ông không những không bị phá mà còn được lũ trẻ chăm sóc chu đáo, cẩn thận.

Đó mới thấy được lợi ích của lời khen tốt là như thế nào. Vì vậy, việc thường xuyên dành cho nhau những lời khen tốt sẽ giúp con người có thêm động lực trong cuộc sống, giúp cho người gần người hơn, yêu quý nhau hơn.

Bên cạnh những lời khen tốt, cũng có những lời khen xấu mà người khác dành cho ta. Nếu như lời khen tốt chỉ có một kiểu đó là lời khen xuất phát từ sự kính phục, chân thành thì lời khen xấu lại có đủ kiểu khác nhau. Thứ nhất, đó là lời khen nhưng hàm ý chê bai, đó là sự mỉa mai, khinh bỉ. Khen kiểu che bai sẽ dễ khiến người khác mặc cảm, tự ái, tự ti về bản thân. Nó mang ý nghĩa gay gắt hơn là la một lời chê bai thẳng mặt. Thứ hai, đó là lời khen xuất phát từ sự ganh ghét, đố kị. Khi ta đã đạt được điều gì đó tốt đẹp nhưng có người khen ta mà lời khen xuất phát từ sự đố kị thì điều này thật khó chịu. Lời khen này tạo cho con người những đức tính xấu và gây mất thiện cảm, đoàn kết trong các mối quan hệ bởi khi ghen tị với người khác, trong đầu ta chỉ có những suy nghĩ về những điểm xấu của người khác để sẵn sàng chờ cơ hội phơi bày ra còn khi họ thành công thì không chấp nhận sự thành công đó và cho rằng vì lí do này hay lí do khác mà người ta thành công. Nhưng có lẽ lời khen nguy hiểm nhất đó là lời khen nịnh bợ. Dale Carnegle từng nói rằng: “Đừng sợ những kẻ thù tấn công bạn

Hãy sợ những người bạn tâng bốc bạn”

Nịnh bợ là khen quá lên so với sựu thật hoặc khen những điều không phải là thật. Thật chẳng khó khăn gì để tìm thấy những người hay nịnh bợ. Mặc dù nịnh bợ cũng là lời khen mang lại cho con người những cảm xúc, trạng thái tích cực như thích thú, mãn nguyện, hãnh diện nhưng nịnh bợ lại là lời khen mang ý nghĩa xấu. Những kẻ nịnh bợ thường sống giả tạo và đương nhiên những lời khen tâng bốc kia cũng là sự giả tạo. Khi một người luôn được khen ngợi, tâng bốc, được nhiều kẻ xum xoe, nịnh bợ thì dần dần sẽ trở thành người mù quáng trong cuộc sống, thành kẻ ảo tưởng về giá trị của bản thân dẫn đến chủ quan hoặc xem thường người khác.

Trong cuộc sống có những người luôn dành những lời khen chân thật, đích thực cho người khác, luôn đón nhận những lời khen của xung quanh xem đó là lời cổ vũ, khích lệ. Nhưng có những người còn ích kỉ trước sự thành công của người khác, không muôn khen ngợi những người hơn mình hoặc dành cho họ những lời khen mỉa mai, ghen tị, số khác lại xum xoe nịnh bợ, tâng bốc đủ đường. Đó đều là những hành vi, thái độ không tốt, đáng phê phán và cần thay đổi.

“Lời khen cũng giống như vàng và kim cương, đáng quý vì nó hiếm” [Samul Jonhson]. Chúng ta cần mở rộng lòng mình khen ngợi những người xứng đáng và sẵn sàng đón nhận không những chỉ lời khen mà cả sự chê bai của người khác. Chúng ta là những người trẻ tuổi, con đường phía trước còn rất dài, chúng ta hãy nâng niu những lời khen thật lòng, coi đó là động lực trong cuộc sống, sẵn sàng tiếp nhận sự chê trách để rút kinh nghiệm sau này, còn khi có ai đó khen mỉa mai, ghen tị hoăc tâng bốc ta, hãy bình tĩnh xem lại bản thân và bỏ qua những điều không hay, không tốt để tiếp tục sống bởi cuộc đời luôn có mặt trái của mọi vấn đề.

Khen ngợi, tán thưởng là mong muốn, khát khao của con người. Mặc dù lời khen có nhiều mặt, nhiều ý nghĩa nhưng dù là khen hàm chứa ẩn ý gì thì đó vẫn luôn là lời nhắc nhở ta về cuộc sống, về những vấn đề trong xã hội con người.

Đề bài.

Thật thà như vẹt, nên hay không nên? anh chị hãy viết đoạn văn trả lời cho câu hỏi trên.

