Ngày thành lập Trường Đại học Giao thông vận tải

        Tiền thân của Trường Đại học Giao thông Vận tải là Trường Cao đẳng Công Chính, được thành lập ngày 25-12-1918 dưới thời Pháp thuộc, và được khai giảng lại dưới Chính thể Việt nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 15-11-1945.

         Ngày 24/3/1962, Thủ tưởng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 42/CP về việc thành lập Trường Đại học Giao thông Vận tải.

         Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, để đáp ứng nhu cầu mới cho sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và phát triển giao thông vận tải khu vực phía Nam nói riêng, ngày 27/04/1990, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 139/TCCB thành lập Cơ sở II của Trường Đại học Giao thông Vận tải tại Tp. Hồ Chí Minh.

Quyết định thành lập Cơ sở II - Trường Đại học GTVT tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 27/04/1990

        Để phù hợp với Luật Giáo dục Đại học và Điều lệ Trường Đại học, ngày 15/07/2016, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 2419/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại TP. Hồ Chí Minh trên nền tảng của Cơ sở II trước đây.

Lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu năm 2016

        Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại TP. Hồ Chí Minh tọa lạc trên khuôn viên có diện tích gần 16 ha với các Khu Văn phòng 3 tầng, Khu giảng đường với gần 60 phòng học, Trung tâm Thông tin - Thư viện 3 tầng với diện tích xây dựng gần 2000 m2, có hệ thống phòng đọc dành riêng cho giảng viên và sinh viên với hơn 300 chỗ ngồi, phòng Hội thảo, phòng truy cập Internet với máy tính hiện đại. Ký túc xá sinh viên gồm 8 dãy nhà và 01 tòa nhà cao 7 tầng [đưa vào sử dụng từ tháng 8/2014] với gần 400 phòng ở, có thể tiếp nhận trên 2000 sinh viên nội trú.  

  

Ký túc xá 7 tầng hiện đại dành cho sinh viên

         Các phòng thí nghiệm: Trọng điểm đường bộ, Vật lý, Hoá học, Điện kỹ thuật, Cơ thuỷ lực, Sức bền vật liệu, Cơ học đất, Điều khiển học, phòng máy tính, phòng học Ngoại ngữ, xưởng thực tập Cơ khí, v.v… đáp ứng cho sinh viên thực hiện những bài thí nghiệm cần thiết theo quy định của chương trình đào tạo.

Phòng thí nghiệm về môi trường

         Kể từ khi thành lập đến nay, Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại TP. Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho ngành giao thông vận tải các tỉnh phía Nam nói riêng và các ngành kinh tế quốc dân nói chung. 

        Cơ cấu tổ chức của Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại TP. Hồ Chí Minh theo hướng đơn giản, hiệu quả với các Phòng, Trung tâm, Ban chức năng và các Khoa, Bộ môn. Hiện tại, Phân hiệu có 11 Phòng, Ban chức năng, Trung tâm và 03 Khoa, 03 Bộ môn trực thuộc:

Các Phòng, Ban Chức năng và Trung tâm tại Phân hiệu:

STT

Đơn vị

Trưởng đơn vị

1

Phòng Tổ chức Hành chính

TS. Trần Xuân Trường

2

Phòng Đào tạo

TS. Nguyễn Văn Du

3

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

ThS. Trần Phong Nhã

4

Phòng Công tác chính trị và sinh viên

ThS. Đặng Văn Ơn

5

Phòng Khoa học Công nghệ và Đối ngoại

TS. Ngô Châu Phương

6

Phòng Thiết bị Quản trị

ThS. Trần Quang Vượng

7

Phòng Tài chính - Kế toán

ThS. Nông Hải Yến

8

Ban Quản lý Ký túc xá SV

ThS. Nguyễn Hữu Phước Long

9

Ban Thanh tra

ThS. Lê Gia Khuyến

10

Trung tâm Đào tạo thực hành và 

Chuyển giao Công nghệ GTVT

ThS. Võ Xuân Lý

11

Trung tâm Thông tin - Thư viên

TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Các Khoa, Bộ môn trực thuộc Phân hiệu:

STT

Đơn vị

Trưởng đơn vị

1

Khoa Công trình 

PGS.TS. Lê Văn Bách

2

Khoa Vận tải - Kinh tế 

TS. Phạm Phú Cường

3

Khoa Khoa học Cơ bản 

TS. Vũ Hồng Vận

4

Bộ môn Công nghệ thông tin

ThS. Trần Phong Nhã

5

Bộ môn Cơ khí

TS. Trần Văn Lợi 

6

Bộ môn Điện - Điện tử 

TS. Trần Xuân Trường

         Hiện nay, lực lượng CBGVCNV tại Phân hiệu là tổng số 199 người, viên chức và người lao động, trong đó có 139 Giảng viên với 03 Phó Giáo sư, 24 Tiến sĩ, 92 Thạc sĩ, có 24 giảng viên đang làm NCS, 08 giảng viên đang theo học Cao học. Ngoài ra, lực lượng giảng viên được điều động tăng cường từ cơ sở chính tại Hà Nội mỗi học kỳ gần 200 người để giảng dạy, hướng dẫn sinh viên học tập và nghiên cứu.

