Ngày lễ vu lan còn được gọi là gì

Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo vì vậy mà dân gian ta có câu “Tết cả năm không bằng rằm tháng bảy”. Đây là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên – một tập tục đáng quý của người Việt, thể hiện truyền thống đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Sự tích của ngày lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật.

Quá thương cảm, xót xa Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp. Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát”.

Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

Ngày lễ Vu Lan bởi thế không chỉ có ý nghĩa là ngày cúng lễ tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cúng cho các vong hồn cô quạnh mà sâu xa hơn, nó nhắc nhở người ta biết trân trọng những gì mình đang có: cha mẹ, gia đình, người thân. Vào ngày lễ Vu Lan nếu ai còn mẹ thì được cài lên áo bông hồng màu đỏ, người đó sẽ thấy tự hào khi mình còn có mẹ. Những ai không còn mẹ thì được cài lên áo bông hoa màu trắng. Người được cài bông hoa màu trắng sẽ cảm thấy xót xa, nhớ thương người mẹ đã mất. Người được cài bông hồng màu đỏ thì sẽ thấy sung sướng, nhớ rằng mình còn có mẹ bên cạnh và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai mẹ không còn, dẫu có khóc than cũng chẳng còn kịp nữa.

Tháng 7, mùa Vu Lan về cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân mà người ta còn gọi là ngày tết Trung Nguyên. Theo sách nhà Phật, ngày này các vong vong nhân không có nơi nương tựa, không có thân thích trên cõi trần gian để thờ phụng hay những linh hồn vì một oan khiên nào đó vật vờ sẽ được xá tội. Ngày lễ Vu Lan hay Tết Trung Nguyên là ngày lễ hội truyền thống ” ân tình, nghĩa cảm” của nhân dân ta. Một tấm lòng trong vạn tấm lòng bao dung – một nét đẹp trong văn hoá dân tộc Việt đã được gìn giữ bao đời nay.

Tại Việt Nam, ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm được chọn làm ngày Lễ Vu Lan. Trong bài viết này, Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ chia sẻ thông tin xoay quanh nguồn gốc, ý nghĩa của Lễ Vu Lan để bạn học hiểu rõ hơn về ngày vô cùng ý nghĩa này.

Ngày lễ vu lan còn được gọi là gì

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Lễ Vu Lan

1. Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan còn được gọi là Lễ Vu Lan Báo Hiếu, là một ngày lễ quan trọng trong đạo Phật. Ngày tổ chức Lễ Vu Lan ở một số quốc gia sẽ có thể khác nhau, ở Việt Nam Lễ Vu Lan được tổ chức vào tháng Bảy âm lịch hàng năm, cụ thể là ngày mùng 15 tháng 7 âm lịch.

Lễ Vu Lan được coi là dịp để tưởng nhớ, báo hiếu và cầu nguyện cho linh hồn của các người đã qua đời, cũng như thể hiện lòng kính trọng và tôn trọng đối với tổ tiên và cha mẹ.

Ngày lễ vu lan còn được gọi là gì

Lễ Vu Lan Báo Hiếu là ngày mọi người tỏ lòng biết ơn với cha mẹ

Nguồn gốc của Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan có nguồn gốc từ Trung Quốc, bắt nguồn từ sự tích Đại Đức Mục Kiền Liên giúp linh hồn mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.

Đại Đức Mục Kiền Liên là một trong 2 đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Khi tu tập thành công, Đại Đức Mục Kiền Liên đã nhìn thấy người mẹ mất sớm của mình bị đày thành ngạ quỷ (quỷ đói) do thói quen lãng phí, không trân trọng thức ăn khi còn ở dương gian của bà.

Ngày lễ vu lan còn được gọi là gì

Tranh vẽ Đại Đức Mục Kiền Liên dâng cơm cho mẹ nhưng thức ăn hóa lửa

Sau nhiều lần dâng cơm cho mẹ nhưng tất cả thức ăn đều hóa lửa, Đại Đức Mục Kiền Liên cầu cứu lên Đức Phật Thích Ca và tìm ra cách chính là cúng dường, làm việc thiện để cầu nguyện cho linh hồn của mẹ. Nhờ vào lòng hiếu thảo và tâm tình chân thành của Đại Đức Mục Kiền Liên, linh hồn của mẹ đã được giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ và được siêu thoát.

Theo kinh dạy của Phật “Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho ca mẹ thì cũng dùng cách này”. Lễ Vu Lan Báo Hiếu từ đó cũng được ra đời.

Ý nghĩa của Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan có ý nghĩa thể hiện tinh thần báo hiếu và lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ. Người con tỏ lòng kính trọng và thể hiện sự biết ơn về công sinh thành,nuôi dưỡng và sự hy sinh của cha mẹ. Đối với người có cha mẹ đã khuất, đây là dịp để dịp để tưởng nhớ và cầu nguyện để họ được siêu thoát khỏi chuỗi luân hồi.

