Mua bán hoá đơn gtgt là gì

Vì sao doanh nghiệp phải đi mua hóa đơn? Một Doanh nghiệp có thể lấy nguồn hóa đơn ở đâu để bán cho doanh nghiệp khác? Có phải mọi hóa đơn đều có giá trị hạch toán? Cách phòng tránh khi thực hiện các giao dịch này? Sau đây thongtinluat xin giải đáp tất cả vấn đề trên.

Mua bán hóa đơn là điều luật pháp không cho phép nhưng lại diễn ra phổ biến ở đại đa số các doanh nghiệp.

Mua bán hóa đơn là gì?

Thế nào là hóa đơn sạch?

Hóa đơn sạch là hóa đơn được xuất bởi Công ty có uy tín, có hoạt động kinh doanh rõ ràng trên thực tế. Nguồn của hóa đơn đến từ hóa đơn dư của các khách hàng cá nhân không lấy khi mua sắm [ví dụ khi đi siêu thị, cửa hàng điện máy…], hoặc do doanh nghiệp cố tình không xuất. Các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ thường sở hữu rất nhiều loại hóa đơn này và có nhu cầu bán cho doanh nghiệp đang cần hợp thức hóa chi phí để kiếm thêm thu nhập.

Hóa đơn ma là gì?

Hóa đơn ma là hóa đơn được lập ra bởi doanh nghiệp ảo, trên thực tế doanh nghiệp không hề kinh doanh các mặt hàng như đã thể hiện trên hóa đơn, chứng từ. Doanh nghiệp được này lập ra chỉ nhằm mục đích bán hóa đơn kiếm lợi nhuận. Các doanh nghiệp bán hóa đơn ma thường tồn tại trong thời gian rất ngắn, vì vậy rủi ro khi mua hóa đơn này là rất cao, doanh nghiệp mất tiền nhưng thu lại tờ hóa đơn không có giá trị hạch toán. Doanh nghiệp mua hóa đơn cũng không thể tự bảo vệ quyền lợi của mình nếu phát hiện doanh nghiệp bán hóa đơn có hành vi lừa đảo vì đây là giao dịch không được pháp luật thừa nhận

Vì sao các doanh nghiệp lại mua bán hóa đơn?

Các doanh nghiệp thường mua bán hóa đơn với mục đích sau:

Cân đối thuế GTGT đầu vào và đầu ra, hạn chế số thuế GTGT phải nộp

Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực: xây lắp, thi công, vận tải, dịch vụ…việc đảm bảo hóa đơn đầu vào là rất khó bởi các nguyên nhân sau:

– Doanh nghiệp mua hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu…. bằng tiền mặt từ các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ không thể xuất hóa đơn.

– Thanh toán chi phí mềm. Các chi phí mềm lớn nhưng không thể có hóa đơn, chứng từ cần được hợp thực hóa như: chi phí “quan hệ”, quà cáp.

– Không quản lý tốt hoạt động xuất khống hóa đơn, dẫn tới mất cân đối hàng tồn kho hoặc giá trị nghiệm thu cao hơn nhiều so với đầu vào.

– Nguồn hàng hóa, vật liệu đầu vào không minh bạch, không hóa đơn mà dẫn đến mất cân bằng khi xuất hóa đơn đầu ra.

Hưởng chênh lệch từ việc hoàn thuế GTGT thông qua việc mua bán hóa đơn

Đối với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp thường sẽ mua hóa đơn với giá thấp hơn mức thuế phải nộp và thu về phần chênh lệch khi đưa hàng hóa, dịch vụ ra thị trường.

Ví dụ: Công ty A bán sản phẩm có thuế suất được áp dụng là 10%. Thì A tiến hành mua hóa đơn với trị giá 5% của giá trị giao dịch tương ứng.

Vậy, khi mua hóa đơn A sẽ “lời” 5% giá trị giao dịch.

Nếu các hóa đơn được chấp nhận, đây được xem như các khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Nhờ vào các hóa đơn này, doanh nghiệp có thể hạch toán gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận, từ đó giảm đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Xem thêm: Mua bán hóa đơn có hợp pháp không?

Cách phòng tránh hóa đơn ma

Để phòng tránh việc mua phải hóa đơn ma, doanh nghiệp cần nhận diện được các doanh nghiệp có dấu hiệu bán hóa đơn ma như sau:

– Phạm vi kinh doanh: Khi tra cứu, tìm hiểu thông tin doanh nghiệp đó trên cổng thông tin điện tử quốc gia hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ thấy doanh nghiệp thực hiện rất nhiều ngành nghề khác nhau, không tập trung vào lĩnh vực nào.

– Thời gian thành lập: Các doanh nghiệp này thường khá non trẻ, thường tồn tại tối đa 1 đến 2 năm.

– Doanh nghiệp xin ngừng nghỉ, bỏ kinh doanh, hay có công văn giải thể sau đó xin hoạt động trở lại và thay đổi người đại diện theo pháp luật.

– Loại hóa đơn: Bất kì loại nào cũng có khả năng cung cấp cho doanh nghiệp.

– Hình thức hoạt động: Mua bán khống, chỉ bán giá trị hóa đơn, không thực sự có loại hàng hóa đó.