Thật thà là đức tính đáng quý của con người, đã bao giờ bạn tự hỏi “thật thà như vẹt”. Nên hay không nên? đối với tôi cái gì cũng có hai mặt của nó thật thà cũng vậy, là một trong những trường hợp con người cần phải cẩn trọng trước những lời nói của mình. “Thật thà như vẹt” là chỉ biết nói sự thật trong mọi trường hợp, trong mọi hoàn cảnh. Mẫu câu người thật thà là những người chỉ nói những sự thật, việc có thật. Họ là những người đáng tin cậy được mọi người tín nhiệm, tin tưởng, thật thà là một trong những phong cách là thước đo phẩm giá của con người. “Thật thà như vẹt” là một điều tốt, nhưng trong một số trường hợp nó lại gây ra những hậu quả không như mong muốn, nhiều lúc sự thật khiến cho con người đau khổ, mất niềm tin, mất đi hi vọng sống. Người ta thường nói “sự thật mất lòng” nhiều khi chính vì quá thật thà mà con người đánh mất đi nhiều mối quan hệ tốt đẹp. “thật thà: là tốt nhưng nó cũng cần phải phù hợp với từng hoàn cảnh trong cuộc sống, có nhiều khi con người bắt buộc phải nói sai sự thật để đem lại niềm vui cho người khác, bác sĩ nói dối bệnh nhân về bệnh tình của họ để họ có niềm tin có hi vọng để sống tiếp. Cha mẹ nói dối con cái về sức khỏe của mình để các con đỡ lo lắng, được an tâm. Tuy nhiên trong thực tế một số người không biết lúc nào cần nói thật, lúc nào cần phải nói dối, một số người chỉ biết nói dối họ, nói dối để được mọi người yêu quý, dùng sự giả dối để gắn kết các mối quan hệ. Một số khác thì chỉ biết nói thật khiến người khác đau khổ, mỗi người trong chúng ta hãy cố gắng trở thành một con người chân thật nhưng không nên thật thà như vậy, hãy xem xét thật thận trọng và chịu trách nhiệm cho những lời nói của bản thân mình. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cố gắng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, rèn luyện cho mình đức tính trung thực để trở thành người công dân tốt có ích cho xã hội./.

Trong bức thư của một du học sinh Nhật Bản  gửi về “văn hóa Việt” có đoạn: “Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”
Là một người trẻ Việt, anh/chị suy nghĩ như nào về ý kiến trên:

Bài làm:
Cuộc sống ngày càng phát triển, những công nghệ thông tin, những khoa học kĩ thuật ngày càng phổ rộng đến mọi tầng lớp thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhưng, không phải cuộc sống phát triển, con người cũng sẽ có những sự phát triển tương tự. Đặt ra trong bối cảnh hiện nay một hồi chuông báo động về thực trạng ứng xử đời thường, mà theo một du học sinh Nhật Bản từng gửi về văn hóa Việt có viết: “Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”

Ta có thể tự bao biện cho mình nhiều lí do, nếu chúng ta mắc sai lầm về ứng xử văn hóa giữa con người với con người, như, vì cuộc sống quá tấp nập bồn bề, nên đôi khi ta không thể nào ứng xử được tốt vì quá bận rộn với cuộc sống của chính mình. Nhưng, dù có bao biện như thế nào, đó vẫn là một sự trốn tránh cho sai lầm của chính bản thân mình. Với du học sinh Nhật, câu nói vừa mang nhiều ý nghĩa, vừa là một lời khuyên nhủ như một hồi chuông cảnh tỉnh mỗi chúng ta bây giờ. Từ “tự hào” thể hiện một niềm tin thái độ hãnh diện về điều gì đó, Việt Nam ta có 4000 năm văn hiến, đó quả là một quá trình lịch sử lâu dài, bền bỉ và kiên cường, nói đến 4000 năm là nhắc đến quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài của toàn thể dân tộc, đó không những tự hào, mà còn là động lực, niềm tin chiến thắng, thái độ sống kiêu hãnh và quật cường, tạo nên một truyền thống yêu nước, một văn hóa lâu đời tốt đẹp của toàn thể dân tộc. Nhưng hai từ “xấu hổ” lại cho ta thấy một nghĩa khác, xấu hổ tức là hành vi hổ thẹn, lỗi lầm về một điều nào đó, hoặc là sự kém cỏi, hoặc là không xứng đáng. Vậy là “4000 năm văn hiến chỉ là một chương sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường” đã nhấn mạnh đến sự tương phản, nghịch lí và nhấn mạnh đến sự đối lập giữa truyền thống tốt đẹp, và hành vi đời thường. Vậy đấy, thông điệp của một du học sinh, sang học nước Nhật Bản, nơi nổi tiếng với những thiên tai khắc nghiệt, nhưng người dân vẫn vươn lên đấu tranh giành sự sống và kỉ luật cao độ. Người học sinh đó đã hiểu rằng, chúng ta cần phải giữ gìn truyền thống của mình trong thời buổi hiện đại ngày nay như thế nào, hãy thay đổi hành vi ứng xử không tốt của bản thân, đừng để điều đó khiến ta cảm thấy ân hận, tội lỗi về những thành tựu mà ta đạt được trong quá khứ, ta đã giữ gìn suốt 4000 năm, hãy để truyền thống đó hiện diện qua đời sống thường ngày. 4000 năm văn hiến không phải ở bất kì quốc gia nào cũng có, ta phải biết quý trọng và phát huy, không chỉ tự hào trong sử sách, hãy biết phát huy những điều đó trong cuộc sống đời thường. Hiện nay, có một số hành vi đạo đức con người đang cần cảnh báo, như truyền thống nhân đạo, thái độ vô cảm, thơ ơ trước số phận con người, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, toan tính…

Câu nói trên như một bài học thức tỉnh, nhắc chúng ta hãy biết trân quý những giá trị quá khứ và phát huy để truyền thống ấy được giữ vững, và ta cũng hãy tôn trọng chính mình vì được là người dân Việt. Qua đó phê phán những ai vô cảm, sống ích kỉ, không biết trân trọng giá trị thực tại. Luôn có thái độ xem thường, vô văn hóa, và hành vi thô lỗ, kém cỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, không nên phiến diện, trong cuộc sống còn rất nhiều tấm gương đã nỗ lực bảo về truyền thống dân tộc, như những cuộc thi sắc đẹp, nhằm tôn vinh vẻ đẹp Việt Nam và nhân rộng lòng nhân ái, hay những trương trình lá lành đùm lá rách…

Câu nói là một bài học ta cần ghi nhớ và làm theo. Hãy cố gắng phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc dù với hành động nhỏ nhất. Để truyền thống ấy không chỉ nhắc đến trong 4000 năm, mà còn là một bản chất văn hóa dân tộc từ ngàn đời cho đến mãi về sau..

