Cách nhân hai chữ số lớp 4

Trong chương trình Toán 4 tháng 11, đây là phần đơn vị kiến thức cực kì quan trọng và được áp dụng nhiều trong các dạng bài tập. Để có thể nắm vững và làm được những bài liên quan, mời phụ huynh và học sinh tham khảo bài viết dưới đây nhé!

7 Bước đơn giản để làm tập làm văn “Kể lại buổi đầu tiên đi học” hay như văn mẫu!

Kì thi cuối học kì 1 đang tới gần, các em học sinh đã ôn tập được những phần kiến thức cần thiết chưa? Hãy cùng Cô Nguyễn Thị Huệ [giáo viên môn Toán 4 – Chương trình Học Tốt] hệ thống lại bài “Nhân với số có hai chữ số, ba chữ số” qua bài giảng này nhé! Với cách giảng chi tiết, có áp dụng nhiều ví dụ minh họa cụ thể, cô Huệ sẽ giúp các em hiểu bài tốt hơn.

Cô Nguyễn Thị Huệ giảng bài Nhân với số có hai chữ số, ba chữ số  [Khóa Trang bị kiến thức toán 4]

Cha mẹ và các em học sinh có thể tham khảo bài giảng chi tiết của cô Nguyễn Thị Huệ tại: //hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/67090/bai-15-nhan-voi-so-co-ba-chu-so.html

I/ Tổng hợp lý thuyết nhân với số có hai chữ số và ba chữ số

1. Nhân với số có hai chữ số.

Ví dụ: 36 x 14 = ?

Nhân với số có hai chữ số, ba chữ số – Ví dụ 1 [Khóa Trang bị kiến thức toán 4]

Quy tắc: Để nhân một số có hai chữ số với một số có hai chữ số, có thể thực hiện theo 2 cách sau:

Cách 1: Biến phép tính nhân hai số có hai chữ số thành một số nhân với một tổng

Bước 1: Tách một trong hai thừa số thành một tổng, trong đó có một số hạng là số tròn chục.

Bước 2: Nhân lần lượt thừa số đó với số hạng thứ nhất và số hạng thứ hai trong tổng

Bước 3: Cộng hai kết quả đó lại với nhau sẽ được đáp số.

Cách 2: Đặt tính rồi tính.

Lưu ý: Đặt các số sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.

Bước 1: Nhân lần lượt từng hàng của thừa số thứ nhất với hàng đơn vị của thừa số thứ hai. Lưu ý với các phép tính có nhớ.

Bước 2: Nhân lần lượt từng hàng của thừa số thứ nhất với hàng chục của thừa số thứ hai. Lưu ý với các phép tính có nhớ.

Bước 3: Cộng hai kết quả với nhau theo đúng hàng.

2. Nhân với số có ba chữ số.

Ví dụ: 164 x 135 = ?

Nhân với số có hai chữ số, ba chữ số – Ví dụ 2 [Khóa Trang bị kiến thức toán 4]

Quy tắc: Để nhân hai số có ba chữ số, có thể thực hiện theo 2 cách sau:

Cách 1: Biến phép tính nhân hai số có ba chữ số thành một số nhân với một tổng

Bước 1: Tách một trong hai thừa số thành một tổng, trong đó có một số hạng là số tròn trăm, một số hạng là số tròn chục.

Bước 2: Nhân lần lượt thừa số đó với số hạng thứ nhất, số hạng thứ hai, số hạng thứ ba trong tổng

Bước 3: Cộng ba kết quả đó lại với nhau sẽ được đáp số.

Cách 2: Đặt tính rồi tính.

Lưu ý: Đặt các số sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.

Bước 1: Nhân lần lượt từng hàng của thừa số thứ nhất với hàng đơn vị của thừa số thứ hai. Lưu ý với các phép tính có nhớ.

Bước 2: Nhân lần lượt từng hàng của thừa số thứ nhất với hàng chục của thừa số thứ hai. Lưu ý với các phép tính có nhớ.

Bước 3: Nhân lần lượt từng hàng của thừa số thứ nhất với hàng trăm của thừa số thứ hai. Lưu ý với các phép tính có nhớ.

Bước 4: Cộng ba kết quả với nhau theo đúng hàng.

II/ Các dạng bài tập liên quan.

Dạng 1: Đặt và tính

Quy tắc: Làm theo đúng nguyên tắc tính cách 2 của phần lý thuyết.

