Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bao nhiêu là tốt

ROA

ROA - tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản [Return on total assets], là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

Công thức: ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản

ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư [hay lượng tài sản]. ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.

Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Ví dụ nếu công ty A có thu nhập ròng là 10 tỷ đồng, tổng tài sản là 50 tỷ đồng, khi đó tỷ lệ ROA là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 100 tỷ đồng, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy, cùng mức lợi nhuận 10 tỷ đồng nhưng công ty A hiệu quả hơn.

Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang tận dụng tốt đòn bẩy tài chính.

ROE

ROE - tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu [Return on common equyty], là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.

Công thức: ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Vốn cổ phần thường

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ ban điều hành công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, cho nên chỉ số này thường là một tiêu chí quan trọng để xem xét cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp.

Việc đánh giá tỷ lệ ROE thế nào là hợp lý sẽ có sự khác nhau của các ngành, lĩnh vực kinh doanh. Đơn cử như với thị trường chứng khoán Việt Nam, mức ROE trung bình của nhóm doanh nghiệp dịch vụ công nghiệp khoảng 8,5%, doanh nghiệp xây dựng và cung cấp vật liệu xây dựng có ROE 11,6%, trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ có tỷ lệ ROE cao hơn đáng kể, ở mức 25,6%. Sự khác nhau này tùy thuộc vào mức độ thâm dụng vốn trong hoạt động kinh doanh để tạo ra lợi nhuận.

Một nguyên tắc chung khi đánh giá doanh nghiệp là hướng tới các công ty có ROE bằng hoặc cao hơn mức trung bình ngành. Ví dụ: công ty A đã duy trì ROE ổn định là 18% trong vài năm qua so với mức trung bình của các công ty cùng ngành là 15%. Nhà đầu tư có thể kết luận rằng ban lãnh đạo của A đã sử dụng đồng vốn của cổ đông hiệu quả để tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình".

Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:

- ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.

- ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông hay Chỉ tiêu hoàn vốn cổ phần của cổ đông [có thể viết tắt là ROE từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh Return on Equity] là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần.

Mục lục

  • 1 Cách tính
  • 2 Ý nghĩa
  • 3 Tham khảo
  • 4 Xem thêm

Cách tínhSửa đổi

Lợi nhuận trong tỷ số này là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần, tính trong một thời kỳ nhất định [1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay 1 năm] gọi là kỳ báo cáo. Còn vốn cổ phần trong tỷ số này là bình quân vốn cổ phần phổ thông [common equity].

Công thức của tỷ số này như sau:

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 100% x Lợi nhuận ròng
Bình quân vốn cổ phần phổ thông

Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu thuần thì bằng tỷ suất lợi nhuận biên, vì doanh thu thuần chia cho giá trị bình quân tổng tài sản thì bằng số vòng quay tổng tài sản, và vì bình quân tổng tài sản chia cho bình quân vốn cổ phần phổ thông thì bằng hệ số đòn bẩy tài chính, nên còn có công thức tính thứ 2 như sau:

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận biên x Số vòng quay tổng tài sản x Hệ số đòn bẩy tài chính

Mặt khác, vì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản [ROA] bằng tỷ suất lợi nhuận biên nhân với số vòng quay tổng tài sản, nên:

ROE = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính

Ý nghĩaSửa đổi

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.

Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản [ROA]. Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông.

Tham khảoSửa đổi

  • Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương [1995], Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 262.
  • Lê Thị Phương Hiệp [2006], Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, trang 119.
  • Nguyễn Minh Kiều [2009], Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 97-98.

Xem thêmSửa đổi

ROE là chỉ số cơ bản và quan trọng để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thường sử dụng chỉ số này để làm cơ sở tham khảo khi quyết định đầu tư vào một mã cổ phiếu nào đó.

Nội dung chính

  • Khái niệm về chỉ số ROE trong chứng khoán
  • Ý nghĩa và vai trò của chỉ số ROE
  • Cách tính ROE nhanh chóng và chính xác

ROE là chỉ số dùng để đánh giá về mức độ hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp, chỉ số ROE luôn là một trong những chỉ số quan trọng đầu tiên mà một nhà đầu tư sử dụng khi tìm hiểu để đầu tư vào một cổ phiếu của doanh nghiệp.  Trong bài viết này, Topi sẽ giúp bạn hiểu một cách đầy đủ về chỉ số ROE cũng như hướng dẫn bạn cách tính và áp dụng chỉ số ROE để thêm thông tin nâng cao hiệu quả đầu tư.

1. ROE là gì?

ROE là thuật ngữ được viết tắt của từ Return Equity, dịch sang tiếng Việt là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận trên vốn. ROE là chỉ số đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của một công ty.