Phải chăng chỉ có điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?
Em hãy viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ, quan điểm của em trả lời cho câu hỏi trên.

Bài làm:

Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, và ẩn chứa muôn vàn những điều thú vị, có khi sau niềm vui đã là nỗi buồn, cũng có khi phía sau một nụ cười, lại là giọt nước mắt đắng cay, và có thể phía sau những gì ngọt ngào nhất, chưa hẳn đã là những tình cảm thực lòng. Đôi khi ta chợt hỏi mình một suy nghĩ và cũng là một quan điểm khiến ta trăn trở: “Phải chăng chỉ có điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?

Cuộc sống muôn hình vạn trạng, đôi khi con mắt của ta còn quá nhỏ bé để nhìn ra những bản chất sâu sa của những vấn đề. Trong những bộ phim ta thấy không ít, phía sau một kẻ lưu manh lại là trái tim hướng về người mẹ già đau ốm của mình. Cuộc sống là tổng hòa của cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu. Đôi khi lại là sự trộn lẫn không thể nào phân định rạch ròi. Và cũng có khi, không chỉ những gì ngọt ngào mới làm ra yêu thương thực sự. “Ngọt ngào”? điều ngọt ngào là gì? Đó là những lời nói ngọt, những hành động cư xử dịu dàng, âu yếm và trìu mến, là những hành động mang ý nghĩa tích cực như động viên, khích lệ, tán thưởng, chiều chuộng, cưng chiều… và những điều đó giải thích qua tính từ “yêu thương” nghĩa là mang tới những sự yêu mến, ưu ái gắn bó giữa con người với con người. Câu nói kết hợp với cụm từ mở đầu “phải chăng?” tựa như một lời hỏi còn chưa chắc chắn, liệu cuộc sống có phải chỉ có những hành động dịu dàng, những gì ngọt ngào mới mang đến yêu thương? Những gì thể hiện bằng cách ngọt ngào mới tạo ra sự yêu thương? Bản chất cuộc sống, hiện thực đã giải thích cho ta có những chuyện không hẳn là như thế.

Đúng, trong cuộc sống có những hành động yêu thương, như lời động viên, khích lệ của cha mẹ, sự quan tâm, sẻ chia của bạn bè dành cho nhau, ấy là những gì yêu thương được ban đi, và khi ta đón  nhận chúng một cách vui vẻ nghĩa là ta nhận lại yêu thương, và người ta thường chỉ nghĩ rằng, đó là những biểu hiện của yêu thương mà thôi. Nhưng thực ra, không phải lúc nào những điều ngọt ngào cũng biểu hiện như vậy. Mỗi khi ta hư hỏng, mỗi lần ta làm sai, cha mẹ thường dùng lời nghiêm khắc dăn dạy ta. Mỗi khi ta phạm lỗi kỉ luật, mỗi khi ta trêu trọc bạn bè, ta thường nhận sự dạy bảo nghiêm khắc, bị phạt của các thầy cô giáo. Đó cũng là biểu hiện của tình yêu thương, nhưng nhiều khi khiến ta cảm thấy khó chịu, nhưng nó lại xuất hiện từ sự chân thành, mong muốn dành cho ta những điều tốt đẹp, đó cũng chính là một biểu hiện khác của tình yêu thương.

Từ đó ta mới hiểu ra, không phải chỉ những gì ngọt ngào mới tạo ra yêu thương, ta không nên áp đặt suy nghĩ phiến diện, một chiều ấy cho bản thân mình. Điều đó đôi khi khiến ta lầm lẫn, hiểu nhầm và khiến ta đánh mất đi những người thực sự yêu thương ta thật lòng. Cuộc sống đầy rẫy những hình ảnh muôn hình vạn trạng, những lời nói ngọt của kẻ xấu, sự lừa dối bao giờ cũng được biểu hiện một cách dịu dàng và ân cần… nhưng, đó lại là những hành vi xấu, lợi dụng ta.

Vì vậy, qua đây cũng dạy cho ta một bài học, hãy tỉnh táo trước những sự ngọt ngào, vì đôi khi chỉ là sự bao che cho một ý đồ xấu dễ khiến ta chủ quan và phạm sai lầm.

Quan điểm trên chưa hẳn đã đúng, cần bổ sung thêm nhiều khía cạnh từ hai phía. Và qua đó cũng dạy cho ta biết cách trân trọng những tình cảm đẹp, có ý thức, hành động cụ thể đem đến những yêu thương cho người thân và cho bản thân mình.

Thử thách lớn nhất của đời người là thành công rực rỡ [G.Welles]
Trình bày suy nghĩ về câu nói trên:


Cuộc sống luôn đặt ra cho ta những thử thách, ai cũng từng biết hay được dạy rằng, bất cứ rào cản nào cũng cần bản lĩnh để vượt qua, chiến thắng chính bản thân mình để vượt qua khó khăn. Nhưng, đã có ai vượt qua sự thành công của mình? Đứng trước vinh quang cũng không mất phương hương? Nói tới điều này, ta nghe G Welles từng nói: “Thử thách lớn nhất của đời người là thành công rực rỡ”

Không phải ngẫu nhiên, mà G.Welles một nhà văn học người anh nổi tiếng, lại phải đưa ra một câu nói mang chiều sâu như vậy. Bằng khối óc của một nhà văn lớn, G Welles đã nhận ra một khía cạnh khác của chướng ngại vật nguy hiểm không kém trong cuộc sống mỗi người. Ta có thể dùng cách này hay cách khác để thành công, đạt được thứ mình khao khát, nhưng rồi, cái tôi của mỗi người có thể đủ bản lĩnh để vượt qua chính điều đó? Chính sự “thành công” ấy mà không bị gục ngã, mù quáng, mất phương hướng và bước đi sai lầm?