2. Nghi thức bông hồng cài áo trong ngày Lễ Vu Lan

Nghi thức bông hồng cài áo là một nghi thức cao quý trong dịp Lễ Vu Lan, bắt nguồn bởi Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Trước năm 1962, Thiền sư Thích Nhất Hạnh thực hành thiền tại Nhật Bản. Một ngày nọ, ông quyết định đến một nhà sách trong ngày Ngày của Mẹ (Mother’s Day - một ngày lễ truyền thống được kỷ niệm ở nhiều nước Âu, Mỹ). Trong lúc ông đang ở trong cửa hàng sách, một cô gái tiến đến và cài một bông hoa trắng lên áo tràng của ông mà không rõ lý do.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh hỏi cô gái về ý nghĩa của việc cài bông hoa trắng này. Cô gái giải thích rằng trong ngày này, nếu ai còn có mẹ thì họ sẽ cài một bông hoa đỏ, còn nếu mất mẹ thì họ sẽ cài một bông hoa trắng để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với mẹ đã qua đời.

Ngày lễ vu lan còn được gọi là gì

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và tùy bút “Bông hồng cài áo”

Câu chuyện này đã gợi ý cho Thích Nhất Hạnh về ý nghĩa tượng trưng của bông hoa cài áo và cách chúng ta có thể tưởng nhớ, tri ân và bày tỏ lòng biết ơn đối với người mẹ của mình, cũng như tất cả các người thân yêu đã ra đi. Năm 1962, Thích Nhất Hạnh viết quyển sách "Bông hồng cài áo" dựa trên câu chuyện này, nơi ông thảo luận về tình yêu và tình cảm đối với người mẹ và cách chúng ta có thể thực hiện việc này trong cuộc sống hàng ngày.

3. Việc làm ý nghĩa trong ngày Lễ Vu Lan

Trong dịp Lễ Vu Lan, có nhiều việc làm ý nghĩa mà bạn có thể thực hiện để thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng cha mẹ và tổ tiên, cũng như thể hiện tinh thần từ thiện và lòng nhân ái. Dưới đây là một số việc làm ý nghĩa bạn có thể thực hiện trong dịp này:

Thể hiện tình yêu, sự biết ơn đối với cha mẹ

Cuộc sống thường nhật có thể khiến bạn không có thời gian hoặc ngại thể hiện tình cảm với cha mẹ. Hãy nhân dịp Lễ Vu Lan để thể hiện tình yêu và sự biết ơn của mình đối với cha mẹ bằng những việc như: tặng món quà nhỏ, vào bếp nấu món ăn cha mẹ yêu thích, hay đơn giản chỉ cần một cuộc gọi hoặc một dòng tin nhắn yêu thương cũng sẽ khiến cha mẹ cảm thấy hạnh phúc trong ngày này.

Ngày lễ vu lan còn được gọi là gì

Thể hiện tình yêu, sự biết ơn đối với cha mẹ

Làm từ thiện

Tương tự như trong câu chuyện nguyên thủy, bạn có thể tùy theo khả năng của bản thân mà có thể tặng quà, giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, như người già, người khuyết tật, người nghèo, để thể hiện lòng biết ơn và lòng nhân ái.

Tham gia các hoạt động xã hội

Nhiều nơi tổ chức các chương trình từ thiện và xã hội trong ngày Vu Lan, như phát quà cho người nghèo, cấp thuốc miễn phí cho người già yếu, và cùng nhau thực hiện các hoạt động thiện nguyện.

Không hại chúng sinh

Là ngày tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, ngày lễ Vu Lan thể hiện tinh thần từ bi, lòng hiếu thảo, và tôn kính đối với cuộc sống. Do đó, các hành động như sát sinh bao gồm cả động vật, gây hại chúng sinh hoàn toàn không phù hợp trong ngày này.

Cúng Lễ Vu Lan

Cúng lễ Vu Lan là một phần quan trọng trong nghi thức tôn kính và cúng dường cho tổ tiên và người thân đã khuất. Mâm cúng Lễ Vu Lan thường không quá chú trọng vào “mâm cao, cỗ đầy”, cốt lõi là người cúng lễ thành tâm và chuẩn bị đồ cúng cần thiết như:

  • Chén đũa
  • Thức ăn, nước uống như: cơm trắng, cháo loãng, gạo, muối, canh, xôi, chè, khoai lang, bỏng ngô, bánh, trái cây, trầu cau
  • Hoa tươi
  • Áo quần vàng mã

Ngày lễ vu lan còn được gọi là gì

Mâm cúng chay ngày Lễ Vu Lan

Các phong tục và vật phẩm có thể khác nhau tùy theo từng khu vực và truyền thống Phật giáo khác nhau. Để biết chính xác những gì cần chuẩn bị cho mâm cúng lễ Vu Lan, bạn nên tìm hiểu thêm từ các nguồn tín ngưỡng và tham khảo với những người có kinh nghiệm trong việc tổ chức lễ cúng này.

Trình tự cúng Lễ Vu Lan: cúng Phật (nếu gia đình bạn thờ Phật), cúng thần linh, cúng gia tiên và cuối cùng là cúng thí thực chúng sinh.

Kết: Lễ Vu Lan mang ý nghĩa thể hiện sự tôn kính, tưởng nhớ tổ tiên, đấng sinh thành cùng với sự từ bi và tình thương. Vì vậy, tất cả hành động nào bạn thực hiện xuất phát từ lòng thành, sự biết ơn và tôn kính đều có ý nghĩa lớn lao trong ngày Lễ Vu Lan.

Hy vọng những thông tin từ Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn chia sẻ giúp bạn hiểu về Lễ Vu Lan cũng như biết những việc nên làm trong ngày này.