Ngành điện lạnh đại học Cần Thơ

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.

Thông tin chung

- Tên ngành: Kỹ thuật Cơ khí

- Tên chuyên ngành: Cơ khí chế tạo máy

- Mã ngành tuyển sinh: 7520103

-Phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển bằng điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT [Phương thức 2].

+ Xét tuyển bằng điểm học bạ THPT [Phương thức 3].

- Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa [A00], Toán, Lý, Tiếng Anh [A01]

- Tên ngành được in trên bằng tốt nghiệp; Tên chuyên ngành được in trên bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.

Giới thiệu

- Ngành Kỹ thuật Cơ khí - chuyên ngành Cơ khí Chế tạo máy đào tạo kỹ sư Cơ khí có khả năng thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí, dây chuyền thiết bị sản xuất, gia công cơ khí trong chế tạo máy phục vụ cho công nghiệp cơ khí các ngành công nghiệp dịch vụ khác.

- Sinh viên được học kiến thức và rèn luyện tay nghề để trở thành Kỹ sư Cơ khí Chế tạo máy: thiết kế máy và thiết bị cơ khí; kỹ thuật gia công các sản phẩm cơ khí và chế tạo máy; điều khiển tự động. Với kiến thức và tay nghề được trang bị, sinh viên có thể thực hiện các công việc như thiết kế máy; gia công sản phẩm cơ khí và chế tạo máy; bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa máy và thiết bị cơ khí; lập trình và vận hành các thiết bị cơ khí hoạt động tự động.

Vị trí việc làm

- Kỹ sư thiết kế, chế tạo thiết bị, máy móc và những sản phẩm cơ khí;

- Kỹ sư phụ trách kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất; quản lý, giám sát sản xuất;

- Kỹ sư lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy và hệ thống thiết bị;

- Cán bộ kỹ thuật quản lý chất lượng về cơ khí;

- Chủ cơ sở gia công, chế tạo sản phẩm cơ khí, kinh doanh máy móc, thiết bị;

- Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo về kỹ thuật cơ khí.

Nơi làm việc

- Các cơ quan Nhà nước, Sở, Ban, Ngành có liên quan đến lĩnh vực cơ khí.

- Các khu công nghiệp, công ty, doanh nghiệp chế tạo máy, nhà máy sản xuất chế biến lương thực - thực phẩm, thức ăn gia súc, xi măng, hóa chất, thuốc trừ sâu.

- Công ty thiết kế, chế tạo, kinh doanh thiết bị, máy móc; gia công chế tạo máy.

-Các trung tâm kiểm định, phòng thí nghiệm chuyên ngành kỹ thuật cơ khí.

- Làm chủ công ty, doanh nghiệp tư nhân về cơ khí chế tạo máy.

- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,… đào tạo về kỹ thuật cơ khí.

- Các công ty, doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia.

- Xuất khẩu lao động ở Nhật Bản.

→ Chuẩn đầu ra

Mã ngành: 7520201                   Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 4,5 năm          Danh hiệu: Kỹ sư

Đơn vị quản lý: Bộ môn Kỹ thuật điện - Khoa Công nghệ

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện nhằm mục tiêu đào tạo kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt. Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng giải quyết độc lập các vấn đề kỹ thuật, có khả năng phát triển nghiên cứu về chuyên ngành điện năng, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước.

Các mục tiêu cụ thể như sau:

-  Cung cấp cho sinh viên các kiến thức căn bản chuyên ngành trong lĩnh vực Kỹ thuật điện, điện tử cần thiết cho nghề nghiệp hoặc phục vụ cho việc học ở bậc cao hơn. Kiến thức được xây dựng trên các nguyên lý khoa học, lập luận phân tích chặt chẽ và  kích thích khả năng sáng tạo của sinh viên.

- Cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng rộng nhằm phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu của sinh viên. Cung cấp các kỹ năng cơ bản cần thiết để thiết kế và thực hiện các đề án thực tế của ngành Kỹ thuật điện.

- Phát triển các kỹ năng giúp cho sinh viên có khả năng giao tiếp, tinh thần làm việc tập thể, rèn luyện thái độ chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, chuẩn bị khả năng làm việc trong môi trường hiện đại, phức tạp và học tập suốt đời.

- Rèn luyện kỹ năng về tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và giao tiếp.

VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP

Có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ xuất hiện trong thực tiễn nghề nghiệp, kể cả khả năng làm việc tập thể, khả năng lãnh đạo, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng:

- Quản lý/nhân viên trong các cơ quan quản lý nhà nước về ngành điện: Sở Công Thương, Sở Khoa học Công nghệ,...