Câu nói của G Welles nghe qua có vẻ phi lí, vì thử thách nào lại là thử thách về thành công? Vì ta thường chỉ nghe thành công là một phần thưởng xứng đáng khi mình nỗ lực vượt qua những thử thách mà thôi. Nhưng không, suy nghĩ kĩ, ta mới thấy chính xác và đúng đắn. Trong câu nói, “thử thách” được nói theo nghĩa thực, đó là những khó khăn, cản trở do cuộc sống, công việc đặt ra trên con đường tìm kiếm thành công. Còn “những thành công rực rỡ” cũng chính là những thắng lợi vẻ vang, to lớn, mang lại lợi ích cho mình, và sự tự hào, kiêu hãnh. Nói chung, ý của cả câu, nhằm nhấn mạnh tới khía cạnh thành công suy cho cùng, cũng chính là một trở ngại, trở ngại này đòi hỏi con người phải có bản lĩnh, tỉnh táo nghị lực mới có thể vượt qua, sự thử thách này đôi khi còn nguy hiểm hơn nhiều lần, so với những gì mà ngoại cảnh đem lại.

Thành công cũng được xem như một trở ngại, vì thành công là thứ duy nhất dễ khiến con người ta tự mãn và tự cao với chính mình. Thành công đem đến cho ta những thứ ta ao ước và xứng đáng, nhưng cũng là con dao hai lưỡi nếu với ai không có sự khiêm tốn và một thái độ đúng đắn. Thành công dễ khiến ta ảo tưởng thái quá về khả năng của mình. Cũng là một trong những thứ sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu của ta trên con đường tiếp theo. Như bạn học sinh cố gắng đạt điểm 10, vì mục tiêu chỉ vì điểm số, có thể về sau bạn ấy sẽ không còn cố gắng nữa… và cũng có những người luôn khiêm tốn về thành công của mình, như Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ đáng kính của Việt Nam, dù là người góp công vô cùng lớn với hòa bình đất nước, nhưng Bác mãi vẫn giữ hình ảnh một vị chủ tịch giản dị, và không ngừng đặt ra cho mình những mục tiêu tiếp tục cố gắng cống hiến vì nước, vì dân…

Câu nói của G Welles rất hay, nói đúng bản chất của vấn đề. Đòi hỏi ta phải biết tự đánh giá, khiêm tốn học hỏi không ngừng, đừng choáng ngợp trước hào quang chiến thắng. Và qua đó cũng học cho mình một tâm thế bản lĩnh để vươn tới thành công. Phê phán những ai luôn tự cao, tự đại về bản thân mình, có thái độ chủ quan và kiêu ngạo.

Câu nói của ông giúp ta tỉnh táo hơn trước thành công của chính mình, giúp ta nhìn nhận lại hành vi của chính mình và rèn luyện mình ngày càng tốt hơn, để luôn chiến thắng chính mình.

Đề số 4. Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc” – Tố Hữu:

“Ta đi ta nhớ những ngày

Chày đêm nên cối đều đều suối xa”

                              [Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục]

HƯỚNG DẪN

I. MỞ BÀI
II. THÂN BÀI
1. Khái quát

      Việt Bắc là khu căn cứ địa kháng chiến được thành lập từ năm 1940, gồm sáu tỉnh viết tắt là “Cao – Bắc – Lạng – Thái – Tuyên – Hà”. Nơi đây, cán bộ chiến sĩ và nhân dân Việt Bắc đã có mười lăm năm gắn bó keo sơn, nghĩa tình [1940 – 1954].

      Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, tháng 10.1954, Trung ương Đảng và cán bộ rời Việt Bắc. Buổi chia tay lịch sử ấy đã trở thành niềm cảm hứng cho Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Trải dài khắp bài thơ là niềm thương nỗi nhớ về những kỷ niệm kháng chiến gian khổ nhưng nghĩa tình.

     Đoạn thơ trích dẫn trên là lời của người cán bộ nói với nhân dân Việt Bắc. Mỗi lời thơ viết ra là lời của ruột gan, của sâu thẳm nghĩa tình. Đó là những kỷ niệm kháng chiến gợi lên những ký ức khó phai mờ về Việt Bắc về những năm tháng đã qua. Qua đó khẳng định, Việt Bắc là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến.

2. Nội dung
2.1. Bốn dòng thơ đầu là lời người ra đi đáp lại nghĩa tình của người ở lại. Giọng thơ tha thiết, chân thành gợi lên bao nỗi nhớ về những ngày khó khăn gian khổ của ta và mình.

