Mẹo chữa trẻ sơ sinh thức đêm

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹo chữa ngủ ngày cày đêm ở trẻ sơ sinh là điều các mẹ bỉm quan tâm. Bé ngủ ngày thức đêm đồng nghĩa với việc mẹ cũng phải thức đêm với con, điều này khiến mẹ mệt mỏi, thiếu năng lượng để làm các công việc khác vào buổi sáng. Mời các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để bỏ túi thêm mẹo vặt giúp bé ngủ đúng giờ nhé!

  • Tình trạng ngủ ngày cày đêm của trẻ sơ sinh
  • Nguyên nhân dẫn đến ngủ ngày cày đêm ở trẻ sơ sinh
  • 3 mẹo chữa ngủ ngày cày đêm ở trẻ sơ sinh để mẹ bỉm đỡ cực
  • Mẹo dân gian chữa trẻ ngủ ngày cày đêm

Tình trạng ngủ ngày cày đêm của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nên ngủ bao nhiêu tiếng một ngày? Các chuyên gia Nhi khoa đã khẳng định rằng: ”Các bé nên đi ngủ lúc 9h tối và đảm bảo kéo dài giấc ngủ đêm trên 10 tiếng”. Trong những năm tháng đầu đời, trẻ cần được ngủ đủ giấc. Một giấc ngủ tròn vẹn đủ giờ sẽ giúp cơ thể và trí não bé phát triển toàn diện. Tinh thần sảng khoái và không còn quấy khóc mỗi khi thức dậy.

Nếu ngủ không đủ, bé thường cáu gắt, khó chịu, hay ré khóc. Tâm trạng bé bị kích động, nhịp tim tăng và ảnh hưởng đến tim mạch. Cũng có nhiều trường hợp bé có đồng hồ sinh học rất lạ. Bé ngủ ngày cày đêm là chuyện xảy ra khá thường xuyên. Vì sao lại có tình trạng này?

Bạn có thể chưa biết:

Nguyên nhân dẫn đến ngủ ngày cày đêm ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thức đêm là gì? Tình trạng này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó, những nguyên nhân có thể kể đến là:

  • Giờ giấc sinh hoạt của con chưa ổn định.
  • Trẻ sơ sinh ngủ ngày cày đêm vì không gian không thoải mái.
  • Phòng ngủ có nhiều âm thanh ồn ào.
  • Nhiều ánh sáng chói mắt [ánh đèn, ánh nhấp nháy của những thiết bị điện tử, …]
  • Bé ngủ ngày quá nhiều giấc nên đêm không buồn ngủ nữa.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm như: Trước khi ngủ trẻ được chọc cười hoặc có được món đồ chơi ưa thích làm trẻ hưng phấn kéo dài, bé gặp phải các vấn đề sức khỏe, đau bụng, táo bón, mọc răng, mẹ để tã bé bẩn quá lâu hoặc nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh khiến trẻ không thể vào giấc. Đơn giản hơn và là điều các mẹ hay mắc phải là để trẻ đói trước khi ngủ.

3 mẹo chữa ngủ ngày cày đêm ở trẻ sơ sinh để mẹ bỉm đỡ cực

ThS. BS Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết: Khi trẻ sinh ra đã được lập trình sẵn đồng hồ sinh học để bé thức giấc vào ban đêm. Nhịp sinh học này nhằm đảm bảo cho trẻ nạp đủ các chất dinh trưởng trong thời sinh trưởng và phát triển. Chính vì lẽ đó mà suốt 3-4 tháng đầu đời, ba mẹ có thể thấy con trong tình trạng "ngủ ngày cày đêm. Lúc này ba mẹ hãy giúp con bằng cách ru ngủ và cho con ăn vào ban đêm. Giai đoạn này, thói quen và nhịp điệu của bé sẽ trưởng thành rất nhanh chóng, Do đó, ba mẹ hãy nhanh chóng tranh thủ khoảng thời gian này để xây dựng cho con một nhịp sinh học mới, giúp con có thói quen ngủ ngon sâu giấc vào ban đêm.

Giúp con phân biệt ngày/đêm

Suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ, bé đã quen với điều kiện ngày và đêm ấy. Những ngày đầu tiên khi chào đời, bé vẫn chưa quen với ngày và đêm ngoài bụng mẹ. Giúp con phân biệt ngày và đêm là một mẹo chữa ngủ ngày cày đêm ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

  • Ban ngày, mẹ hãy tiếp xúc với bé nhiều hơn. Chơi đùa, trò chuyện cùng con, mở rèm cửa để không gian sáng sủa hơn. Những việc nhỏ như vậy sẽ giúp con tỉnh táo hơn.
  • Ban đêm, mẹ nên tắt đèn vào một khung giờ nhất định để tạo cho bé phân biệt ánh sáng. Các hoạt động tiếp xúc cũng tiết chế đến mức tối đa. Thay tã, lau người bé, … đều nên rất nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, một giấc ngủ ngắn ban ngày cũng vẫn rất cần thiết. Nếu mẹ bắt bé phải thức cả ngày, bé sẽ khó chịu và cáu gắt lắm đấy!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Không nên bế lắc đung đưa trẻ

Lúc cho bé, mẹ chỉ nên nằm hoặc ngồi để bé cố định. Bế lắc đung đưa sẽ khiến não bộ bé bị tổn thương.