- Giảng viên/nghiên cứu viên/chuyên viên trong các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo kỹ thuật,...

- Quản lý/vận hành/bảo trì trong Nhà máy điện, Công ty điện lực, Công ty xây lắp điện, Công ty truyền tải điện, Ban quản lý dự án nhà máy điện, Ban quản lý các khu công nghiệp,…

- Quản lý/vận hành/bảo trì trong các nhà máy sản xuất, công ty liên quan đến công nghệ tự động hoá trong các khu, cụm công nghiệp,...

- Giám sát/thiết kế trong các công ty tư vấn, thiết kế, thi công các công trình điện, công ty thương mại, dịch vụ về lĩnh vực điện,...

KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG

- Hình thành thói quen học suốt đời, có khả năng cập nhật kiến thức, tiếp tục nghiên cứu và học tập chuyên sâu, tự học và nghiên cứu suốt đời.

- Học bằng hai các lĩnh vực điện tử; kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. 

- Đáp ứng được với yêu cầu học tập ở các trình độ sau đại học trong lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử; kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

1. TS. Đỗ Nguyễn Duy Phương - Trưởng Bộ môn

2. TS. Quách Ngọc Thịnh - Phó Trưởng Bộ môn

3. ThS. Đào Minh Trung - Phó Trưởng Bộ môn

Bộ môn Kỹ thuật điện thuộc khoa Công Nghệ, trường Đại học Cần Thơ được thành lập vào tháng 8 năm 2001, ban đầu có tên là Bộ môn Điện và Kỹ thuật điều khiển tự động, đến tháng 5 năm 2005 Bộ môn được đổi tên như hiện nay.

Bộ môn được giao nhiệm vụ đào tạo ngành Kỹ thuật điện, giảng dạy về các học phần về ngành điện như thiết bị điện, cung cấp điện, hệ thống điện, điều khiển tự động...

Đội ngũ giảng viên tận tụy, có trình độ và kinh nghiệm. Cán bộ của Bộ môn đã và đang được đào tạo sau đại học, nâng cao trình độ trong và ngoài nước.

Trong nhiều năm qua Nhà Trường đã và sẽ tiếp tục đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất cho các Phòng thí nghiệm, đảm bảo cho việc giảng dạy chuyên ngành với trang thiết bị mới và hiện đại. Bộ môn đã thành lập 2 tổ chuyên ngành sau:

* Tổ chuyên ngành Điện công nghiệp: 

- Hiểu biết rõ về các thiết bị điện như cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính toán thiết kế các loại khí cụ điện, sửa chữa các loại động cơ điện

- Hiểu biết rõ về kỹ thuật điều khiển, mạng lưới điện hạ áp, trạm biến áp.

- Tính toán được tổn thất điện áp, ngắn mạch.

- Lựa chọn thiết bị điện hạ áp, thiết kế và lắp đặt tủ điều khiển, nâng cao hệ số công suất giảm tổn thất điện năng...

* Tổ chuyên ngành Hệ thống điện: 

- Hiểu biết rõ về nhà máy điện, trạm biến áp, các mạng lưới điện

- Thiết kế hệ thống điện, vận hành và điều khiển, qui hoạch hệ thống điện...

Tập thể Bộ môn luôn đề cao phương châm nâng cao chất lượng đào tạo!

 

Các phòng thí nghiệm

Bộ môn Kỹ Thuật Điện quản lý 8 phòng thí nghiệm/thực hành như sau:

  • PTN. Kỹ thuật đo
  • PTN. Điện công nghiệp
  • PTN. Vật liệu điện
  • PTN. Hệ thống Điện
  • PTN. Điện tử Công suất và Truyền động điện
  • PTH. Mạch điện
  • PTH. Tay nghề điện
  • PTH. Máy điện

Đội ngũ giảng dạy

Hiện nay Bộ môn có 20 cán bộ giảng dạy, trong đó:

  • Tiến sĩ:              06  
  • Thạc sĩ:             13 [đang làm nghiên cứu sinh 03]
  • Đại học:             01 [đang học thạc sĩ]

Liên hệ

  • Bộ môn Kỹ thuật Điện - Khoa Công Nghệ, Khu II, Đại học Cần Thơ
  • Đường 3 tháng 2, Q.Ninh Kiều, Tp Cần Thơ
  • Điện thoại: 0292. 3872 142 - Fax: 0292. 3831151

Video liên quan

Chủ Đề