“Ta đi ta nhớ những ngàyMình đây ta đó đắng cay ngọt bùiThương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”

         Nếu người ở lại hỏi “mình đi có nhớ những ngày” thì người ra đi đáp lại: “Ta đi ta nhớ những ngày”. “Những ngày” ở đây là cách nói chỉ thời gian gắn bó nhớ thương vô vàn giữa người đi kẻ ở. Đó là nỗi nhớ về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” với bao ân tình cao đẹp. Mười lăm năm ta đã cùng mình gánh vác giang sơn, chịu đựng bao gian khổ, thiếu thốn; đã cùng nhau đi qua bao biến cố; mười lăm năm ấy giờ đã thành máu thịt trong nhau rồi. Bốn chữ “mình đây, ta đó” gợi lên mối quan hệ gắn bó khăng khít. Chữ “đây – đó” chỉ hai con người liền kề, gần gũi, cùng nhau chung lưng đấu cật, kề vai sát cánh.         Thành ngữ “đắng cay ngọt bùi” giàu sức gợi. “Đắng cay ngọt bùi” là bốn tính từ chỉ bốn dư vị, bốn giai âm của cuộc sống. “Đắng cay ngọt bùi” cũng là ẩn dụ để nói đến những thăng trầm trong cuộc đời mà ta và mình đã cùng nhau trải qua. “Đắng cay” là để chỉ những gian khổ, mất mát, hi sinh; “ngọt bùi” chỉ niềm vui, hạnh phúc, vinh quang. Ý thơ thể hiện ý nghĩa sâu xa: ta đã cùng mình trải qua những thăng trầm, trải qua bao gian khó, bao buồn vui, ngọt bùi cay đắng, cùng nhau đi qua vinh nhục… nên đã thấu hiểu, đồng cảm với nhau. Từ đây ta và mình đã mãi mãi trở thành tri kỷ.

        Nghĩa tình ấy còn được Tố Hữu thể hiện thật sâu sắc qua ý thơ:

“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”

       Các hình ảnh: “chia củ sắn”, “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui đắp cùng” kết hợp ba động từ “chia-sẻ-đắp” đã cụ thể hoá tình đoàn kết, hữu ái giai cấp, gắn bó sâu sắc, chân thành giữa cách mạng và nhân dân. Đó cũng là những động từ bộc lộ tình cảm đồng cam cộng khổ của Việt Bắc và cách mạng. Nhớ những ngày đói kém, ta cùng mình chia bùi sẻ ngọt: đói ăn ta có củ sắn chia đôi, bát cơm sẻ nửa; nhớ mùa đông lạnh giá, ta đã cùng mình đắp chung một mảnh chăn sui. Thế mà cùng nhau đi qua bao gian khó. Đó là tình cảm thuỷ chung, gắn bó được chưng cất qua thời gian dài mà ta cùng mình chung lưng đấu cật, có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia. Tình cảm ấy là muôn đời không thời gian nào có thể làm cho phai mờ.

2.2. Nỗi nhớ trải dài qua khắp núi rừng Việt Bắc rộng lớn, để rồi quy tụ về những kỷ niệm:

Trước hết là nhớ người mẹ nuôi Việt Bắc đã hết lòng vì cán bộ chiến sĩ:“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”

      Hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng” gợi cho người đọc liên tưởng đến thiên nhiên Việt Bắc vô cùng khắc nghiệt. Nắng thì đến cháy lưng, mà rét thì như cắt da cắt thịt. Hai chữ “cháy lưng” nhói lên nỗi xót thương vô hạn của tác giả đối với những bà mẹ Việt Bắc. Các động từ “địu con”, “bẻ từng” cũng gợi lên sự tần tảo, cần cù lao động, vất vả gian khổ của bà mẹ nuôi trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Người mẹ không quản ngại thời tiết khắc nghiệt, dữ dội “nắng cháy lưng” vẫn cần mẫn vừa địu con vừa lao động. Hai chữ “bẻ từng” gợi ra dáng vẻ người mẹ đang cặm cụi lao động, mẹ đang chắt chiu, dành dụm từng hạt bắp làm lương thực nuôi quân. Đó là những ân tình không thể nào quên trong ký ức của người về. Thầy Phan Danh Hiếu
2.3. Đoạn thơ sau đó sử dụng phép liệt kê và điệp ngữ “nhớ sao” để làm sống dậy những kỷ niệm, những sinh hoạt ở Việt Bắc:
      Điệp từ “nhớ” và kiểu câu bắt đầu bằng “nhớ sao” khiến cho nỗi nhớ như mênh mang, như trải dài vô tận. Đó là kỷ niệm với lớp học bình dân học vụ – nơi cán bộ dạy chữ cho nhân dân vùng cao [lớp học i tờ]; nhớ những đêm liên hoan văn nghệ giữa núi rừng đầy náo nức, tưng bừng:

“Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan”

Nhớ những ngày tháng hoạt động cách mạng:

“Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”.

       Đó là ngày tháng hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả nhưng tinh thần thì luôn vui vẻ. Câu thơ “gian nan đời vẫn ca vang núi đèo” có sự tương phản giữa đời sống vật chất gian khổ và tinh thần luôn lạc quan, yêu đời. Dù có khó khăn đến đâu thì vẫn cứ “ca vang núi đèo”.
        Đến cả những âm thanh của đời thường cũng đi vào nỗi nhớ của người ra đi khiến cho mỗi chiều, mỗi đêm khuya càng thêm thao thức:

“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nên cối đều đều suối xa”.

