Ngành Hàn Quốc học lấy bao nhiều điểm

Dự báo điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc năm nay?


Xu thế hội nhập và phát triển đem đến nhiều cơ hội việc làm cho rất nhiều ngành nghề trong đó có ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc. Bởi lẽ đã, đang và sẽ có nhiều doanh nghiệp xứ Hàn đến đầu tư tại Việt Nam khi nền kinh tế mở cửa. Nắm bắt được cơ hội này, nhiều bạn thí sinh đã lựa chọn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc để theo học.Vậy hãy cùng HUTECH “Dự báo điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc năm nay?” nhé! 

Mức điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc năm nay

Mức điểm chuẩn của ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có sự thay đổi trong nhiều năm trở lại đây khi số lượng thí sinh đăng ký theo học ở mức khá cao. Dưới đây là thông tin xét tuyển và điểm chuẩn của ngành này ở một số trường đại học uy tín mà bạn có thể tham khảo: 

  • Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc năm 2021 là 25.8 điểm

  • Trường Đại học Công nghệ TP.HCM, điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc năm 2021 là 18 điểm​

  • Trường Đại học Kinh tế - Tài chính, điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc năm 2021 là 19 điểm
     

Mức điểm chuẩn của ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại các trường có sự chênh lệch 

Để giúp các bạn thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, ngoài phương thức xét tuyển chính là xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, HUTECH còn xét học bạ, xét điểm thi ĐGNL, cụ thể 4 phương thức như sau: 

  • Phương thức 01: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 với các tổ hợp: A01 [Toán, Lý, Anh], C00 [Văn, Sử, Địa], D01 [Toán, Văn, Anh] và D15 [Văn, Địa, Anh]. Điểm chuẩn năm 2021 là 18 điểm 
  • Phương thức 02: Xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực [ĐGNL] 2022 của ĐH Quốc gia TP.HCM. Điểm chuẩn năm 2021 là 650 điểm 
  • Phương thức 03: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn năm lớp 12 với các tổ hợp: A01 [Toán, Lý, Anh], C00 [Văn, Sử, Địa], D01 [Toán, Văn, Anh], D15 [Văn, Địa, Anh]. Điểm chuẩn năm 2021 là 18 điểm 
  • Phương thức 04: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ [lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12]. Điểm chuẩn năm 2021 là 18 điểm. 


HUTECH áp dụng 04 phương thức xét tuyển cho ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc 

 

Qua những thông tin vừa chia sẻ bên trên, HUTECH mong rằng câu hỏi về “Dự báo điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc năm nay” sẽ không là một câu hỏi khó, HUTECH chúc bạn có một mùa thi thành công, thuận lợi!

Đăng ký xét tuyển trực tuyến
 

Mọi thắc mắc về các vấn đề có liên quan, mời bạn đặt câu hỏi để được tư vấn chi tiết
 


 


Xem thêm

>> Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc
>> 
Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc là gì? Ra trường làm gì?
>> Học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc ở đâu?
>> Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc lấy bao nhiêu điểm?
>> Có nên học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc không?
>> Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc xét tuyển những tổ hợp môn nào?
>> Cơ hội việc làm ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc 

>> Trường nào tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc?
>> Trường nào xét tuyển học bạ ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc? 
>> Học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có dễ xin việc làm không?
>> Thời gian học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc trong bao lâu?

>> Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc xét tuyển các phương thức nào?
>> Để xét tuyển ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc cần học tốt môn nào?
>> Học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc thực hành, thực tập ở đâu?

>> Top những trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc?
>> Hướng dẫn cách xét học bạ vào ngành 
Ngôn ngữ Hàn Quốc?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành 
Ngôn ngữ Hàn Quốc thi khối [tổ hợp] nào?
>> Dự báo điểm chuẩn ngành 
Ngôn ngữ Hàn Quốc năm nay?
>> Xét học bạ trực tuyến vào ngành 
Ngôn ngữ Hàn Quốc?