Giảng viên Phân hiệu được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 2013

        Ngoài địa điểm chính tại Tp. Hồ Chí Minh, do yêu cầu của các địa phương, Nhà trường đã và đang tiếp tục mở các lớp đào tạo hệ không tập trung tại các tỉnh khu vực miền trung, các tỉnh lận cận Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên: Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai,  Bạc Liêu, Đắc Lắk....v.v

        Năm 1990, khi mới thành lập, Nhà trường chỉ có chỉ có khoảng 109 sinh viên, đến nay, trong năm học 2019 - 2020 tổng số sinh viên, học viên đang theo học tại Trường đạt quy mô hơn 7.000 sinh viên, học viên cao học các hệ, trong đó có gần hơn 6000 sinh viên hệ Chính quy và gần 1000 sinh viên các hệ Vừa làm Vừa học, Liên thông Đại học, Đại học Bằng 2, Cao học.

Lễ trao bằng tốt nghiệp cho các Tân Kỹ sư, Cử nhân

        Từ  chỗ chỉ có 02 ngành đào tạo là ngành Kinh tế vận tải thủy bộ và ngành vận tải Ô tô Khóa 29 khi thành lập năm 1990, đến nay [năm học 2019 - 2020] Phân hiệu đã hiện đang thực hiện đào tạo 15 Ngành trong đó bao gồm hơn 60 chuyên ngành khác nhau: 

       Nhà trường luôn chú trọng công tác bồi dưỡng và cử nhiều đội sinh viên tham gia các kỳ thi Olympic Cơ học, Toán học, Tin học toàn quốc, các Cuộc thi do Thành đoàn Tp. Hồ Chí Minh tổ chức và đã đạt nhiều giải thưởng lớn.

Đăng cai Olympic Cơ học Toàn quốc năm 2002

        Thời kỳ đầu mới thành lập, Nhà trường chỉ tập trung vào việc xây dựng cơ sở vật chất và chủ yếu vào công tác đào tạo là chính. Từ năm 1997 công tác NCKH bắt đầu được triển khai và đã có những kết quả ngày càng tiến bộ. Tính đến nay đã có gần 30 đề tài cấp Bộ, hàng trăm đề tài cấp Trường được thực hiện; Hằng năm, số lượng đề tài NCKH của sinh viên cũng đạt trung bình trên 60 đề tài được thực hiện. 

Hội nghị tổng kết nghiên cứu khoa học của sinh viên

          Bên cạnh đó, tại Phân hiệu có 02 đơn vị sản xuất, đó là: Công ty Cổ phần UTC2 và Chi nhánh Công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Đại học giao thông vận tảiCông ty Cổ phần UTC2 chính thức khai trương ngày 10/01/2014 có lĩnh vực hoạt động chủ yếu là tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và thi công công trình đã thực hiện được nhiều đề tài NCKH phục vụ sản xuất, ký kết và thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và xây dựng các công tình cho các địa phương khu vực phía Nam và trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh với doanh thu gần 100 tỷ đồng.

Khai trương Công ty Cổ phần UTC2

          Trong hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành [27/4/21990 - 27/4/2020], Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại TP. Hồ Chí Minh đã đào tạo được gần 50.000 kỹ sư, cử nhân các hệ, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển hệ thống Giao thông Vận tải và Truyền thông tại các tỉnh thành khu vực phía Nam.

          Ngoài bậc đại học, từ năm 1996, Phân hiệu đã tiến hành đào tạo bậc sau đại học. Từ đó đến nay tại  Phân hiệu đã đào tạo được hàng ngàn Thạc sỹ thuộc các ngành Xây dựng công trình giao thông, Cơ khí giao thông, Quản trị kinh doanh... Hiện nay [năm học học 2019 - 2020] số lượng học viên cao học tại Phân hiệu là trên 200 học viên.

Lễ trao bằng tốt nghiệp cho các Tân thạc sĩ tại Phân hiệu

         Nhà trường có quan hệ hợp tác với các Trường: Đại học Tổng hợp Quốc gia Giao thông Đường sắt Matxcơva [Liên Bang Nga]; Đại học Tổng hợp Giao thông Tây Nam [Trung Quốc]; Đại học Đamstat và Đresđen [Cộng hoà Liên bang Đức]; Đại học Cầu Đường Pari [Pháp]; Cao đẳng Giao thông Viên Chăn [Lào] v.v…  

Giao lưu với giảng viên và sinh viên Trường Đại học Yokohama Nhật bản

          Với những thành tích đã đạt được, Phân hiệu đã vinh dự được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Lap động hạng Nhất, Nhì, Ba; Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cờ truyền thống của UBND Tp. Hồ Chí Minh; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành, địa phương khu vực phía Nam

Video liên quan

Chủ Đề