Mô hình nhà vệ sinh đạt chuẩn Bộ Y tế

Một bộ tiêu chí đánh giá vệ sinh bệnh viện hay tiêu chuẩn vệ sinh bệnh viện là cơ sở để biết được môi trường bệnh viện có đủ sạch sẽ không. Hãy xem ngay các tiêu chí trong bài viếtnày để biết bệnh viện của bạn có đạt yêu cầu vệ sinh bệnh viện hay không nhé!

1. Các tiêu chí về trang thiết bị khi vệ sinh bệnh viện

Tiêu chí đầu tiên về trang thiết bị khi vệ sinh bệnh viện, cần phải đáp ứng như sau:

  • Xe vệ sinh chuyên dụng: Xe vệ sinh chuyên dụng chứa chất thải y tế, do đó cần phải loại bỏ chất thải đồng thời vệ sinh xe sạch sẽ hàng ngày. Đồng thời, cần đảm bảo xe hoạt động tốt, dễ sử dụng, bánh xe không bị giắt, phục vụ đi lại dễ dàng.
  • Giẻ, tải dùng để vệ sinh: Sử dụng các loại giẻ, tải lau riêng biệt cho từng khu vực. Không dùng giẻ ẩm treo sẵn trên cây, ngâm trong chậu nước qua đêm. Giẻ, tải phải có chất liệu bằng cotton hoặc sợi thấm nước để không để lại sợi bông sau khi lau.
  • Hóa chất: Hóa chất khử khuẩn, tẩy rửa phải đảm bảo độ an toàn cho người bệnh, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế đồng thời đảm bảo thân thiện với môi trường. Hóa chất cần có nhãn mác, thông tin và hướng dẫn sử dụng đầy đủ từ nhà sản xuất.

Mô hình nhà vệ sinh đạt chuẩn Bộ Y tế
Tiêu chuẩn vệ sinh bệnh viện gồm những gì? Đánh giá ra sao?

2. Tiêu chí đánh giá về “quy định, hướng dẫn thực hiện vệ sinh”

Quy định, hướng dẫn vệ sinh bệnh viện cũng cần phải đảm bảo các tiêu chí về thời gian, tần suất, khu vực vệ sinh. Cần nêu rõ các bước thực hiện cụ thể cho từng khu vực trong bệnh viện.

  • Có quy trình hướng dẫn: Đảm bảo cung cấp quy trình hướng dẫn rõ ràng, cụ thể cho các khu vực vệ sinh trong bệnh viện. Quy trình chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cho tới các bước vệ sinh và xử lý sau khi vệ sinh.
  • Có lịch vệ sinh, khu vực vệ sinh: Phải có lịch vệ sinh chi tiết, ví dụ vệ sinh ít nhất 1 lần/ngày với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường, 2 lần/ngày với bề mặt tạikhu vực yêu cầu vô khuẩn hoặc khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao.
  • Có hướng dẫn thực hiện vệ sinh: Cần đảm bảo có hướng dẫn thực hiện vệ sinh cụ thể theo từng bước dành cho từng khu vực. Ví dụ như thực hiện vệ sinh bề mặt, vật dụng như bàn ghế, tủ… hay hướng dẫn vệ sinh tại một số nơi như khu phẫu thuật, khu cách ly.

Tham khảo thêm:

  • Thực trạng công tác vệ sinh bệnh viện và những bất cập đằng sau
  • 6 bước trong quy trình làm vệ sinh bệnh viện
  • Các BIỆN PHÁP vệ sinh bệnh viện

Mô hình nhà vệ sinh đạt chuẩn Bộ Y tế
Nhân viên Pan Services Hà Nội đang đượctập huấn vệ sinh bệnh viện

3. 14 tiêu chí đánh giá vệ sinh bệnh viện của Pan Services Hà Nội

Pan Services Hà Nội là một trong số ít công ty vệ sinh bệnh viện uy tínđảm bảo các yêu cầu vệ sinh bệnh viện thông qua hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn vệ sinh bệnh viện. Điều này giúp khách hàng có thể dễ dàng theo dõi, đánh giá chất lượng vệ sinh cũng như quá trình vệ sinh bệnh viện. Mặt khác, Pan cũng là công tycung cấp dịch vụ vệ sinh bệnh viện quốc tế chuyên nghiệp.