Nhân với số có hai chữ số, ba chữ số – Bài tập 1 [Khóa Trang bị kiến thức toán 4]

Dạng 2: Tính giá trị biểu thức có chứa chữ

Quy tắc: 

Bước 1: Thay giá trị có sẵn vào chữ trong biểu thức. Lưu ý với những biểu thức có từ 2 chữ cần phải thay trở lên thì cẩn thận, tránh trường hợp bị nhầm giá trị với nhau.

Bước 2: Biểu thức có chứa chữ đã trở thành biểu thức thông thường. Thực hiện phép tính theo đúng nguyên tắc tính toán: Trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau, nhân chia trước cộng trừ sau, từ trái sang phải.

Nhân với số có hai chữ số, ba chữ số – Bài tập 2 [Khóa Trang bị kiến thức toán 4]

Dạng 3: Toán đố

Bước 1: Đọc kĩ đề bài, gạch chân dưới những từ quan trọng. Từ đó xác định phép tính cần tính toán [phép cộng, phép nhân,…]

Bước 2:  Làm tóm tắt. [Ghi rõ các đại lượng có sẵn ở trong bài, đại lượng cần tìm]

Bước 3: Bài giải. Tính toán tuần tự theo những phép tính được xác định ở bước 1. 

Trong quá trình tính toán, cần đổi về cùng chung một đại lượng và phần ghi đơn vị tính ở đằng sau kết quả.

Nhân với số có hai chữ số, ba chữ số – Bài tập 3 [Khóa Trang bị kiến thức toán 4]

III/ Khóa Trang bị kiến thức Toán 4 của cô Nguyễn Thị Huệ

Kiến thức môn Toán lớp 4 là phần trọng tâm trong chương trình Toán ở bậc Tiểu học. Với mỗi một một bài học đều có tính ứng dụng cao ở các năm học kế tiếp, thậm chí liên quan tới chương trình THCS. Chính vì vậy, các em học sinh cần phải nắm chắc và hệ thống được những nội dung học. 

Khóa Trang bị kiến thức Toán lớp 4 của cô Nguyễn Thị Huệ là một phương pháp bổ trợ hay, có thể giúp học sinh học tốt. Với từng bài giảng, được bám sát theo chương trình sách giáo khoa, và những phần bài tự luyện dưới mỗi bài học, chắc chắn học sinh sẽ được ôn luyện nhuần nhuyễn. Từ đó nắm chắc kiến thức dễ dàng.

Cha mẹ và các em học sinh hãy tìm hiểu thêm về cô Nguyễn Thị Huệ và khóa Trang bị kiến thức môn Toán 4 của cô để tiếp xúc với một hình thức học tập mới mẻ, đa dạng và trực quan nhé!

Xem thêm:

“How do you learn English?” – “Bạn đã học Tiếng Anh như thế nào?” [Unit 7 Tiếng Anh lớp 5]

3 bước đơn giản để viết Mở bài và kết bài hay trong văn kể chuyện – Tập làm văn lớp 4

Câu hỏi: Cách tính nhẩm nhanh phép nhân 2 số có 2 chữ số?

Trả lời

Để tính nhẩm tích của phép nhân 2 số có hai chữ số với nhau các bạn thực hiện như sau:

Ví dụ: 42 x 21 =?

1. Đầu tiên các bạn lấy số hàng chục của số thứ nhất nhân với số hàng chục của số thứ hai, số hàng đơn vị của số thứ 1 nhân với số hàng đơn vị của số thứ 2. Như vậy với ví dụ trên các bạn sẽ có 4 x 2 = 8; 2 x 1=2, vậy các bạn đã biết số thứ 1 và số thứ 3 của kết quả là 8 và 2.

2. Tiếp theo, các bạn lấy số hàng chục của số thứ nhất nhân với số hàng đơn vị của số thứ 2, và lấy số hàng đơn vị của số thứ 1 nhân với số hàng chục của số thứ 2, sau đó tính tổng của 2 số đó. Ví dụ trên: 4 x 1= 4; 2 x 2 = 4; 4+4=8 như vậy các bạn sẽ được chữ số hàng chục của kết quả là 8.

Lưu ý: Nếu các phép nhân trong khi thực hiện có kết quả là số có hai chữ số thì các bạn sẽ lấy phần bên phải của số đó. Còn số bên trái thì các bạn ghi nhớ và cộng và các hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn tương ứng.

Ngoài ra, có rất nhiều phương pháp tính nhẩm nhanh trong phép nhân mà bạn đọc có thể tham khảo thêm qua bài viết dưới đây.