           Hai câu thơ cuối gợi nhớ vẻ đẹp thanh bình của núi rừng Việt Bắc. Tiếng mõ rừng chiều gợi hình ảnh từng đàn trâu, đàn bò từ rừng núi thong thả trở về bản làng, tiếng mõ vang vọng, rộn ràng cả buổi chiều sơn cước. Mỗi đêm khuya thanh vắng, tiếng chày giã gạo từ suối xa vẫn đều đều vỗ về trong giấc ngủ.
3. Nhận xét, đánh giá nội dung và nghệ thuật.
– Nội dung: đoạn thơ vừa phân tích trên đây là đoạn thơ tiêu biểu cho nghĩa tình cao đẹp giữa cán bộ và nhân dân Việt Bắc. Đoạn thơ đã khơi dậy kỷ niệm mười lăm năm gắn bó keo sơn bền chặt với bao vất vả gian lao thiếu thốn nhưng luôn đầy lạc quan, tin yêu. Qua đó người về cũng tự nhắc nhở mình đừng quên cội quên nguồn.
– Nghệ thuật: Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: phong cách trữ tình chính trị. Câu chuyện chính trị, chuyện chia tay lịch sử giữa nhân dân và cách mạng đã được lãng mạn hóa thành cuộc chia tay của “ta” và “mình” đang tạm xa nhau đi làm nghĩa vụ. Phong cách thơ Tố Hữu còn được thể hiện qua tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện. Về nội dung, đoạn thơ để lại vẻ đẹp của truyền thống dân tộc với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Về hình thức nghệ thuật, thành công của đoạn thơ trên là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Tố Hữu vận dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo: thể thơ lục bát truyền thống với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng. Cách miêu tả giàu hình ảnh. Lối hát đối đáp tạo ra giai điệu phong phú cho bài thơ. Nhiều biện pháp tu từ được tác giả vận dụng khéo léo [câu hỏi tu từ, điệp từ, điệp ngữ, liệt kê…]. Ngôn ngữ trong sáng, nhuần nhị, và có nhiều nét cách tân [đặc biệt là hai đại từ Ta – Mình]. Tất cả đã hòa quyện lại và chắp cánh, nâng đỡ cho ngòi bút của Tố Hữu thăng hoa cùng Việt Bắc.
III. KẾT BÀI
Tự làm

Bài làm của thầy Phan Danh Hiếu

GV trường THPT Trấn Biên, Biên Hòa, Đồng Nai.

Bài đã in thành sách nên nếu các bạn copy để đăng tải thì vui lòng ghi rõ nguồn và tag tên thầy Phan Danh Hiếu.

Đề ra: Trong bài thơ Việt Bắc, cảnh chia tay giữa cán bộ và nhân dân Việt Bắc đã được Tố Hữu thể hiện qua lời đối đáp.

         Người ở lại hỏi:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

         Người ra đi đáp lời:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

   Cảm nhận hai đoạn thơ trên và nhận xét về phong cách nghệ thuật Tố Hữu.

I.MỞ BÀI

II.THÂN BÀI

1.Khái quát

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của con người Cách mạng. Tập trung ca ngợi lãnh tụ và người anh hùng với cảm hứng sử thi và lãng mạn dạt dào. Thơ ông đậm đà tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện. Trong số những sáng tác đặc sắc của ông có bài “Việt Bắc”.

Việt Bắc là khu căn cứ địa kháng chiến gồm các tỉnh: “Cao – Bắc – Lạng – Thái – Tuyên – Hà”. Nơi đây, cán bộ chiến sĩ và nhân dân Việt Bắc đã có mười lăm năm gắn bó keo sơn, nghĩa tình. Bài thơ ra đời vào tháng 10 – 1954 khi TW Đảng và cán bộ rời “thủ đô gió ngàn” về lại “thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình”.

Bài thơ “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện một cách tinh tế tình cảm cách mạng giữa những người kháng chiến và nhân dân Việt Bắc nghĩa tình cũng như lòng biết ơn sâu nặng đối với những con người đã kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ. Hai đoạn thơ trích dẫn trên đây là hai đoạn thơ tiêu biểu nhất cho vẻ đẹp nghĩa tình ấy.

2.Cảm nhận

2.1. Bốn câu thơ mở đầu là lời của người ở lại nói với người ra đi. Tình cảm nhớ thương, lưu luyến phút chia tay được thể hiện qua hai câu hỏi tu từ gợi bao thương nhớ. Đằng sau những câu hỏi tu từ ấy là những kỷ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình:

         Câu hỏi tu từ thứ nhất hướng đến thời gian:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng 

“Mình” và “ta” là cách xưng hô ngọt ngào, thân mật trong mối quan hệ yêu đương hoặc có quan hệ gần gũi thân thiết. Đó là ngôn ngữ trong ca dao tình yêu lứa đôi: “Mình về ta chẳng cho về – Ta nắm vạt áo ta đề bài thơ”. Ở đây, Tố Hữu đã mượn hai đại từ nhân xưng trong ca dao tình yêu để diễn tả tình cảm cách mạng. Vì thế, câu chuyện chia tay – chuyện chính trị trở nên lắng đọng.

Mặt khác, câu hỏi tu từ là câu hỏi không dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng cũng như gửi gắm tâm tư. Ở đây, trong câu mở đầu“Mình về mình có nhớ ta” – người ở lại bộc lộ những băn khoăn, trăn trở, sợ người đi sẽ quên mình, quên những tháng năm gắn bó. Trong câu hỏi này, “Mình” là chỉ người ra đi, “Ta” là chỉ người ở lại. “Mình” ở đầu câu, “ta” ở cuối câu, tưởng như xa cách mà hoá ra gần gũi. Vì ở giữa hai đầu nỗi niềm ấy có một từ “nhớ” kết dính “mình – ta” lại với nhau. Cơ sở tạo nên nỗi nhớ ấy là: “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Người ở lại hỏi người ra đi: Có nhớ “Ta” trong “mười lăm năm ấy” hay không ? “Mười lăm năm ấy” là trạng ngữ chỉ thời gian. Đại từ “ấy” như đẩy thời gian “mười lăm năm” về quá khứ làm thức dậy cả một miền kỷ niệm. Đó là thời gian chỉ độ dài gắn bó nhớ thương vô vàn giữa người đi kẻ ở. Thời gian ấy được tính từ năm 1940 sau khởi nghĩa Bắc Sơn cho đến tháng 10.1954 vừa đúng mười lăm năm. Đó là mười lăm năm “chung lưng đấu cật”, cùng nhau đi qua thăng trầm, đi qua bao gian khổ, bao đắng cay ngọt bùi. Nhớ những ngày sống giữa thiên nhiên khắc nghiệt phải chạy lũ chạy mưa: “mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”; nhớ bao khó khăn thiếu thốn về vật chất nhưng ta và mình đã cùng nhau cố gắng vượt qua: “Thương nhau chia củ sắn lùi/Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”. Quá khứ ấy giờ đã thành kỷ niệm nhưng “di sản” mà ta và mình có được sau mười lăm năm gắn bó lại chính là “thiết tha mặn nồng”. Bốn chữ “thiết tha mặn nồng” đã cho thấy tình cảm giữa Việt Bắc và người cán bộ thật thủy chung sâu nặng, keo sơn bền chặt. Bởi vậy, hỏi nhưng cũng chính là để bộc lộ tình cảm và hỏi chính là thể hiện mong muốn người ra đi cũng có tình cảm như chính mình.

