Ngành Kiểm toán Đại học Ngân hàng

Các bạn tân sinh viên thân mến, nếu tri thức là một khoảng trời rộng lớn thì các bạn hãy nỗ lực rèn luyện để trở thành những con chim có thể tung bay trên bầu trời đó với đôi cánh của tinh thần tự do và tư duy độc lập, đầy sáng tạo nhé. Quá trình đó sẽ vô cùng vất vả nhưng Khoa Tài chính kế toán, ĐH Lạc Hồng tin tưởng rằng nơi đây sẽ là điểm tựa vững vàng cho những ai dám ước mơ tung bay bằng đôi cánh của chính mình…

                         

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay, không chỉ tại Việt Nam mà mọi tổ chức trên thế giới đều có một yếu tố chung, đó là thành công của họ hoàn toàn phụ thuộc vào sự đúng đắn trong phương pháp quản lý tài chính. Điều này khiến ngành Tài chính – Ngân hàng và Kế toán – Kiểm toán trở thành một trong những ngành học được đánh giá cao trong nền kinh tế đầy thách thức hiện nay. Tuy nhiên, lại có một thực tế đáng lo ngại là hiện có nhiều bạn trẻ tuy đã lựa chọn ngành Tài chính – Ngân hàng hay Kế toán – Kiểm toán nhưng vẫn chưa biết rõ về ngành học mà mình sẽ gắn bó với con đường nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Để củng cố cho bạn thêm niềm tin vào quyết định của bản thân về nghề nghiệp tương lai, dưới đây là một số thông tin quan trọng cung cấp cho người học góc nhìn rõ nét về chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng và Kế toán – Kiểm toán.

1. Về chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng

Tài chính - Ngân hàng là một ngành khá là rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ. Vì vậy có rất nhiều các lĩnh vực chuyên ngành hẹp tùy thuộc vào mục tiêu đào tạo của từng trường. Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng được cung cấp kiến thức chung về khối khoa học cơ bản, khối ngành kinh tế, các kiến thức cơ bản  của ngành như: tài chính tiền tệ, kế toán, kinh tế học, đồng thời được cung cấp các kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành cụ thể. Ngành Tài chính - Ngân hàng có các chuyên ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công, Tài chính quốc tế, Thuế, Hải quan, Kinh doanh chứng khoán, Định giá tài sản, phân tích chính sách tài chính, Thanh toán quốc tế, ...

        

Sinh viên ra trường có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương hay địa phương [Thuế, Hải quan, Kho bạc, …]; các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…. thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Theo đánh giá, đây là một ngành có cơ hội việc làm rất cao, tuy nhiên sinh viên ra trường vẫn có tỉ lệ thất nghiệp tương đối. Lý do là yêu cầu tuyển dụng của ngành này cũng rất cao, ứng viên ứng tuyển vào các Ngân hàng hay công ty tài chính, bảo hiểm sẽ phải có nghiệp vụ cơ bản tốt, khả năng tiếng Anh cũng như phải thể hiện sự thông minh, năng động, và khả năng thích ứng công việc. Một số ngân hàng khi tuyển dụng còn yêu cầu trình độ ngoại ngữ rất cao, ví dụ như tiếng Anh phải có bằng TOEFL hay IELTS… Do đó, sinh viên khi còn đang học cần chú trọng trang bị cho mình các kĩ năng đó.

2. Về chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán

Ngành học Kế toán – Kiểm toán trang bị các kiến thức chung về khối kinh tế, kiến thức cơ bản  của ngành như tài chính tiền tệ, kế toán tài chính, kế toán quản trị,… và các kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán. Người học được trang bị các kiến thức và nắm vững các chế độ tài chính, kế toán theo pháp luật; có khả năng điều hành công tác kế toán, kiểm toán nội bộ và tài chính ở các loại hình doanh nghiệp, thực hành và hướng dẫn thực hiện các công việc kế toán, kiểm toán nội bộ,…

                               

Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp… Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán có thể làm việc trong các bộ phận kế toán, tài chính, tài vụ, tín dụng của tất cả các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức,… Đầu ra của ngành rất rộng mở, hiện nay cả nước có khoảng trên 500.000 doanh nghiệp, nền kinh tế phát triển, các công ty mở ra càng nhiều, mỗi doanh nghiệp như vậy đều cần ít nhất 1-2 kế toán, chưa kể các công ty khoảng từ 50 người trở lên cần nhiều hơn thế. Bên cạnh đó chưa kể đến các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ,… đều cần kế toán.

Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập. Kiểm toán có thể làm việc tại các công ty, tổ chức, văn phòng kiểm toán; làm việc ở bất kỳ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào cần kiểm tra và giám sát các hoạt động tài chính của đơn vị; làm việc trong các cơ quan kiểm toán nhà nước.

*Về cơ hội nghề nghiệp:

                                  

Đại học Lạc Hồng tọa lạc tại thành phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai- “Thủ phủ công nghiệp” với hơn 64 cụm khu công nghiệp và hơn 11.000 doanh nghiệp. Đặc biệt, Đồng Nai là một trong những khu kinh tế trọng điểm phía Nam, được tiếp giáp và lưu thông kinh tế thuận tiện với Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Về mặt “thiên thời, địa lợi” đây là cơ hội việc làm rất lớn cho sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng và Kế toán – Kiểm toán.

Với những thông tin đưa ra ở trên hy vọng đã củng cố thêm niềm tin cho các bạn trẻ khi chọn lựa ngành Tài chính-ngân hàng và Kế toán-kiểm toán là công việc trong tương lai của mình. Chúc các bạn có một mùa tựu trường với nhiều niềm vui và đạt được những thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống…

tài chính kế toán lạc hồng

Chương trình

Ngành

Kế toán

Thời lượng

4 năm

Thời gian đào tạo: 4 năm

Khối lượng kiến thức: 129 tín chỉ [gồm 5 tín chỉ Giáo dục thể chất và 8 tín chỉ Giáo dục quốc phòng – an ninh].

Đối tượng tuyển sinh:

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT [ theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên] hoặc đã tốt nghiệp trung cấp gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GD – ĐT.

Thí sinh có kết quả điểm thi THPT Quốc gia theo các tổ hợp môn đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường công bố.

Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán, chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, những kiến thức chuyên sâu về kế toán và kiểm toán, đáp ứng nhu cầu nhân sự trong nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể là người học được trang bị:

- Kiến thức và lập luận ngành.

- Kỹ năng và phẩm chất cá nhân – nghề nghiệp.

- Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.

- Năng lực thực hành nghề nghiệp.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Về kiến thức, sinh viên sẽ hiểu biết pháp luật về kinh doanh, kế toán – kiểm toán, tài chính và thuế, có kiến thức chuyên sâu để tổ chức thực hiện chức năng kế toán tài chính, chức năng kế toán quản trị, tổ chức hệ thống thông tin kế toán; có kiến thức để thực hiện các công việc kiểm toán và tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm tra kế toán; có kiến thức về phân tích và quản trị tài chính trong việc xây dựng các quyết định tài chính.

Về kỹ năng, sinh viên sẽ có kỹ năng về tổ chức hoạt động kế toán – kiểm toán, kỹ năng phân tích tài chính, xây dựng quy trình kiểm toán và kiểm soát nội bộ; sử dụng ít nhất một phần mềm kế toán và các phần mềm ứng dụng để xử lý các dữ liệu về kế toán tài chính; kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, kỹ năng văn phòng, kỹ năng trình bày, kỹ năng giao tiếp; khả năng nghiên cứu để nâng cao kiến thức phục vụ công việc; sinh viên có chuẩn tiếng Anh đầu ra [điều kiện để xét tốt nghiệp] là: TOEIC 530 hoặc B1 [chuẩn Châu Âu] và chuẩn tin học đầu ra là chứng chỉ tin học trình độ B.

Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, chuyên ngành kế toán – kiểm toán có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty kiểm toán, cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế, hải quan, cơ quan nghiên cứu, quản lý, hội nghề nghiệp và các tổ chức đào tạo về kế toán – kiểm toán. Cụ thể, sinh viên có thể làm việc với các vị trí cụ thể sau: Nhân viên kế toán; Giao dịch viên; Nhân viên kiểm toán và kiểm soát nội bộ; Trợ lý kiểm toán; Nhân viên tư vấn kế toán, tài chính, thuế; Cán bộ thuế; Giảng viên tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu tại trường đại học; Nghiên cứu viên ở các Trung tâm, Viện nghiên cứu…

Video liên quan

Chủ Đề