Tập cho bé tự ngủ

Mẹ có thể tập cho bé tự ngủ với những phương pháp sau:

Phương pháp khóc có kiểm soát [Controlled crying]

Bố mẹ đặt bé vào giường/ cũi khi bé có dấu hiệu buồn ngủ, nhưng phải vẫn còn thức. Mẹ hôn, chúc bé ngủ ngon với con và ra khỏi phòng. Chắc chắn bé sẽ khóc, mẹ hãy để bé khóc một lúc nhất định. Mẹ đến trấn an rồi lại ra khỏi phòng tiếp. Cứ như vậy vài lần, kéo dãn thời gian ra để bé khóc và thiếp vào giấc ngủ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bế lên đặt xuống [Pick up put down]

Khi bé khóc khi ngủ trong cũi, mẹ sẽ bế bé lên và an ủi cho đến khi bé buồn ngủ. Mẹ lại đặt bé trở lại cũi. Nếu bé vẫn tiếp tục khóc, mẹ cứ tiếp tục lặp đi lặp lại cho đến khi nào bé ngủ sâu.

Phương pháp không khóc [No cry/No tears]

Bố mẹ sẽ tạo cho con môi trường dễ chịu và lí tưởng nhất để bắt đầu giấc ngủ.

Để con khóc [Cry it out]

Áp dụng phương pháp luyện ngủ này, bố mẹ sẽ cho phép trẻ khóc để đưa mình vào giấc ngủ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Mẹo dân gian giúp con ngủ đêm sâu giấc

  • Bỏ thói quen xấu cho trẻ vào ban đêm: Các mẹ không nên cho trẻ uống sữa, bú đêm hoặc ăn bột vào ban đêm. Những hoạt động này khiến các cơ quan trong cơ thể trẻ phải làm việc nhiều hơn, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Hãy cố gắng loại bỏ những thói quen này, nó sẽ giúp con dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Đánh thức con vào ban ngày thường xuyên hơn: Việc ngủ quá nhiều vào ban ngày cũng là 1 trong những lý do khiến trẻ thức vào ban đêm. Do vậy, khi chăm con, ba mẹ cũng cần chú ý "lay lay", đánh thức con vào ban ngày thường xuyên hơn. Dù thấy con vẫn còn ngái ngủ và muốn ngủ thêm, nhưng các mẹ cũng đừng ngần ngại mà hãy thức con dậy, sau này con sẽ nhanh chóng thích nghi được thói quen này.
  • Tạo giờ sinh hoạt hợp lý con bé: Ở từng tháng tuổi, ba mẹ hãy thiết lập một giờ giấc sinh hoạt phù hợp và áp dụng nghiêm túc cho trẻ. Các mẹ hãy để con chơi đùa vào ban ngày, đến đúng lịch ngủ thì cho con đi ngủ đúng giờ. Khi thành thói quen, đồng hồ sinh học của con cũng sẽ tự điều chỉnh.

Những mẹo chữa ngủ ngày cày đêm ở trẻ sơ sinh chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào tính cách riêng của con, mẹ nên chọn cho con phương pháp phù hợp nhé. Chúc bé ăn đúng bữa, ngủ đúng giấc!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Cách dạy trẻ sơ sinh phân biệt ngày và đêm - Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Mẹ bơ phờ, stress nặng, mất sữa vì thức suốt đêm cùng con

Liên tục cả tuần qua, chị M. đưa con đi khám hết bệnh viện này đến bệnh viện khác nhưng bé… một mực không chịu ngủ vào buổi tối.

Than với bác sĩ, chị M. kể: “Hiện bé gần 5 tháng tuổi. Càng ngày bé càng trái giấc, chỉ toàn ngủ sáng, đêm mở mắt thao láo. Gần đây, bé sốt rồi khóc thét suốt đêm, em lên mạng học các mẹo chữa trẻ ngủ ngày thức đêm nhưng không hiệu quả".

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Bùi Thị Thủy Tiên, trẻ bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không đủ giấc dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Theo chị M., xót con bao nhiêu chị stress vì chồng bấy nhiêu. Chồng chị vẫn trông con cùng, nhưng luôn bực tức, cáu gắt. 

Không chỉ riêng chị M., nhiều bà mẹ dù có con đầu, con thứ đều mệt mỏi khi tìm mọi cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm. 

Về vấn đề này, bác sĩ CKII Bùi Thị Thủy Tiên – Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM – cho biết: “Có thể bé đang bị rối loạn giấc ngủ. Trẻ ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não, tuyến yên, tuyến giáp, kích động thần kinh… mà còn khiến trẻ dễ stress, căng thẳng nên quấy khóc liên tục. 

