Mắt 2 màu gọi là gì

Theo lẽ thông thường, chúng ta đều biết rằng người châu Á có mắt màu đen, còn người phương Tây lại có màu mắt nâu, xanh hay vàng… Thế nhưng, đã bao giờ các bạn nhìn thấy một người có tới hai màu mắt chưa?



Câu trả lời đó chính là hiện tượng “loạn sắc tố mống mắt” - một căn bệnh hiếm gặp trong xã hội loài người. Tên khoa học đầy đủ của nó là Heterochromia iridis hay Heterochromia iridum. Đó thường là kết quả của một bệnh liên quan đến mắt hoặc do di truyền. Hiểu một cách đơn giản thì các ấy có thể hình dung như sau: bình thường, bạn có hai mắt giống nhau và có màu đen, nhưng do một căn bệnh nào đó mà sau đó mắt bạn trở thành một mắt màu đen, một mắt màu xanh. Đây chính là hiện tượng mà chúng ta vừa đề cập.




Loạn sắc tố gây biến đổi màu mắt thường có ba dạng chủ yếu: toàn bộ, từng phần và trung tâm. “Toàn bộ” nghĩa là bạn có một đôi mắt trong đó hai bên có màu khác nhau, ví dụ như một mắt màu xanh và một mắt màu vàng chẳng hạn. Đây là hiện tượng diễn ra phổ biến nhất trong số ba loại loạn sắc tố. “Từng phần” được hiểu là khi một bên mắt của bạn có tới hai màu sắc khác nhau chủ đạo. Có thể lấy minh chứng như một mắt có con ngươi một nửa màu xanh dương và nửa còn lại thì màu nâu vàng. Loại thứ ba là loại hiếm nhất: loạn “trung tâm”. Đó là ở giữa con ngươi bạn sẽ có một hay hai màu rồi xung quanh sẽ xuất hiện các màu khác nhau. Như vậy có nghĩa là mắt bạn sẽ có rất nhiều màu sắc đặc biệt đấy!


Loạn sắc tố mắt có 3 dạng: "toàn bộ"


Loạn "từng phần".


Loạn "trung tâm".


Về cơ bản, nếu bị mắc hội chứng này thì mỗi người sẽ có một đôi mắt khác nhau, tức là gần như không bao giờ tìm được hai người cùng bị loạn sắc tố có màu mắt giống hệt nhau. Thống kê tại Mỹ cho thấy, chỉ có 11/1.000 người có hiện tượng trên.



Xét trên phương diện khoa học, thực ra dù là mắt bình thường hay mắt loạn sắc tố thì chúng đều được cấu tạo từ ba loại sắc tố màu chính: nâu, vàng và xanh da trời. Sự kết hợp ngẫu nhiên của ba sắc tố này với mức độ khác nhau tùy theo cơ thể tạo nên những đôi mắt khác nhau muôn hình vạn trạng. Trong thực tế, hiện tượng loạn sắc tố chủ yếu là do di truyền.



Trong xã hội ngày nay, rất nhiều người nổi tiếng có đôi mắt bị loạn sắc tố. Họ là Kate Bosworth, Jane Seymour, Mila Kunis và Michael Flatley. Có lẽ chính những đôi mắt khác thường đã tạo ra sức thu hút đặc biệt từ những người xung quanh. Còn trong giới động vật, người ta cũng ghi nhận hiện tượng trên ở loài mèo và nổi tiếng nhất là đôi mắt của loài mèo trắng.

Trường hợp loạn sắc tố mống mắt từng phần rõ rệt ở người.

  • Một con mèo trắng bị loạn sắc tố mống mắt toàn bộ, mắt phải xanh lam và mắt trái màu vàng

  • Ví dụ về loạn sắc tố mống mắt trung tâm, đồng tử màu cam trong khi màu mống mắt là xanh lam.

  • Chú thíchSửa đổi

    1. ^ “heterochromia iridis - definition of heterochromia iridis in the Medical dictionary - by the Free Online Medical Dictionary, Thesaurus and Encyclopedia”. Medical-dictionary.thefreedictionary.com. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2014.
    2. ^ Imesch PD, Wallow IH, Albert DM [tháng 2 năm 1997]. “The color of the human eye: a review of morphologic correlates and of some conditions that affect iridial pigmentation throughout life”. Surv Ophthalmol. 41 [Suppl 2]: S117–23. doi:10.1016/S0039-6257[97]80018-5. PMID9154287.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
    3. ^ Wielgus AR, Sarna T [tháng 12 năm 2005]. “Melanin in human irides of different color and age of donors”. Pigment Cell Res. 18 [6]: 454–64. doi:10.1111/j.1600-0749.2005.00268.x. PMID16280011.
    4. ^ Prota G, Hu DN, Vincensi MR, McCormick SA, Napolitano A [tháng 9 năm 1998]. “Characterization of melanins in human irides and cultured uveal melanocytes from eyes of different colors”. Exp Eye Res. 67 [3]: 293–9. doi:10.1006/exer.1998.0518. PMID9778410.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
    5. ^ "All About Eye Color" from Larry Bickford
    6. ^ Loewenstein, John; Scott Lee [2004]. Ophthalmology: Just the Facts. New York: McGraw-Hill. ISBN0-07-140332-9.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]

    Liên kết ngoàiSửa đổi

    Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Loạn sắc tố mống mắt.
    • Photograph of Radial Reddish Sunburst Pattern in Right Eye of Bluish Hazel Eyed Woman Lưu trữ 2014-04-27 tại Wayback Machine

    Video liên quan

    Chủ Đề