Hai câu đầu là gợi nhắc kỷ niệm mười lăm năm gắn bó, hai câu sau là lời nhắc nhở chân tình, lời dặn dò kín đáo mà rất đỗi thiết tha. Câu hỏi tu từ thứ hai hướng đến không gian:

 Mình về mình có nhớ không ?

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

Câu thơ ngắt nhịp 4/4 tạo thành hai không gian: cây, sông [miền xuôi] và  núi, nguồn [miền ngược]. Núi và Nguồn là ở Việt Bắc – đây chính là không gian quen thuộc gắn với người ở lại và cũng gắn bó với cả người ra đi. Không gian đó với người ra đi và người ở lại chứa đầy kỉ niệm của mười lăm năm nghĩa tình. Điệp động từ “nhìn” và “nhớ” được nhắc lại hai lần. “Nhìn” là hành động tác động vào thị giác, “nhớ” là hành động tác động vào tâm tưởng; một hành động hướng tới hiện tại, một hành động hướng về quá khứ. Thầy Phan Danh Hiếu. Sự đan xen giữa các hành động đó mà người ở lại đưa ra là để muốn nhắc nhở người ra đi đừng quên những tháng năm ta cùng mình gắn bó. Cách gợi nhắc này cho thấy được lời dặn dò kín đáo rất đỗi chân thành: Việt Bắc là cội nguồn Cách mạng, là trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến. Xin người về đừng quên cội quên nguồn. Sống trong năm tháng hòa bình đừng quên những năm tháng chiến tranh, ăn một miếng no đừng quên những ngày khốn khó ta cùng mình củ sắn bẻ đôi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng, có cuộc sống đủ đầy đừng quên những tháng ngày thiếu thốn ta đã cùng mình vượt qua. Câu thơ này phải chăng là sự vận dụng rất linh hoạt và tài tình của Tố Hữu với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Qua đó, nhà thơ cũng nhắc nhở thế hệ cháu con phải biết hướng về gốc gác, về nơi bén rễ, về cái nôi cho ta hình hài.

2.2. Đoạn thơ thứ hai thể hiện nghĩa tình sâu nặng của người cán bộ cách mạng với nhân dân Việt Bắc.

         – Trước đó, nỗi nhớ Tố Hữu hướng về rừng núi bao la với thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội “mưa nguồn suối lũ” và những kỷ niệm gian khổ cùng nhân dân Việt Bắc: “miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”; nhớ cảnh núi rừng hoang sơ, ngậm ngùi tiễn người về xuôi: “trám bùi để rụng măng mai để già; nhớ những con người Việt Bắc nghèo khổ mà nặng sâu nghĩa tình. Đoạn thơ tiếp theo tiếp tục là dòng nhớ mênh mang của người đi về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

         – Câu thơ thứ nhất diễn tả nỗi nhớ Việt Bắc qua phép so sánh “như nhớ người yêu”.

Nhớ gì như nhớ người yêu

         Tố Hữu diễn tả nỗi niềm thương nhớ day dứt khôn nguôi của người kháng chiến dành cho Việt Bắc. Nỗi nhớ ấy luôn thường trực, da diết, cháy bỏng, bồn chồn đứng ngồi không yên như tình yêu đôi lứa: “Nhớ gì như nhớ người yêu”. Cách nói “nhớ gì như nhớ” mang hơi hướng của một câu hỏi tu từ gợi lên bao nỗi niềm bâng khuâng, trăn trở, day dứt. “Nhớ người yêu” là nỗi nhớ đặc biệt. Ca dao xưa từng viết: “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than”. Xuân Diệu từng đắm say “uống xong lại khát là tình/ Gặp xong lại nhớ là mình với ta”; Tố Hữu thì “lạ chưa vẫn ở bên em/ mà anh vẫn nhớ vẫn thèm gặp em”. Từ đó cho thấy người cán bộ về xuôi mang theo nỗi nhớ Việt Bắc sâu nặng, dạt dào, tha thiết. Đằng sau nỗi nhớ ấy, Việt Bắc hiện lên giăng mắc khắp không gian, lung linh trong từng chương kỷ niệm.

                 Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”

         Câu thơ thứ nhất: “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương” ngắt nhịp 4/4 tạo thành hai vế. Vế đầu là không gian tình yêu. Vế sau là không gian lao động.  Nhớ những tối cùng nhau ngắm một vầng trăng hẹn thề mọc lên đầu đỉnh núi, nhớ những chiều lao động cùng nhau ngắm một dải nắng vàng nhuộm thắm trên lưng nương. Thầy Phan Danh Hiếu. Câu thơ cùng lúc thể hiện hai không gian của tình yêu và lao động, tạo nên sự hài hòa giữa nghĩa vụ và tình cảm.