Thực tế, các bà mẹ luôn tìm cách tập cho trẻ ngủ ban đêm nhưng không chú ý trước khi tập ngủ, phải tập cho trẻ nhận biết ngày - đêm để trẻ có đồng hồ sinh học riêng, giấc ngủ sẽ sâu hơn”.

Theo bác sĩ Tiên, thông thường, trẻ sơ sinh ngủ 8 tiếng ban ngày và 8 tiếng ban đêm. Càng lớn, trẻ dần chuyển sang ngủ đêm nhiều hơn.

Trẻ từ 6 tuần - 8 tuần tuổi đã có thể tập ngủ nhưng rất khó khăn vì lúc này giấc ngủ vẫn chưa ổn định. 4 tháng tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để luyện ngủ cho trẻ. Trong giai đoạn tập ngủ, phòng ngủ cho trẻ nên có ánh sáng tự nhiên để trẻ nhận biết ngày, đêm. 

Thời gian ngủ ngày, đêm của trẻ theo từng giai đoạn

Tập cho trẻ nhận biết ngày - đêm

Ban ngày, sau khi kéo màn cửa, các mẹ bế trẻ ra phía cửa sổ đón nắng, chơi với trẻ, cho trẻ nghe tiếng xe cộ, tiếng nhộp nhịp xung quanh. Lúc trẻ bú, mẹ nên lay trẻ để điều chỉnh thói quen ngủ, không bắt trẻ phải thức suốt nhưng rút ngắn thời gian ngủ trái giờ của trẻ bằng cách chơi với trẻ, lay nhẹ…

Nơi bé nằm, không đặt đèn suốt từ sáng đến tối, như vậy đồng hồ sinh học của trẻ không nhận biết sự chuyển biến của thời gian. Đồng hồ sinh học “không chạy” đồng nghĩa với việc trẻ cũng bị “đứng giờ ngủ”.

Việc để đèn liên tục cũng dễ khiến trẻ bị căng thẳng, stress và quấy khóc không ngừng. Tránh trường hợp để trẻ ngủ bù vào ban ngày vì thấy ban đêm trẻ thức khuya, điều này càng khiến trẻ có thói quen ngủ ngày, thức đêm, hoặc ngủ li bì bất kể giờ giấc.

Có nhiều cách để tập cho trẻ dễ đi vào giấc ngủ như massage, hát ru, đọc truyện,...

Khi đêm xuống, người lớn không nên chơi nhiều với trẻ, giảm tiếng ồn, tắm bằng nước ấm để trẻ dễ ngủ, tắt đèn để trẻ biết ban đêm. Tập ngủ cho trẻ bằng massage, nghe nhạc, hát ru, hay những âm thanh đều đều như tiếng tivi, tiếng quạt máy… Đặc biệt, mẹ cho trẻ ngủ trước 9 giờ tối để ngủ ngon và sâu hơn.

“Mỗi đứa trẻ có một “nết ngủ” khác nhau, có trẻ thích yên lặng, có trẻ thích ánh sáng, có trẻ lại thích tiếng ồn tivi… Bản thân tôi cũng rất vất vả vì con trai cứ thức trắng. Khi quan sát mới phát hiện, cháu chỉ ngủ khi được đặt lên xe và chở vài vòng, cháu thích tiếng ồn xe cộ.

Vì vậy, trước khi tập ngủ, các bà mẹ nên quan sát trẻ thích hợp với tác động nào. Tuy nhiên, phải tránh những kích động mạnh. Đồng thời, cha mẹ nên cất những vật dụng, tranh ảnh dễ thu hút sự chú ý khiến trẻ chăm chú không chịu ngủ", bác sĩ Tiên chia sẻ.

Khi trẻ thiu thiu ngủ, hãy đặt lên nôi để tạo thói quen ngủ riêng, không phụ thuộc vào người lớn

Ba mẹ phải cho trẻ ngủ riêng để không phụ thuộc vào người lớn, không nên ẵm bồng, đặt lên vai khi dỗ trẻ ngủ. Thậm chí, cha mẹ không ôm ấp, hôn trẻ trước và trong khi ngủ sẽ khiến trẻ “quen hơi” và thức khóc thét khi thức giấc nếu không thấy ai.

Trong lúc trẻ ngủ, không nên cho bú, vì lúc này các cơ quan, não bộ của trẻ cần được nghỉ ngơi. Mẹ ép bú sẽ khiến trẻ bị sặc, nôn ói, thức giấc và quấy khóc. Khi trẻ đã thức vì bị kích thích sẽ rất khó để ru ngu trở lại.

Bác sĩ Tiên khuyến cáo: “Không nên áp dụng các mẹo dân gian chữa trẻ thức đêm như: đặt dao, kéo, roi dâu, chổi, giẻ lau… ở gần nơi nằm của trẻ. Những vật dụng này không đảm bảo vệ sinh, còn sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm nếu với tới.

Thói quen ngủ ngày thức đêm thường diễn ra trong bụng mẹ, nhưng nếu trẻ vẫn giữ thói quen đó, hoặc bị rối loạn giấc ngủ kéo dài, các bà mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để thăm khám cho trẻ”.

Phạm An

Video liên quan

Chủ Đề