Ngành, lớp, bộ, họ - chi loài

nguyên tắc phân loại thực vật

Ngành, lớp, bộ, họ - chi loài
nghĩa đình

Phần 2 : Phân loại học thực vật 1. Các khái niệm và nguyên tắc trong PLTV  Các định nghĩa về loài loài (species) là bậc cơ bản trong phân loại, có 3 quan điểm về loài:  Loài duy danh (Buffon, Robinet, Lamark): loài là một khái niệm trìu tượng, do con người đặt ra. Loài chẳng bao giờ được sinh ra, cũng chẳng bao giờ mất đi, trong thiên nhiên chỉ có những cá thể, những cá thể đó do một lực "toàn năng" (thượng đế) sinh ra.

Phân loại là gì?

Phân loại là sự phân chia sắp xếp các sự vật hiện tượng, khái niệm theo một trật tự nhất định ở những cấp độ nhất định dựa vào những dấu hiệu giống nhau và khác nhau giữa chúng để phân chia, sắp xếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội theo một trật tự nhất định tùy thuộc vào mục đích phân loại.
Nhiệm vụ của phân loại là sắp xếp các loài thực vật vào các đơn vị phân loại phù hợp và có mối quan hệ họ hàng với nhau một cách tự nhiên; đồng thời phản ánh được quá trình tiến hóa của giới thực vật.
Phân loại khoa học dùng trong Sinh học (do Carolus Linnaeus xây dựng) trong đó, nút gốc là Sinh vật (Organism), với ý nghĩa rằng phân loại này áp dụng cho tất cả các sinh vật sống. Bên dưới là các đơn vị phân loại (taxon) như: Giới (kingdom), ngành (phylum), lớp (class), bộ (order), họ (family), chi (genus) và loài (species).

Phân loại thực vật

Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ thấp đến cao theo trật tự sau: Loài (species) → Chi (genus) → Họ (familia) → Bộ (ordo) → Lớp (classis) → Ngành (divisio).
+ Loài: Là tập hợp những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo…Ví dụ loài dứa, loài cau.
+ Chi: Chi dứa, chi mận mơ…
+ Họ: Họ Cam, họ Hoa Hồng…
+ Bộ: Bộ Gừng, bộ Hành…
+ Ngành: Ngành rêu, ngành Hạt trần…

Ngành, lớp, bộ, họ - chi loài
Các ngành của thực vật

Một số đại diện của ngành thực vật:

Thực vật: Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật. Như vậy thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng.
Ngành tảo: Có đặc điểm chung là chưa có rễ, thân, lá, sống ở nước là chủ yếu. Các loại tảo thường gặp:

Ngành, lớp, bộ, họ - chi loài

Ngành rêu: Có đặc điểm chung là thân không phân nhánh, không có mạch dẫn, rễ giả, lá nhỏ, sống ở cạn nhưng ở những nơi ẩm ướt. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành cây con.

Ngành, lớp, bộ, họ - chi loài

Ngành quyết, cây dương xỉ: Có đặc điểm chung đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu, có bào tử, bào tử nảy mầm thành nguyên tản, từ nguyên tán hình thành cây con.

Ngành, lớp, bộ, họ - chi loài

Ngành Hạt trần Việt Nam: Có 6 họ, 9 chi, 13 loài gồm: Bách tán (họ Bách tán); Bách xanh, Pơ mu, Trắc bách (họ Hoàng); Thiên tuế đá vôi, Thiên tuế lược, Vạn tuế (họ Tuế); Gắm núi (họ Gắm núi); Thông lông gà, Kim giao, Kim giao wallich, Thông tre lá dài (họ Kim giao); Sa mộc dầu (họ Bụt mọc). Đặc điểm chung là đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu, có nón, có hạt hở.

Ngành, lớp, bộ, họ - chi loài
Ngành, lớp, bộ, họ - chi loài
Ngành, lớp, bộ, họ - chi loài

Ngành hạt kín có các đặc điểm: Là nhóm thực vật có hoa. Chúng có một số đặc điểm chung như sau: Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép…), trong thân có mạch dẫn hoàn thiện. + Hạt nằm trong quả (ở hoa là noãn nằm trong bầu) – đây là một ưu thế của các cây hạt kín, vì hạt được bảo vệ tốt hơn.

Ngành, lớp, bộ, họ - chi loài

Nấm + địa y:  Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng có thành tế bào bằng kitin (chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên thể sợi (mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào. Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường là qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay quả thể. Một số loài mất khả năng tạo nên những cấu trúc sinh sản đặc biệt và nhân lên qua hình thức sinh sản sinh dưỡng. Địa y là một dạng kết hợp giữa nấm (mycobiont) và một loại sinh vật có thể quang hợp (photobiont hay phycobiont) trong một mối quan hệ cộng sinh. Photobiont có thể là tảo lục (thường là Trebouxia) hay khuẩn lam (thường là Nostoc). Hình thái học, sinh lý học và hóa sinh học của địa y rất khác biệt với nấm và tảo riêng biệt. Địa y tồn tại ở một số môi trường khắc nghiệt nhất thế giới đài nguyên bắc cực, sa mạc, bờ đá. Chúng rất phong phú trên các lá và cành cây tại rừng mưa và rừng gỗ, trên đá, cả trên tường gạch và đất. Nóc của nhiều tòa nhà có địa y mọc.

Câu hỏi:

Kể những ngành thực vật đã học?

Thực hành lựa chọn các cụm từ ở cột B sao cho phù hợp với cột A

Cột A: Các ngành thực vật Cột B: Đặc điểm
1. Các ngành a. Đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu, có nón, có hạt hở (hạt nằm trên lá noãn).
2. Ngành Rêu có các đằm trên b. Thân, rễ, lá chính thức đa dạng. Sống ở cạn là chủ yếu, có nón, có hoa và quả, hạt kín (hạt nằm trong quả).
3. Ngành Dương xỉ có các đặc điểm c. Chưa có thân, rễ, lá. Sống ở nước là chủ yếu.
4. Ngành Hạt trần có các đặc điểm d. Thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ, sống ở cạn nhưng ở những nơi ẩm ướt. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành cây con.
5. Ngành Hạt kín có các đặc điểm e. Đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu, có bào tử, bào tử nảy mầm thành nguyên tản, từ nguyên tản hình thành cây con.