Quản lý cảm xúc bản thân là gì

Đánh giá

Theo cách hiểu thông thường, cảm xúc được diễn giải như là một trạng thái phức hợp, là kết quả của sự thay đổi về sinh lý cũng như tâm lý, ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của con người. Qua khái niệm về kỹ năng quản lý cảm xúc, chúng ta nhận biết được cảm xúc là một trong những chất liệu nền tảng, thể hiện những rung động của con người trước tác động của cuộc sống.

Công ty Luật TNHH Everest Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Khái niệm về kỹ năng quản lý cảm xúc

Con người là thực thể sống, tồn tại trong môi trường tự nhiên và xã hội. Trong môi trường đó, con người có thể sống sót, tồn tại và phát triển một phần quan trọng nhờ vào khả năng phản ứng lại và thích ứng được với môi trường, có sự giao tiếp và hòa nhập với các đối tượng, sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình. Sự hiện diện của mỗi con người được xã hội nhận biết thông qua hành vi cá nhân. Từng hành vi riêng lẻ hay chuỗi các hành vi dưới dạng hoạt động nhận thức và tương tác với thế giới xung quanh của cá nhân luôn chịu sự tác động, chi phối của cảm xúc. Vậy cảm xúc là gì và nó tồn tại như thế nào?

Theo cách hiểu thông thường, cảm xúc được diễn giải như là một trạng thái phức hợp, là kết quả của sự thay đổi về sinh lý cũng như tâm lý, ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của con người. Cảm xúc được nhận biết là một trong những chất liệu nền tảng, thể hiện những rung động của con người trước tác động của cuộc sống, thông qua cách thể hiện thái độ của một người trước hiện tượng, sự vật, sự việc diễn biến trong các mối quan hệ.

Cảm xúc có những cung bậc khác nhau [thấp, vừa, cao] và đọng lại thành những giá trị qua sự đánh giá xã hội về tình cảm, nhận thức, văn hóa, nhân cách của từng cá nhân. Cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ giao tiếp xã hội cũng như sự thành công của cá nhân trong cuộc sống và nghề nghiệp. Do vậy, dù được nghiên cứu ở góc độ tiếp cận nào thì giá trị và sức mạnh của cảm xúc luôn chiếm vị trí rất quan trọng đối với đời sống của con người. Làm thể nào để hiểu rõ cảm xúc cá nhân, phát huy vai trò của những cảm xúc tích cực, đem lại hiệu quả hoạt động cao trong đời sống và hoạt động nghề nghiệp, tránh tác hại do không kiểm soát được cảm xúc luôn là vấn đề của từng cá nhân nhưng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến các cá nhân khác trong xã hội.

Các lý thuyết thể hiện khái niệm về kỹ năng cảm xúc

Các lý thuyết thể hiện khái niệm về kỹ năng cảm xúc mà nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện tập trung ở ba góc độ chính là: sinh lý. thần kinh và nhận thức

Lý thuyết về sinh lý cho rằng, cảm xúc là một dạng phản ứng của cơ thể trước đối tượng giao tiếp và sự việc mà cá nhân tiếp xúc. Dưới tác động của kích thích bên ngoài, các phản ứng của cơ thể tương đồng với một loại cảm xúc diễn ra để rồi sau đó, cảm xúc xuất hiện như là một hệ quả của những phản ứng mà cơ thể mang lại. Cảm xúc trước hết được hình thành trên cảm giác cơ thể, nhằm phản ứng lại sự tác động từ bên ngoài.

Lý thuyết về thần kinh quan niệm, chính hoạt động của não bộ dẫn đến các phản ứng cảm xúc. Cảm xúc của con người xét về nguồn gốc, chức năng hay sự biểu hiện luôn mang tính xã hội. Như vậy, cảm xúc là một hiện tượng tâm lý, là sự rung cảm của chủ thể đối với môi trường xung quanh, là trạng thái tinh thần của chủ thể trong mối quan hệ với đối tượng tiếp xúc và sự vật, sự việc diễn ra trong xã hội.

Lý thuyết về nhận thức luận giải, suy nghĩ và các hoạt động tỉnh thần đóng vai trò căn bản tạo nên cảm xúc của con người. Cảm xúc nảy sinh từ sự nhận thức về các đối tượng, sự kiện liên quan đến con người. Theo Lazarus, cảm xúc này sinh phụ thuộc vào hai nhận định cơ bản. Một là, nhận thức về những cái có liên quan dựa trên các yếu tổ mục tiêu liên quan, mục tiêu phù hợp và các đặc điểm của cả nhân trong các sự kiện. Trước một sự kiện xảy ra, nếu cá nhân đánh giá rằng sự kiện đó có liên quan đến mục tiêu của bản thân thì cảm xúc sẽ xuất hiện. Sự kiện phát sinh nếu không liên quan thì cảm xúc sẽ không xảy ra. Hai là, đối với một sự kiện khi xảy ra vừa phù hợp với mục tiêu, vừa có lợi cho cá nhân thì thường sẽ xuất hiện các cảm xúc dương tính tích cực và ngược trở lại, nếu vừa không phù hợp, vừa có hại hoặc đe dọa đến lợi ích cá nhân thì không tránh khỏi sẽ xuất hiện cảm xúc âm tính tiêu cực. Như vậy, cảm xúc là kết quả của sự phản ứng về mặt sinh lý đối với các sự kiện. Các kích thích vật lý diễn ra trước, sau đó cá nhân xác định lý do cho kích thích này để trải nghiệm và gắn nhân nó như một cảm xúc. Có thể hình dung chuỗi sự kiện diễn ra theo trình tự kích thích, sau đó đến suy nghĩ và dẫn đến đồng thời cũng một lúc của phản ứng vật lý và cảm xúc.

Ví dụ: Khi một người phải đối diện với một nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của bản thân thì cảm xúc lo sợ sẽ đồng thời với suy nghĩ đang rơi vào tình huống nguy hiểm. Cảm xúc là sự cùng suy nghĩ đang bị đe dọa này sẽ kéo theo phản ứng vật lý là chống lại hay bỏ chạy. Quyết định này thể hiện sự lựa chọn của cá nhân và là kết quả của phản ứng lại với cảm xúc lo sợ để tự bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mất an toàn.

Những cảm xúc và suy nghĩ có phản hồi hoặc phản hồi như thế nào trên trạng thái cơ thể [nét mặt, ánh mắt, giọng nói, thái độ phụ thuộc vào một thử khả năng vô cùng quan trọng của cá nhân, đó là khả năng kiểm soát, chế ngự cảm xúc. Nó chúng tô và thể hiện trí tuệ cảm xúc gắn với từng cá nhân, yếu tố quyết định thái độ, cách thức con người tương tác với cá nhân khác và sự vật, sự việc diễn ra trong các mối quan hệ xã hội để có thể thành công hay bị thất bại trong các quan hệ đó, Tổng hợp những góc độ khác nhau, có thể hiểu:

Cảm xúc là thái độ, cách thức thể hiện những rung động của một cá nhân cụ thể trước tác động của đối tượng, sự vật, sự việc, có liên quan đến mục tiêu, nhu cầu, lợi ích và các hoạt động xã hội nghề nghiệp cuộc sống của cá nhân đó.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:.

Video liên quan

Chủ Đề