Chí Mẩn

14599778

Hàn Quốc học là một trong những ngành đào tạo khá mới mẻ tại Việt Nam. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ những thông tin phục vụ đến tuyển sinh ngành học này cho mùa tuyển sinh sắp tới nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Hàn Quốc học là gì?

Hàn Quốc học là ngành học chuyên sâu về đất nước Hàn Quốc, bao gồm các nét văn hóa, lịch sử, kinh tế, dân tộc và ngôn ngữ người Hàn.

Chương trình học ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam hầu như chỉ đào tạo chuyên sâu về Nam Hàn – Đại Hàn Dân Quốc [khác với Bắc Hàn là Triều Tiên].

Ngoài các kiến thức về ngôn ngữ, sinh viên ngành Ngôn ngữ học được đào tạo nền tảng căn bản với những môn học đặc biệt như Cơ sở văn hóa Việt Nam, xã hội học, lịch sử văn minh thế giới..

Ngoài ra, sinh viên ngành HQH cũng được trang bị thêm kiến thức văn phạm, từ vựng, dịch thuật, kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, nghiên cứu về các hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước Hàn Quốc.

Các hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc, các hoạt động ngoại khóa cùng các cuộc thi, lễ hội mang nét văn hóa Hàn Quốc sẽ mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho các sinh viên chuyên ngành này.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Hàn Quốc học

Hiện nay hầu như các trường đều tuyển sinh ngành Hàn Quốc học theo dạng chuyên ngành của ngành Đông phương học.

Trong bài viết này, TrangEdu chỉ tổng hợp thông tin các trường tuyển sinh ngành Hàn Quốc học, không tổng hợp các trường chỉ xét tuyển dưới dạng chuyên ngành nha.

Danh sách các trường tuyển sinh ngành Hàn Quốc học năm 2022 và điểm chuẩn như sau:

Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Nga năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 15.0 và cao nhất là 30.0 [thang điểm 30].

Các khối thi ngành Hàn Quốc học

Các khối xét tuyển chính ngành Hàn Quốc học vào các trường đại học phía trên bao gồm:

  • Khối DD2 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Hàn]
  • Khối DH5 []
  • Khối A01 [Toán, Vật lý, Tiếng Anh]
  • Khối D01 [Văn, Toán, tiếng Anh]
  • Khối D04 [Văn, Toán, tiếng Trung]
  • Khối D78 [Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh]
  • Khối D83 [Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung]
  • Khối D66 [Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh]
  • Khối C00 [Văn, Sử, Địa]
  • Khối D14 [Văn, Lịch sử, Tiếng Anh]
  • Khối C01 [Văn, Toán, Vật lí]

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng

Chương trình đào tạo ngành Hàn Quốc học

Chương trình học ngành Hàn Quốc học tại các trường đại học ở Việt Nam ra sao?

Cùng TrangEdu tìm hiểu chi tiết chương trình học ngành Hàn Quốc học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN nhé.