Dưới đây là 12 tiêu chí đánh giá vệ sinh bệnh viện của Pan Services Hà Nội.

Nhóm vệ sinh chung:

  1. Cửa: Nên được vệ sinh hàng ngày và việc vệ sinh cần phải được lên kế hoạch trước, đảm bảo không phát tán bụi bẩn vào bệnh nhân, người nhà, nhân viên y tế. Núm cửa, mặt kính cần được lau chùi bằng chất tẩy rửa hoặc dung dịch khử khuẩn (nếu vùng lây nhiễm), sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn sạch.
  2. Sàn: Cần được phân chia sàn ở các khu vực: khu vực có khả năng lây nhiễm cao, khu vực có khả năng lây nhiễm trung bình và khu vực có khả năng lây nhiễm thấp. Ở từng khu vực sàn nhà cần được vệ sinh theo quy trình riêng, tần suất riêng và sử dụng các loại chất tẩy rửa chuyên biệt. Đảm bảo sàn luôn được khô thoáng, không có mùi.
  3. Khung gờ: Các khung gờ là nơi chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn do ít khi được làm sạch. Vì vậy cần đảm bảo khung gờ không bị bụi bẩn, dính các tạp chất. Đảm bảo được làm sạch ít nhất 1 tuần/lần.
  4. Tường: Với tường trên cao, ít khi tiếp xúc với bệnh nhân thì có thể làm sạch hàng tuần hoặc 1 lần/tháng. Với tường trong phòng bệnh, tường nhà vệ sinh… nên được làm sạch hàng ngày. Cần chú ý vệ sinh từ khu vực chân tường, mặt tường, loại bỏ các vết bẩn trên tường bằng chất tẩy rửa hoặc dung dịch khử khuẩn ở vùng lây nhiễm rồi lau khô bằng khăn sạch.
  5. Quét mạng nhện: Mạng nhện ở các phòng bệnh, sảnh, hành lang… phải được thu dọn định kỳ để đảm bảo môi trường sạch sẽ, thông thoáng cho người bệnh và nhân viên y tế. Trước khi quét mạng nhện, cần thông báo cho người nhà, bệnh nhân và nhân viên y tế để tránh bị phát tán bụi bẩn.
  6. Toilet: Nhà vệ sinh được xem là khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao vì vậy cần được làm sạch bằng hóa chất tẩy rửa và khử khuẩn chuyên dụng. Cần đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, gọn gàng, không có mùi. Nhà vệ sinh cho nhân viên cần được vệ sinh tối thiểu 2 lần/ngày. Nhà vệ sinh ở phòng bệnh phải được vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày.
  7. Thang bộ: Thang bộ nhất là các tay cầm, vịn, song cầu thang có nhiều người tiếp xúc hàng ngày nên cần phải chú ý vệ sinh tối thiểu 2 lần/ngày và khi cần (cầu thang bị bẩn, có dịch…). Đặc biệt, cần tăng tần suất vệ sinh vào mùa dịch bệnh.
  8. Thang máy: Không gian phía trong thang máy đặc biệt là các nút bấm được xem là bề mặt có tần suất động chạm cao vì vậy cần được làm sạch ít nhất 1 lần/ngày và khi có dây bẩn với các khu vực chăm sóc, điều trị…

Mô hình nhà vệ sinh đạt chuẩn Bộ Y tế
Nhà vệ sinh phải được làm sạch bằng hóa chất tẩy rửa và khử khuẩn chuyên dụng