1. Với bảng cửu chương của 9

2. Phép tính nhân tam giác với số 1

3. Phép tính tam giác của số 8

4. Cách tính nhẩm nhanh phép nhân với số 10

Thực tế, nhân nhẩm là một trong những kỹ năng cần thiết trong học toán. Ngay từ lúc còn nhỏ, các em nên học thuộc quy tắc phép nhân với số 10 vì đây là một trong những quy tắc nhân dễ nhất. Theo đó:

- Muốn nhân một số tự nhiên với 10 các em chỉ việc viết thêm một, hai, ba...chữ số 0 vào bên phải của số đó.

Ví dụ: 5 x 10 = 50, 25 x 10 = 250, 250 x 10 = 2500...

-Khi cần nhân một số thập phân với 10, chỉ việc chuyển dấu phẩy thập phân của số đó sang bên phải một chữ số.

Ví dụ: 1,345 x 10 = 13,45...

5. Cách tính nhẩm nhanh phép nhân với số 15

Một trong những cách tính nhẩm nhanh phép nhân không thể không kể đến đó chính là phép nhân với số 15. Khi nhân một số với 15, các em nhân số đó với 10 rồi cộng với một nửa kết quả đó.

Xét ví dụ: 35 x 15, ta thực hiện phép tính 35 x 10= 350. Sau đó lấy 350 + 175= 525.

6. Tính nhẩm bình phương

Tính nhẩm bình phương có nhiều loại, các em có thể tham khảo một số loại tính nhẩm bình phương sau:

Loại 1: Tính nhẩm bình phương cho số có 2 chữ số và số tận cùng là 5.

Với loại phép tính này, các em nên chú ý, những số có chữ số tận cùng bằng 5 thì sau khi bình phương, 2 chữ số cuối trong kết quả luôn là 25.

-Viết sẵn số 25 ở kết quả. Lấy số ở hàng chục nhân với số kế tiếp nó;

-Lấy kết quả vừa tìm được ghép với 25 ra kết quả của bài toán.

Ví dụ: 75²

-Viết sẵn số 25 ở kết quả. Lấy số hàng chục 7 x 8 [số liền kề] ta được 56

75² = 5625

Loại 2: Tính nhẩm bình phương số tận cùng bằng 1

-Viết lại số hàng đơn vị là 1 ở phần kết quả;

-Lấy số hàng chục nhân với 2, viết hàng đơn vị nhớ hàng chục;

-Lấy số hàng chục nhân với chính nó rồi cộng số nhớ ở trên. Ghép kết quả lại với nhau.

Xét ví dụ: 71²

-Viết lại số hàng đơn vị: 71² = ?1

-Lấy số hàng chục nhân với 2, ta có: 7 x 2 = 14 viết 4 nhớ 1 sẽ được: 71² = ?41

-Lấy số hàng chục nhân với chính nó rồi cộng số nhớ ở trên: 7 x 7 + 1 = 50

Ta được: 71² = 5041

Loại 3: Bình phương một số với 3 chữ số [có thể áp dụng cho 2 chữ số]

-Bình phương hàng đơn vị, viết số hàng đơn vị nhớ số hàng chục;

-Lấy số hàng đơn vị nhân với số hàng chục nhân tiếp với 2 và cộng với số nhớ, viết số hàng đơn vị nhớ số hàng chục

-Bình phương số hàng chục cộng với số nhớ;

Xét ví dụ: 47²

-Bình phương số hàng đơn vị : 7² = 49.

Viết 9 nhớ 4, ghi lại thành ?9

Lấy số hàng đơn vị nhân với số hàng chục nhân tiếp với 2, sau đó cộng với số đã nhớ: [7 x 4 x 2] + 4 = 60 Viết 0 nhớ 6 : ?09

Bình phương số hàng chục cộng với số nhớ: 4² + 6 = 22

Ta được: 47² = 2209

7. Nhân hai số có hai chữ số lớn gần bằng 100

Tính nhẩm nhanh nhân hai số có hai chữ số lớn gần bằng 100 có 4 bước:

- Số bù

-Hiệu chéo

-Hiệu bù

-Ghép số

Để hiểu hơn về cách tính nhẩm nhanh phép nhân này hãy xét ví dụ sau:

Tính 72 x 83?

Giải:

Số bù là: 100 - 72 = 28, 100 - 83 = 17

Hiệu chéo là: 72 - 17 = 55

Tích số bù là: 28 x 17 = 476

Vì 476 là số có ba chữ số nên giữ nguyên số có hai chữ số là 76. Cộng phần còn lại với hiệu chéo là: 4 + 55 = 59. Ta được: 72 x 83 = 5976

Video liên quan

Chủ Đề