Hiểu một cách nôm na là trong đầu tư, khi một nhà đầu tư bỏ vốn đang có [không tính vốn vay mượn, huy động] để thành lập cơ sở kinh doanh hoặc doanh nghiệp và sau 1 thời gian thu được tiền lợi, thì ROE là tỷ số của tiền lời/ tiền vốn bỏ ra.

Khái niệm về chỉ số ROE trong đầu tư chứng khoán

Đối với các nhà đầu tư tiềm năng, ROE là một chỉ số quan trọng. Nhà đầu tư muốn xem công ty sẽ sử dụng tiền đầu tư của mình để tạo ra lợi nhuận hiệu quả như thế nào. ROE cũng là tỷ lệ thể hiện một doanh nghiệp khỏe hay yếu so với các doanh nghiệp khác cùng ngành và trong thị trường lớn.

2. Ý nghĩa và cách tính chỉ số ROE

ROE cho nhà đầu tư thông tin một đồng vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu như chỉ số này dương thì doanh nghiệp làm ăn có lãi, ngược lại nếu mang giá trị âm tức là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Tỷ số này cũng phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh và quy mô, mức độ rủi ro của doanh nghiệp.

Chỉ số ROE mang những ý nghĩa sau:

Đối với doanh nghiệp: Nếu ROE cao, ban lãnh đạo công ty có thể tiếp tục được duy trì chiến lược kinh doanh hiện tại. Ngược lại, nếu chỉ số ROE thấp thì công ty sẽ xem xét, thay đổi chiến lược sao cho hợp lý và đạt hiệu quả tốt hơn. 

Đối với nhà đầu tư: Nhà đầu tư thường sử dụng ROE như một trong những chỉ số đánh giá đầu tư vì nó có thể tính toán và đo lường lợi nhuận, hiệu quả của một doanh nghiệp. Một công ty có ROE càng cao thì khả năng nhận được vốn đầu tư sẽ càng dễ dàng và cổ phiếu cũng sẽ có xu hướng tăng tương ứng.

Cách tính chỉ số ROE theo công thức sau:

Trong đó:

Lợi nhuận sau thuế: Là lợi nhuận sau thuế hay lãi ròng sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất  

Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Cả 2 thông tin trên đều dễ dàng tìm thấy ở báo cáo tài chính. Lợi nhuận sau thuế thường được đặt ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh, Vốn chủ sở hữu nằm ở bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Công thức tính ROE trong chứng khoán nhanh chóng và chính xác

3. ROE trong đầu tư chứng khoán

ROE là chỉ số tài chính, phản ánh thông tin về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, ROE được rất nhiều nhà đầu tư coi là một trong những tiêu chí để đánh giá khi lựa chọn đầu tư chứng khoán. 

Để sử dụng ROE trong đầu tư cổ phiếu, cần lưu ý những vấn đề sau:

Lựa chọn cổ phiếu của những doanh nghiệp có ROE cao. Theo các chuyên gia thì nhà đầu tư nên chọn cổ phiếu của các công ty có ROE từ 15% trở lên. 

Tiêu chuẩn ROE với từng ngành nghề là khác nhau. Vì vậy, không nên so sánh ROE của các doanh nghiệp khác ngành mà nên sử dụng ROE để so sánh các cổ phiếu trong cùng ngành. Đặc biệt, nhà đầu tư nên xem xét ROE toàn ngành để có quyết định đầu tư hiệu quả nhất. Ví dụ, nếu quan tâm tới ngành phân bón, thì nên ưu tiên những cổ phiếu có ROE cao hơn trung bình toàn ngành. 

Cẩn thận xem xét các yếu tố tác động tới ROE của doanh nghiệp theo mô hình Dupont bởi vì không phải lúc nào ROE cao cũng là tốt. Nhà đầu tư cần nắm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng, giảm của ROE và sự ảnh hưởng đó là tích cực hay tiêu cực, dài hạn hay ngắn hạn.

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Thông thường, chỉ số ROE được coi là tốt sẽ cao hơn mức lãi suất ngân hàng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, với một công ty có đủ năng lực cạnh tranh theo tiêu chuẩn quốc tế cần đảm bảo chỉ số ROE tối thiểu là 15%.

Song chỉ số ROE tốt hay xấu còn phụ thuộc vào ROE trung bình ngành của một công ty. Một số ngành đặc thù có xu hướng ROE cao hơn những ngành khác. Do đó, so sánh ROE giữa các công ty cùng ngành sẽ mang lại ý nghĩa và hiệu quả cao nhất.  

Một lưu ý khi đánh giá ROE là nhà đầu tư nên xem xét theo khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. 

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt cho các nhà đầu tư?

Mối quan hệ giữa ROE và ROA

ROA cũng là một trong những chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng khác với ROE tính trên vốn của chủ sở hữu thì ROA tính lợi nhuận trên tổng tài sản. 