Nhóm thiết bị:

  1. Thiết bị gắn tường: Các đồ vật, thiết bị gắn tường như tủ, kệ… cũng phải đảm bảo không có bụi bẩn, không bị dây, dính các tạp chất, chất lỏng… Nên sử dụng hóa chất thông thường để làm sạch các thiết bị gắn tường do đây là những nơi bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc.
  2. Bàn/ghế: Bàn ghế trong phòng bệnh thường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cần được làm vệ sinh 2 lần/ngày. Nếu bị dây bẩn, cần được xử lý làm sạch ngay. Cần chú ý sử dụng hóa chất làm sạch và khử khuẩn phù hợp cho bàn/ghế.
  3. Quạt: Quạt trần, quạt tường… ở các khu phòng bệnh, sảnh, hành lang cần được vệ sinh định kỳ theo tuần, tháng. Riêng với quạt thông gió ở khu cách ly, cách khu vực phòng mổ… cần được phun khử khuẩn khi người bệnh ra viện hoặc tử vong. Khi vệ sinh quạt trần cần có các phương tiện vệ sinh chuyên dụng như chổi lau, thang, hóa chất chuyên dụng…
  4. Tủ: Với tủ của người bệnh hay tủ phòng và các khu vực lưu trữ vật tư cần được vệ sinh định kỳ hàng tháng. Riêng tủ trong buồng phẫu thuật cần được vệ sinh và khử khuẩn sạch sẽ bề mặt tủ, cửa tủ hàng ngày.
  5. Bồn rửa tay: Bồn rửa tay thuộc nhóm tiếp bề mặt tiếp xúc thường xuyên. Vì vậy cần đảm bảo được làm sạch ít nhất 1 lần/ngày và ngay sau khi có dây bẩn với các khu vực chăm sóc. Bồn cần được vệ sinh bên ngoài và trong, vòi nước, gương soi, hệ thống thoát nước dưới bồn rửa.
  6. Thùng rác: Thùng rác cần được làm sạch, vệ sinh định kỳ hàng ngày. Đảm bảo rác, chất thải không gây bốc mùi và bị tràn ra ngoài. Thùng rác phải có nắp đậy, không bị hỏng, thủng để chảy nước, chất lỏng từ trong thùng ra ngoài.

Mô hình nhà vệ sinh đạt chuẩn Bộ Y tế
Mẫu kiểm tra vệ sinh khu vực khoa phòng

4. 22 tiêu chí đánh giá nhà vệ sinh của bộ y tế (định số 6858/QĐ-BYT)

Bộ Y tế đã ban hành Thôngtư số 18/2009/TT-BYT để đưa ra tiêu chí đánh giá nhà vệ sinh trong các cơ sở khám chữa bệnh cụ thể gồm:

Mức 1

  1. Trong nhà vệ sinh có nước đọng sàn nhà, rác bẩn, mùi khó chịu, hôi thối.
  2. Có tình trạng một tầng nhà không có nhà vệ sinh cho người bệnh và người nhà người bệnh.
  3. Có tình trạng một khoa lâm sàng thiếu nhà vệ sinh cho người bệnh và người nhà người bệnh.

Mức 2

  1. Mỗi khoa lâm sàng và cận lâm sàng có ít nhất 1 khu vệ sinh.
  2. Tỷ số giường bệnh/buồng vệ sinh: có ít nhất 1 buồng vệ sinh cho 30 giường bệnh (tính riêng theo từng khoa lâm sàng).