I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG
Triết học Mác – Lê nin
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tiếng Hàn B1
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng-an ninh
II. KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
Học phần bắt buộc:
Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Lịch sử văn minh thế giới
Logic học đại cương
Nhà nước và pháp luật đại cương
Tâm lý học đại cương
Xã hội học đại cương
Tin học ứng dụng
Kĩ năng bổ trợ
Học phần tự chọn:
Kinh tế học đại cương
Môi trường và phát triển
Thống kê cho khoa học xã hội
Thực hành văn bản tiếng Việt
Nhập môn Năng lực thông tin
Viết học thuật
Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng
Hội nhập Quốc tế và phát triển
Hệ thống chính trị Việt Nam
III. KHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Tiếng Hàn cho khoa học xã hội và nhân văn 1
Tiếng Hàn cho khoa học xã hội và nhân văn 2
Khởi nghiệp
Khu vực học đại cương
Nhập môn Nghiên cứu Hàn Quốc
Học phần tự chọn:
Lịch sử phương Đông
Tiếng Việt và các ngôn ngữ phương Đông
Văn hóa, văn minh phương Đông
Kinh tế Đông Bắc Á
Chính trị khu vực Đông Bắc Á
Nhập môn quản trị văn phòng
Văn hóa du lịch
Tâm lý học quản lý
Văn hóa tổ chức
Tâm lí học xã hội
Nghệ thuật học đại cương
IV. KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Lý thuyết Hàn ngữ hiện đại
Tiếng Hàn nâng cao 1
Tiếng Hàn nâng cao 2
Học phần tự chọn:
Kiến thức chuyên sâu của ngành:
Tiếng Hàn chuyên ngành [Lịch sử]
Tiếng Hàn chuyên ngành [Thương mại]
Tiếng Hàn chuyên ngành  [Văn hóa]
Tiếng Hàn chuyên ngành [Chính trị -Xã hội]
Tiếng Hàn chuyên ngành [Du lịch]
Tiếng Hàn chuyên ngành  [Báo chí truyền thông]
Kiến thức liên ngành:
Nghiệp vụ thư ký văn phòng
Kinh doanh quốc tế
Kỹ năng quản lý
Giao tiếp và lễ tân ngoại giao
V. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Địa lý Hàn Quốc
Xã hội Hàn Quốc
Văn hóa Hàn Quốc
Lịch sử Hàn Quốc
Tiếng Hàn nâng cao 3
Đối dịch Hàn – Việt
Kỹ năng thảo luận và thuyết trình tiếng Hàn
Giao tiếp liên văn hóa Hàn-Việt
Học phần tự chọn:
Nghệ thuật Hàn Quốc
Quan hệ liên Triều
Đọc hiểu tác phẩm văn học Hàn Quốc
Di sản văn hóa Hàn Quốc
Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc
Hán – Hàn cơ sở
Tư tưởng và tôn giáo Hàn Quốc
Thể chế chính trị Hàn Quốc
Kinh tế và xã hội tiêu dùng Hàn Quốc
Quan hệ quốc tế Hàn Quốc
Lịch sử văn học Hàn Quốc
Thực tập và khóa luận tốt nghiệp / các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Niên luận
Thực tập, thực tế
Khóa luận tốt nghiệp
Học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp
Ứng dụng tiếng Hàn tổng hợp
Hàn Quốc đương đại

Cơ hội việc làm ngành Hàn Quốc học

Sinh viên ngành Hàn Quốc học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp có thể thử sức bản thân ở một số vị trí công việc như sau:

  • Biên – Phiên dịch viên tiếng Hàn tại các cơ quan, tổ chức ngoại giao, doanh nghiệp Hàn Quốc
  • Công tác tại các Đại sứ quán, lãnh sự quán, các tổ chức quốc tế
  • Nhân viên văn phòng tại các công ty Hàn Quốc
  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Giảng viên ngành đào tạo tiếng Hàn tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục, trung tâm đào tạo
  • Làm việc tại các tổ chức nhà nước như cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện, viện nghiên cứu khoa học xã hội, cơ quan thông tấn báo chí, đài truyền hình trung ương…

Mức lương ngành Hàn Quốc học

Hàn Quốc học là một trong những ngành học có mức lương trung bình của sinh viên mới ra trường lớn trong top hiện nay, khoảng 12 – 15 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và vị trí công việc mà sẽ có sự thay đổi, cụ thể như sau:

  • Mức lương trung bình nghề phiên dịch tiếng Hàn là ~ 15 triệu đồng/tháng
  • Mức lương trung bình cao của các phiên dịch viên tiếng Hàn là ~ 17 triệu đồng/tháng

Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin tổng hợp về ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc. Chúc các bạn có những sự lựa chọn ngành, chọn nghề chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề