Mẹo cân bằng phương trình hóa học lớp 8

3 bước để cân bằng phương trình Hóa học lớp 8:

Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

Bước 3: Viết phương trình hóa học

Một số phương pháp cân bằng phương trình Hóa học lớp 8 cụ thể:

Phương pháp “chẵn – lẻ”

Cân bằng phương trình Hóa học lớp 8 bằng phương pháp “chẵn – lẻ”: thêm hệ số vào trước chất có chỉ số lẻ để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ 1: Cân bằng phương trình phản ứng sau

Al + HCl → AlCl3 + H2­

Hướng dẫn cân bằng phản ứng 

Ta chỉ việc thêm hệ số 2 vào trước AlCl3 để cho số nguyên tử Cl chẵn. Khi đó, vế phải có 6 nguyên tử Cl trong 2AlCl3, nên vế trái thêm hệ số 6 trước HCl.

Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2­

Vế phải có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3, vế trái ta thêm hệ số 2 trước Al.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2­

Vế trái có 6 nguyên tử H trong 6HCl, nên vế phải ta thêm hệ số 3 trước H2.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Ví dụ 2: Cân bằng phương trình phản ứng sau:

P + O2 → P2O5

Hướng dẫn cân bằng phương trình 

Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng

P + O2 → P2O5

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của nguyên tố/nhóm nguyên từ

Vế trái: 1 nguyên tử P, 2 nguyên tử O

Vế phải: 2 nguyên tử P, 5 nguyên tử O

Làm chẵn số nguyên tử O là nguyên tố có nhiều nhất ở vế trái phản ứng, cân bằng số nguyên tử O ở hai vế, thêm hệ số 5 vào O2 và hệ số 2 vào P2O5 ta được:

P + O2 ——-→ 2P2O5

Cân bằng số nguyên tử P haii vế, thêm hệ số 4 vào P ta được

4P + 5O2 ——-→ 2P2O5

Bước 3. Viết phương trình hóa học

4P + 5O2 → 2P2O5

Phương pháp đại số

Cân bằng phương trình Hóa học lớp 8 bằng phương pháp đại số chúng ta tiến hành thiết lập phương trình hóa học theo các bước dưới đây:

Bước 1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, … vào trước các công thức hóa học biểu diễn các chất ở cả hai vế của phản ứng.

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn là các hệ số a, b, c, d, e, f, g….

Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số.

Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng hóa học để hoàn thành phản ứng.

Chú ý:

Phương pháp đại số giải các ẩn số này được áp dung cho các phản ứng phức tạp và khó có thể cân bằng bằng phương phương pháo cân bằng nguyên tố lớn nhất, học sinh cần nắm chắc phương pháp cơ bản mới áp dụng được phương pháp đại số.

Các hệ số thu được sau khi giải hệ phương trình là các sô nguyên dương tối giản nhất.

Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng sau

Cu + H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + H2O [1]

Hướng dẫn cân bằng phản ứng 

Bước 1: Đặt các hệ số được kí hiệu là a, b, c, d, e vào phương trình trên ta có:

aCu + bH2SO4 đặc, nóng → cCuSO4 + dSO2 + eH2O

Bước 2: Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng, [khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau].

Cu: a = c [1]

S: b = c + d [2]

H: 2b = 2e [3]

O: 4b = 4c + 2d + e [4]

Bước 3: Giải hệ phương trình bằng cách:

Từ pt [3], chọn e = b = 1 [có thể chọn bất kỳ hệ số khác].

Từ pt [2], [4] và [1] => c = a = d = 1/2 => c = a = d = 1; e = b =2 [tức là ta đang quy đồng mẫu số].

Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh.

Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Ví dụ 2. Thiết lập các phương trình hóa học dưới đây

Cu + HNO3 → Cu[NO3]2 + NO2 + H2O

Hướng dẫn giải chi tiết

Bước 1: Đưa hệ số được kí hiệu a, b, c, d, e vào trước công thức hóa học biểu diễn các chất ở cả hai vế của phản ứng ta được

aCu + bHNO3 → cCu[NO3]2 + dNO2 + eH2O

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở cả hai vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn, a, b, c, d, e ở trên

Cu: a= c [1]

H: b = 2e [2]

N: b = 2c + d [3]

O: 3b = 6c + 2d + e [4]

Bước 3. Giải hệ phương trình bằng cách:

Ở bước này, ta sẽ gán hệ số bất kì bằng 1, sau đó dựa vào các phương trình cuả hệ để giải ra các ẩn.

Chọn: a = c = 1, từ phương trình [2], [3], [4] ta rút ra được hệ số phương trình

b = 2+ d               => 3b = 6 + 3d

3b = 6 + 2d + e          3b = 6 + 2d + e

3d = 2d + e => d= e = 1/2b [5]

Từ phương trình [4], [5] ta có phương trình:

3b = 6 + 2.1/2b + 1/2b  3b = 6+3/2b 3/2b=6 b = 4

Thay vào ta có d = e = 2

Giải hệ phương trình cuối cùng ta có: a = 1, b = 4, c = 1, d = 2, e = 2

Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh

Cu + 4HNO3 → Cu[NO3]2 + 2NO2 + 2H2O

Phương trình hóa học là sự biểu diễn bằng ký hiệu của một phản ứng hóa học. Các chất phản ứng được viết ở bên tay trái và sản phẩm ở bên tay phải. Định luật bảo toàn khối lượng chỉ ra rằng không có nguyên tử nào được sinh ra hoặc mất đi trong một phản ứng hóa học, do đó số lượng các nguyên tử có mặt trong chất phản ứng phải cân bằng với số nguyên tử có mặt trong sản phẩm. Thực hiện theo hướng dẫn này, bạn có thể cân bằng phương trình hóa học theo những cách khác nhau.

  1. 1

    Viết phương trình đã cho. Ở ví dụ này, bạn sẽ có:

    • C3H8 + O2 --> H2O + CO2
    • Phản ứng này xảy ra khi prôban [C3H8] được đốt cháy trong ôxy để tạo thành nước và cacbon điôxít.

  2. 2

    Viết số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố mà bạn có ở mỗi bên phương trình. Xem các chỉ số dưới bên cạnh mỗi nguyên tử để tìm ra số lượng nguyên tử trong phương trình.

    • Bên trái: 3 cacbon, 8 hyđrô và 2 ôxy.
    • Bên phải: 1 cacbon, 2 hyđrô và 3 ôxy.

  3. 3

    Luôn để hyđrô và ôxy cuối cùng.

  4. 4

    Nếu bạn còn lại nhiều hơn một nguyên tố để cân bằng: hãy chọn nguyên tố xuất hiện chỉ trong phân tử đơn của chất phản ứng và chỉ trong phân tử đơn của sản phẩm. Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ cần phải cân bằng các nguyên tử cacbon trước.

  5. 5

    Thêm hệ số cho đơn nguyên tử cacbon vào bên phải của phương trình để cân bằng nó với 3 nguyên tử cacbon ở bên trái của phương trình.

    • C3H8 + O2 --> H2O + 3CO2
    • Hệ số 3 đứng trước cacbon ở phía bên phải chỉ ra có 3 nguyên tử cacbon giống như chỉ số dưới 3 ở phía bên trái cho biết có 3 nguyên tử cacbon.
    • Trong phương trình hóa học, bạn có thể thay đổi hệ số, nhưng không thể thay đổi chỉ số dưới.

  6. 6

    Tiếp đến là cân bằng nguyên tử hyđrô. Bạn có 8 nguyên tử hyđrô ở bên trái. Do đó bạn sẽ cần có 8 ở bên phải.

    • C3H8 + O2 --> 4H2O + 3CO2
    • Ở bên phải giờ bạn thêm 4 làm hệ số vì chỉ số dưới cho biết bạn đã có 2 nguyên tử hyđrô.
    • Khi bạn nhân hệ số 4 với chỉ số 2, bạn có 8.
    • 6 nguyên tử Ôxy khác là từ 3CO2.[3x2=6 nguyên tử ôxy+ 4 nguyên tử ôxy khác=10]

  7. 7

    Cân bằng các nguyên tử ôxy.

    • Bởi vì bạn đã thêm hệ số vào các phân tử bên phải phương trình nên số nguyên tử ôxy đã thay đổi. Giờ bạn có 4 nguyên tử ôxy trong phân tử nước và 6 nguyên tử ôxy trong phân tử cacbon điôxít. Tổng cộng ta có 10 nguyên tử ôxy.
    • Thêm hệ số 5 vào phân tử ôxy ở bên trái phương trình. Giờ bạn có 10 phân tử ôxy ở mỗi bên.
    • C3H8 + 5O2 --> 4H2O + 3CO2.
    • Các nguyên tử cacbon, hyđrô, và ôxy được cân bằng. Phương trình của bạn đã hoàn tất.

  1. 1

    Viết phương trình theo ký hiệu và công thức. Ví dụ a=1 và viết phương trình dựa trên công thức đó.

  2. 2

    Thay thế các chữ số bằng biến số của chúng.

  3. 3

    Kiểm tra số lượng các nguyên tố có trong bên phản ứng cũng như bên sản phẩm.

    • Ví dụ: aPCl5 + bH2O = cH3PO4 + dHCl để a=1 b= c= d= và tách các nguyên tố là P, Cl, H, O, vì vậy bạn được a=1 b=4 c=1 d=5.

  • Hãy nhớ giản lược phương trình.
  • Nếu bạn gặp khó khăn, bạn có thể gõ phương trình vào trong công cụ cân bằng trực tuyến để cân bằng nó. Hãy nhớ là khi đi thi bạn không được sử dụng công cụ cân bằng trực tuyến, do đó đừng lệ thuộc vào nó.

  • Đừng bao giờ sử dụng hệ số là phân số trong phương trình hóa học --bạn không thể chia đôi phân tử hoặc nguyên tử trong phản ứng hóa học.
  • Trong quá trình cân bằng, bạn có thể sử dụng phân số nhưng phương trình sẽ không được cân bằng nếu các hệ số vẫn là phân số.
  • Để loại bỏ phân số, nhân toàn bộ phương trình [cả bên trái và bên phải] với mẫu số của phân số.

  1. Balance Chemical Equations Online
  2. How to Balance Chemical Equations

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 98 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 418.455 lần.

Chuyên mục: Hóa học

Trang này đã được đọc 418.455 lần.

Video liên quan

Chủ Đề