Mức 3

  1. Mỗi khu vệ sinh có ít nhất 2 buồng vệ sinh cho nam và nữ riêng.
  2. Tại các khoa cận lâm sàng bố trí buồng vệ sinh để người bệnh lấy nước tiểu xét nghiệm. Trong buồng vệ sinh có giá để bệnh phẩm và sẵn có nước, xà phòng rửa tay.
  3. Có quy định về thời gian làm vệ sinh trong ngày cho nhân viên vệ sinh, được lưu bằng văn bản, sổ sách.
  4. Có nhân viên làm vệ sinh thường xuyên theo quy định đã đặt ra.
  5. Buồng vệ sinh có đủ nước rửa tay thường xuyên.
  6. Buồng vệ sinh sạch sẽ, không có nước đọng, không có côn trùng.
  7. Tỷ số giường bệnh/buồng vệ sinh: có ít nhất 1 buồng vệ sinh cho 12 đến 29 giường bệnh (tính riêng theo từng khoa lâm sàng).

Mức 4

  1. Buồng vệ sinh sẵn có giấy vệ sinh và móc treo quần áo sử dụng được.
  2. Khu vệ sinh có bồn rửa tay và cung cấp đủ nước rửa tay thường xuyên.
  3. Khu vệ sinh có gương, xà-phòng hoặc dung dịch sát khuẩn rửa tay.
  4. Khu vệ sinh khô ráo, có quạt hút mùi bảo đảm thông gió hoặc có thiết kế thông gió tự nhiên, bảo đảm sạch sẽ không có mùi hôi.
  5. Nhân viên làm vệ sinh có ghi nhật ký các giờ làm vệ sinh theo quy định.
  6. Tỷ số giường bệnh/buồng vệ sinh: có ít nhất 1 buồng vệ sinh cho 7 đến 11 giường bệnh (tính riêng theo từng khoa lâm sàng).

Mức 5

  1. Mỗi buồng bệnh có buồng vệ sinh riêng khép kín; bảo đảm tỷ số giường bệnh/buồng vệ sinh: có ít nhất một buồng vệ sinh cho 6 giường bệnh.
  2. Buồng vệ sinh có đầy đủ giấy vệ sinh, xà phòng, móc treo quần áo, gương.
  3. Bồn rửa tay trong các nhà vệ sinh được trang bị vòi cảm ứng tự động mở nước, đóng nước, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
  4. Toàn bộ các buồng vệ sinh có cánh cửa có chiều mở quay ra bên ngoài buồng vệ sinh (áp dụng với khối nhà xây mới hoặc cải tạo từ 2017 trở đi).

Mô hình nhà vệ sinh đạt chuẩn Bộ Y tế
Nhà vệ sinh bệnh viện là khu vực cần đặc biết lưu ý

5. Đánh giá nhân viên vệ sinh tại bệnh viện

Để đánh giá vệ sinh bệnh viện thì tiêu chí về nhân viên vệ sinh cũng cần được xem xét. Một số tiêu chí dùng để đánh giá nhân viên vệ sinh thường là quy định về đồng phục, trang thiết bị; quy trình thực hiện; thời gian và khối lượng công việc…

  • Đồng phục, trang thiết bị bảo vệ: Nhân viên phải mặc đồng phục trong khi thực hiện công việc. Tuy nhiên không được mặc đồng phục khi rời khỏi khu vực làm việc (trừ trường hợp được sự cho phép của ban lãnh đạo bệnh viện). Bên cạnh đó, nhân viên cũng cần mang đầy đủ trang thiết bị bảo vệ khi làm vệ sinh ở các khu vực đặc thù, có nguy cơ lây nhiễm cao.
  • Thực hiện quy trình vệ sinh: Nhân viên vệ sinh phải nắm rõ và thực hiện tốt quy trình vệ sinh tại các khu vực: sảnh, hành lang, các khu phòng bệnh, khu cách ly, phòng mổ…
  • Thời gian và khối lượng công việc thực hiện: Nhân viên cần nắm được thời gian và khối lượng công việc mình cần thực hiện, từ đó điều chỉnh, bố trí thực hiện sao cho hợp lý. Nhân viên cũng cần đảm bảo được chất lượng và khối lượng công việc được giao.