– Giá bán: Các doanh nghiệp này thường mời gọi, chủ động tiếp cận với doanh nghiệp với phần chào giá vô cùng hấp dẫn. Khi thỏa thuận về tỉ lệ phần trăm chiết khấu, các doanh nghiệp này khá dễ dãi, có thể nói “Giá nào cũng bán”.

Mua bán hóa đơn chắc chắn là thuật ngữ mà những chủ doanh nghiệp, người kinh doanh được nghe ít nhất một lần. Vậy mua bán hóa đơn là gì và để làm gì? Hãy tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn về điều này!

Căn cứ

  • Bộ luật hình sự 2015
  • Luật doanh nghiệp 2014

Nội dung tư vấn

Bài viết này không nhằm mục đích hướng dẫn, đề xuất việc mua bán hóa đơn. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự.

Hóa đơn hay còn gọi là Hóa đơn đỏ [VAT] là chứng từ ghi nhận lại tình trạng thu và chi trong một công ty sau khi được thành lập. Điều này đồng nghĩa với việc khi doanh nghiệp thu chi có hóa đơn thì cơ quan Thuế mới có dữ liệu để quản lý. Việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải xuất hóa đơn là điều được pháp luật quy định.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vì những mục đích không lành mạnh mà cần hóa đơn VAT dù không phát sinh giao dịch trên thực tế. Do đó doanh nghiệp lựa chọn cách mua hóa đơn của doanh nghiệp khác nhằm phục vụ lợi ích phát sinh khoản chi đối với cơ quan Thuế quản lý. 

Như đã nói, cơ quan thuế sẽ quản lý tài chính của doanh nghiệp bằng việc xem xét hóa đơn đầu ra và đầu vào của doanh nghiệp. Vì lẽ đó, khi hóa đơn đầu vào có giá trị ít hơn hóa đơn đầu ra thì có nghĩa doanh nghiệp đang làm ăn có lãi và sẽ bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 20%/ năm.

Hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra là gì? 

  • Hóa đơn đầu vào nghĩa là khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi để mua sắm, sử dụng dịch vụ của bên khác.
  • Hóa đơn đầu ra có nghĩa là doanh nghiệp vừa bán một đơn hàng, cung cấp dịch vụ cho tổ chức cá nhân khác và có doanh thu trên thực tế.

Như vậy, việc chi ít hơn thu để tạo ra sản phẩm sẽ tạo cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận và sẽ bị đánh thuế khi có lãi. Nhiều doanh nghiệp sẽ khôn lỏi, lách luật bằng cách tạo nhiều giao dịch ảo, chi nhiều hơn để cơ quan thuế ghi nhận khoản chi lớn hơn hoặc bằng khoản thu. Như vậy doanh nghiệp đã trốn tránh được nghĩa vụ đóng thuế trên lợi nhuận khi doanh nghiệp đang thua lỗ. 

  • Ví dụ: Khi doanh nghiệp nhập máy móc, vật tư, phụ kiện để sản xuất một chiếc tủ lạnh, kèm theo chi phí nhân công, mặt bằng, điện nước thì tổng chi phí là 80 triệu đồng. Sau khi cân đối, doanh nghiệp quyết định bán ra thị trường sản phẩm này có giá là 100 triệu đồng. Như vậy doanh nghiệp sẽ có lãi 20 triệu đồng và khoản lãi này sẽ phải đóng 20% tiền thuế [khoảng 4 triệu đồng]. Do đó để né khoản thuế thu nhập doanh nghiệp này thì doanh nghiệp tạo nhiều hóa đơn chi để tiền sản xuất tủ lạnh là 100 triệu và bán ra là 100 triệu để không có lãi!?

Như các bạn đã biết thì khi cung cấp một sản phẩm dịch vụ này đó đến cá nhân, tổ chức khác cần phải xuất hóa đơn chứng từ. Hóa đơn này gồm chi phí dịch vụ, sản phẩm cộng thêm 10% thuế VAT. Thuế VAT là thuế gián thu, thực tế khách hàng là người chịu thuế và doanh nghiệp thay mặt khách hàng nộp cho phía cơ quan nhà nước. Với một doanh nghiệp báo lỗ thì phía cơ quan nhà nước sẽ hoàn thuế VAT. Thủ đoạn này chỉ giúp doanh nghiệp “lời” thuế khi doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Theo đó, doanh nghiệp thường sẽ mua hóa đơn với giá thấp hơn mức thuế phải nộp và thu về phần chênh lệch khi đưa hàng hóa, dịch vụ ra thị trường.

Ví dụ: Doanh nghiệp mua hóa đơn với giá 5%, doanh nghiệp sẽ lời 5% vì thuế giá trị gia tăng là 10%

Hành vi mua bán hóa đơn, phát sinh giao dịch ảo là hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Tùy theo số lượng hóa đơn bất hợp pháp được sử dụng hay số hóa đơn được sử dụng bất hợp pháp mà doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Khi thực hiện mua bán hóa đơn số lượng lớn, thì doanh nghiệp [trừ doanh nghiệp tư nhân] còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể là:

  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Tạm ngừng kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Ngoài ra sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 203 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a] Có tổ chức;

b] Có tính chất chuyên nghiệp;

c] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d] Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

đ] Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

e] Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;

g] Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a] Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b] Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c] Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

d] Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Hi vọng bài viết sẽ có X

Liên hệ tư vấn 0833102102

Video liên quan

Chủ Đề