Mục đích của việc hiệu chỉnh là gì

Mục lục

  1. 1. Hiệu chỉnh là gì?
  2. 2. Hiệu chuẩn là gì?
  3. 3. Kiểm định là gì?
  4. 4. So sánh

Trắc nghiệm: Mục đích của việc hiệu chỉnh là:

A. Xác định lại Input và Output của bài toán

B. Phát hiện và sửa sai sót

C. Mô tả chi tiết bài toán

D. Để tạo ra một chương trình mới

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Phát hiện và sửa sai sót

Giải thích : Sau khi viết chương trình xong vẫn có thể còn nhiều lỗi khác chưa phát hiện được vì vậy cần phải hiệu chỉnh, thử chương trình bằng cách thực hiện nó với một số bộ Input tiêu biểu phụ thuộc vào đặc thù bài toán để bằng cách nào đó ta biết trước Output nhằm phát hiện và sửa sai sót.

Cùng Top Tài Liệu tìm hiểu thêm về hiệu chỉnh, hiệu chuẩn, kiểm định và sự khác nhau của chúng nhé.

1. Hiệu chỉnh là gì?

Hiệu chỉnhlà chỉnh sửa những sai sót của máy móc, thiết bị nhằm đạt một độ chính xác và độ tin cậy cần thiết của máy móc, thiết bị.

Mục đích của việc hiệu chỉnh:

Hiệu chỉnh một thiết bị đolà hoạt động kiểm tra và điều chỉnh [nếu cần thiết] sao cho kết quả ở đầu ra đồng bộ với những yếu tố đầu vào của nó trong dải đo được quy định. Nếu như không được hiệu chỉnh đúng thì một trang bị hiện đại như thế nào cũng sẽ vô dụng.

2. Hiệu chuẩn là gì?

Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa chuẩn đo lường và phương tiện đođể đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó.Hiệu chuẩn không mang tính chất bắt buộc, dựa vào kết quả hiệu chuẩn khách hàng tự quyết định xem thiết bị có sử dụng nữa hay không.

Hiệu chuẩn nhằm:

+ Duy trì các gía trị của hệ thống chuẩn cũng như hệ thống các phương tiện đo đang được sử dụng, sự liên kết của chúng với các chuẩn đo lường nhằm đảm bảo tính thống nhất và chính xác của phép đo.

+ Xác định sai số của phương tiện đo từ đó điều chỉnh phương tiện đo cho phù hợp với các phép đo.

+ Đảm bảo sự tin cậy của phương tiện đo đối với các kết quả đo.

+ Xác định được độ không đảm bảo đo của phương tiện đo.

+ Giúp phát hiện ra hỏng hóc hoặc tiên đoán được hỏng hóc và có kế hoạch sửa chữa các phương tiện đo.

+ Phù hợp theo tiêu chuẩn chất lượng của ngành, quốc gia, quốc tế.

3. Kiểm định là gì?

Kiểm định là việc xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không, kết quả do cơ quan kiểm định nhà nước xác định là đạt hoặc không đạt.

Việc kiểm định phương tiện đo do kiểm định viên đo lường thực hiện thống nhất theo các quy trình kiểm định. Thiết bị đo sau khi kiểm định đạt yêu cầu được dán tem kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và có giá trị pháp lý trong cả nước.

Tóm lại:Kiểm định là bắt buộc, nếu kết quả không đạt thì thiết bị đó không được sử dụng và phải khắc phục bằng cách sửa chữa hay thay mới và kiểm định lại đến khi đạt mới được sử dụng.

4. So sánh

So sánh phân biệt hiệu chuẩn và kiểm định giống và khác nhau ở điểm gì?

Giữa hiệu chuẩn và kiểm định giống nhau : Cả 2 việc đều là các hành động so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá mức độ sai số. Cùng với các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của phương tiện đo.

Điểm khác nhau giữa hiệu chuẩn và phương pháp kiểm định: Kiểm định bắt buộc áp dụng theo yêu cầu của pháp lý còn hiệu chuẩn theo tính chất tự nguyện. Dựa vào kết quả hiệu chuẩn mà tự khách hàng quyết định mình có nên tiếp tục sử dụng thiết bị đo lường đó nữa hay không.

Phân biệt hiệu chuẩn và Hiệu chỉnh

Hiệu chuẩn và Hiệu chỉnh là 2 hành động quy định khác nhau hoàn toàn về bản chất. Một bên hiệu chuẩn là đánh giá về sự sai số, kiểm tra tính chính xác của các máy móc thiết bị đo. Và một bên còn lại là hiệu chỉnh điều chỉnh để sửa chữa thiết bị nếu cần thiết để có được độ chính xác tin cậy.

Video liên quan

Chủ Đề