Mô hình nhà vệ sinh đạt chuẩn Bộ Y tế
Nhân viên vệ sinh bệnh viện của Pan Services Hà Nội đảm bảo nghiệp vụ và tác phong làm việc

Tham khảo thêm:

  • Công ty dịch vụ vệ sinh bệnh viện Pan Services Hà Nội
  • Dịch vụ vệ sinh bệnh viện uy tín, chuyên nghiệp

6. Một số lưu ý để công tác đánh giá vệ sinh bệnh viện được tốt

Để công tác đánh giá vệ sinh bệnh viện có hiệu quả, cần lưu ý một số điều sau:

  • Trước khi đánh giá cần phải có các tiêu chí rõ ràng và phù hợp với từng phòng (khoa): Với mỗi khu vực, mỗi phòng khoa hoặc các khu vực đặc biệt như khu cách ly, phòng mổ… cần có các bộ tiêu chí về vệ sinh riêng để đảm bảo an toàn cho người bệnh, người nhà và nhân viên y tế.
  • Xây dựng mức độ quan trọng (điểm trọng số) cho từng tiêu chí: Nên đánh giá và xây dựng mức độ quan trọng cho các khu vực, vật dụng cần được vệ sinh theo điểm trọng số. Từ đó dễ dàng xác định được quy trình vệ sinh cũng như tần suất cần phải vệ sinh cho mỗi khu vực dựa theo điểm.
  • Tiến hành kiểm tra liên tục: Cần kiểm tra liên tục quá trình vệ sinh của nhân viên cũng như tình trạng vệ sinh ở các khu vực để đánh giá, nhận xét và có điều chỉnh kịp thời.
  • Có cơ chế khen thưởng và phạt rõ ràng, nhanh chóng: Cơ chế thưởng phạt rõ ràng cho nhân viên vệ sinh là yếu tố khích lệ quan trọng nhằm giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm, ghi nhận khi thực hiện tốt công việc. Nhờ vậy, nhân viên có động lực phấn đấu hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
  • Cần tham khảo ý kiến của nhân viên vệ sinh, bệnh nhân, bác sĩ để có thể điều chỉnh tiêu chí đánh giá cho phù hợp: Nhân viên vệ sinh, người nhà bệnh nhân hay các y bác sĩ là người hiểu môi trường bệnh viện nhất. Do đó, trong quá trình lên kế hoạch, thực hiện các quy trình vệ sinh, nên tham khảo ý kiến của họ để hoàn thiện hơn.
  • Cần có hợp đồng, tiêu chí rõ ràng khi thuê dịch vụ bên ngoài: Nếu thuê các công ty dịch vụ vệ sinh bên ngoài, cần đảm bảo hợp đồng, cách thức liên hệ, bảng giá chi tiết và đặc biệt là tiêu chí đánh giá rõ ràng.

Mô hình nhà vệ sinh đạt chuẩn Bộ Y tế
Nhân viên Pan Services Hà Nội làm vệ sinh khu vực phòng mổ bệnh viện

Trên đây là một số tiêu chí đánh giá vệ sinh bệnh viện cụ thể mà bạn có thể tham khảo để đảm bảo các cơ sở y tế, bệnh viện luôn có môi trường khám – chữa bệnh sạch sẽ, thoáng mát. Hãy tìm hiểu xem bệnh viện nơi bạn điều trị đã đảm bảo những yếu tố trên hay chưa, tránh tình trạng khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không uy tín, không đảm bảo vệ sinh gây nên những hậu quả đáng tiếc.

Liên hệ sử dụng dịch vụ vệ sinh bệnh viện chuyên nghiệp của Pan Services Hà Nội:

  • Địa chỉ:Tầng Lửng, Tòa nhà Văn phòng HEID, Ngõ 12 Láng Hạ, P. Thành Công, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội, Việt Nam.
  • Điện thoại:0243 934 5199
  • Hotline:0866 95 11 95
  • Email:
  • Website:https://panservices-hanoi.vn/

0