         Đến hai câu thơ tiếp, tình yêu như chuyển thành nỗi nhớ trong tình cảm gia đình. Toàn không gian núi rừng Việt Bắc được gói gọn trong không khí gia đình ấm áp tình thương:

“Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”

         Ở đây, nỗi nhớ không còn giăng mắc mông lung nữa mà đã cụ thể, hiện hữu trong những bản làng, những mái nhà thấp thoáng trong những làn khói sương vừa thực vừa mộng. Thiên nhiên hoang sơ, bảng lảng trong sương khói. Khói sương vừa là khói sương của thiên nhiên, vừa là khói bếp yêu thương mỗi sớm, mỗi chiều quyện hòa lãng đãng. Bếp lửa ấy, gian nhà ấy gắn liền với bóng dáng “người thương”. Hai chữ “sớm khuya” kết hợp động từ “đi-về” gợi bóng dáng con người Việt Bắc tần tảo, đảm đang, giàu đức hi sinh. Bên bếp lửa ấm áp nghĩa tình ấy, cán bộ và nhân dân đã cùng nhau chung vai sát cánh, cùng nhau đi qua mười lăm năm thiết tha mặn nồng. Tình cảm ấy có bếp lửa thiêng liêng làm chứng cho nghĩa tình nở hoa.

         Không chỉ là nỗi nhớ trong tình yêu, kết thúc khổ thơ, tình cảm người đi còn toả ra tràn ngập cả núi rừng Việt Bắc:

“Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy suối Lê vơi đầy”

         Điệp ngữ “nhớ từng” lặp lại làm nỗi nhớ như kéo dài ra mênh mang. Qua phép liệt kê: rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…kết hợp cách ngắt nhịp 2/2/2/2 làm nhịp thơ rải đều gợi hình dung kỷ niệm như được khơi ra tầng tầng lớp lớp, hết hình ảnh này đến hình ảnh khác. Tất cả đều gợi nỗi nhớ trùng điệp, trải rộng. Nhớ từ cái lớn đến cái nhỏ, từ gần đến xa. Cuối cùng nỗi nhớ trùm lên mọi không gian thời gian. Từ “vơi đầy” vừa chỉ mực nước của sông suối, vừa gợi nỗi nhớ vơi đầy, dào dạt.

         Những hình ảnh “rừng nứa bờ tre” gợi nhớ nơi hẹn hò, nơi gặp gỡ thuở ban đầu. Còn “Ngòi Thia , sông Đáy , suối Lê …” là những địa danh lịch sử gắn liền với chiến khu Việt Bắc. Ở đoạn thơ này, thiên nhiên Việt Bắc không còn ảm đạm “những mây cùng mù” mà ấp áp, vui tươi. Thiên nhiên, cuộc sống hiện lên vừa thực vừa mộng, vừa đơn sơ vừa thi vị, gợi rõ nét sự riêng biệt, độc đáo. Chỉ có những con người sống, gắn bó máu thịt với Việt Bắc mới có cái nhìn toàn diện, có nỗi nhớ da diết và cảm nhận sâu sắc, thấm thía đến như thế. Quả đúng như Chế Lan Viên đã từng viết.

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”

2.3. Nhận xét

         – Nội dung: Hai đoạn thơ vừa phân tích trên đây là hai đoạn thơ tiêu biểu cho nghĩa tình cao đẹp giữa cán bộ và nhân dân Việt Bắc. Đoạn thơ thứ nhất là lời người ở lại nói với người ra đi với bao chân tình, ân cần, thắm thiết. Đoạn thơ đã khơi dậy kỷ niệm mười lăm năm gắn bó keo sơn bền chặt và nhắc nhở người về đừng quên cội quên nguồn. Đoạn thơ thứ hai là tiếng lòng đồng vọng của người ra đi đáp lại người Việt Bắc. Tiếng lòng ấy là lời thề thủy chung gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ dành cho nhân dân Việt Bắc nghĩa tình. Cả hai đoạn thơ nói về hai tình cảm riêng, mang những nét đẹp khác nhau nhưng chúng không tách rời nhau mà ngược lại bổ sung cho nhau cùng làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đồng thời tôn vinh vẻ đẹp nghĩa tình giữa cách mạng và nhân dân.

         – Nghệ thuật: Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: phong cách trữ tình chính trị. Câu chuyện chính trị, chuyện chia tay lịch sử giữa nhân dân và cách mạng đã được lãng mạn hóa thành cuộc chia tay của “ta” và “mình” tạm xa nhau đi làm nghĩa vụ. Phong cách thơ Tố Hữu còn được thể hiện qua tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện. Về nội dung, đoạn thơ để lại vẻ đẹp của truyền thống dân tộc với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Về hình thức nghệ thuật, Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị như lười ăn tiếng nói hằng ngày. Âm điệu ngọt ngào; kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao, dân ca trữ tình truyền thống.

3. Nghệ thuật: Thành công của đoạn thơ trên là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Tố Hữu vận dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo: thể thơ lục bát với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng. Cách miêu tả giàu hình ảnh. Lối hát đối đáp tạo ra giai điệu phong phú cho bài thơ. Nhiều biện pháp tu từ được tác giả vận dụng khéo léo [Hoán dụ, câu hỏi tu từ, điệp từ…]. Ngôn ngữ trong sáng, nhuần nhị, và có nhiều nét cách tân [đặc biệt là hai đại từ Ta – Mình]. Tất cả đã hòa quyện lại và chắp cánh, nâng đỡ cho ngòi bút của Tố Hữu thăng hoa cùng Việt Bắc.

III. KẾT BÀI

Video liên quan

Chủ Đề