Mối quan hệ giữa hai chỉ số ROE và ROA được xem xét thông qua hệ số vay nợ, nợ càng ít càng tốt. Trong trường hợp công ty có tỷ lệ giữa nợ trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1 là lý tưởng nhất. 

Theo quy chuẩn quốc tế, nếu một doanh nghiệp có chỉ số ROE cao hơn 15%, và chỉ số ROA lớn hơn 7.5% thể hiện công ty có đủ năng lực tài chính. 

Những lưu ý khi chỉ số ROE quá cao?

Một số nhà đầu tư chưa tìm hiểu kĩ về ROE thì cho rằng chỉ số ROE càng cao càng tốt, tuy nhiên chỉ thực sự là điều tốt nếu thu nhập ròng cực kỳ lớn so với vốn chủ sở hữu bởi như vậy tức là hoạt động của công ty rất mạnh. 

Tuy nhiên, chỉ số ROE quá cao thường do tài khoản vốn chủ sở hữu nhỏ so với thu nhập ròng, điều này lại chỉ ra những rủi ro. 

Nhà đầu tư cần lưu ý khi ROE quá cao vì những lý do sau:

Lợi nhuận thiếu nhất quán: Giả sử công ty X hoạt động không có lãi trong vài năm. Các khoản lỗ hàng năm được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán dưới dạng “lỗ giữ lại” ở phần vốn chủ sở hữu. Như vậy, các khoản lỗ là một giá trị âm và làm giảm vốn của cổ đông. Trường hợp công ty X làm ăn thuận lợi trong năm gần nhất và có lãi trở lại thì mẫu số trong tính toán ROE hiện tại sẽ rất nhỏ do sau nhiều năm thua lỗ. Điều này làm cho chỉ số ROE của công ty X cao không đúng.

Tồn tại dư nợ: Dư nợ là một trong những vấn đề có thể dẫn tới chỉ số ROE quá cao. Nếu công ty X vay nặng lãi, nó có thể tăng ROE vì vốn chủ sở hữu sẽ bằng tài sản trừ dư nợ. Một công ty càng có nhiều nợ, vốn chủ sở hữu có thể giảm xuống.

Thu nhập ròng âm: Chỉ số ROE có thể được tạo cao giả tạo do thu nhập ròng của công ty âm. Đối với một doanh nghiệp có lỗ ròng hoặc âm vốn chủ sở hữu thì không nên tính ROE.

Thêm một thông tin nữa, bất kì trường hợp nào ROE âm hoặc cực cao thì đều được coi là một trong những dấu hiệu cảnh báo đáng được điều tra. 

Cách xử lý khi ROE quá cao

Lợi ích của việc tính toán ROE

Tính được tốc độ tăng trưởng của công ty = ROE x tỷ lệ tái đầu tư

Đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho cổ đông. 

Nhận diện lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp

Hạn chế của chỉ số ROE

ROE thường bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán: Điều này xảy ra khi một tăng hoặc giảm nguồn vốn vào quỹ dự phòng, làm ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, từ đó ROE thay đổi. Trong trường hợp công ty tự thu mua lại cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường của mình cũng sẽ khiến lượng cổ phiếu giảm xuống, tỷ số ROE sẽ tăng lên theo mục đích của chủ doanh nghiệp.

ROE là chỉ số không ổn định: Điều này xảy ra do sự bất thường trong lợi nhuận của công ty. Trong từng giai đoạn khác nhau các công ty có chính sách phát triển thay đổi hoặc do thị trường thay đổi, điều này khiến lợi nhuận hàng quý, năm của công ty không giống nhau. Vì vậy, nhà đầu tư cũng sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh, tiềm năng của doanh nghiệp.

ROE không bao gồm các yếu tố tài sản vô hình: Công thức tính ROE chỉ gồm 2 yếu tố là lợi nhuận sau thuế và vốn của chủ sở hữu mà không có các tài sản vô hình như bản quyền, phát minh, nhãn hiệu… nên sẽ làm cho phép tính bị sai lệch không phản ánh đúng lợi thế của từng công ty.

Bất kì chỉ số nào cũng có lợi thế phản ánh sức khỏe tài chính về một mặt nào đó của doanh nghiệp. Vì vậy, trong quá trình đầu tư, không nên đặt tỉ trọng 1 chỉ số quá cao mà nhà đầu tư nên tham khảo các chỉ số cơ bản, phù hợp với khẩu vị đầu tư của mình từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Tìm hiểu các chỉ số phân tích khác trên thị trường chứng khoán: Chỉ số EPS; Chỉ số PEG; Chỉ số P/B; Chỉ số P/E

Video liên quan

Chủ Đề