Tại sao lưỡi bị nứt

Cháu bị nứt lưỡi giống dạng viêm lưỡi bản đồ và xuất hiện nhiều lông nhú màu trắng, tuy không bị đau nhưng phát âm cảm thấy rất khó khăn. Xin bác sĩ cho cháu hỏi, cháu bị bệnh gì, điều trị thế nào?

Nguyễn Văn Thanh []

Viêm lưỡi là bệnh nguyên phát của lưỡi hoặc triệu chứng của một bệnh khác. Có nhiều nguyên nhân rất khác nhau gây viêm lưỡi: nhiễm khuẩn, nấm [thường gặp cơ địa suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh kéo dài,...], chấn thương, chất kích thích [thuốc lá, rượu, chất cay, thức ăn uống nóng]; mẫn cảm [với thuốc đánh răng, chất màu thực phẩm]; bệnh hệ thống như thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, thiếu vitamin PP, thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt; một số bệnh da phát triển toàn thân như lichen phẳng, aptơ, giang mai,... Biểu hiện bệnh không đi đôi với mức độ trầm trọng của bệnh. Lưỡi có thể đỏ, sưng to, cộm rộp, loét hoặc nhợt nhạt, láng bóng, trơn nhẵn, đau hoặc không. Có khi thấy đám lan, kẽ nứt, mảng đen có lông, bạch sản có lông.

Điều trị bệnh viêm lưỡi là điều trị theo nguyên nhân gây bệnh [kháng sinh nếu nhiễm khuẩn, kháng virut nếu do virut, kháng nấm nếu nghi do nấm, bổ sung vitamin nếu viêm lưỡi do thiếu vitamin, tránh các chất kích thích nếu viêm lưỡi do yếu tố kích thích,...]. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều rau quả, uống thêm các loại vitamin C, E, B, PP và kẽm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cần vệ sinh miệng, rơ lưỡi và niêm mạc miệng nhẹ nhàng với nước muối sinh lý hoặc mật ong. Theo thư bạn nói, tuy không đau nhưng ảnh hưởng phát âm, vì vậy bạn nên sớm đến bệnh viện da liễu hoặc các phòng khám có chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị.

BS. Vũ Lan Anh


Các vết nứt trong lưỡi là dấu hiệu của những sự cố trong hoạt động của cơ thể con người. Tuy nhiên, một số người vẫn bị nứt lưỡi khi cơ thể rất bình thường và khỏe mạnh. Vậy tình trạng nứt lưỡi xảy ra như thế nào? Đông y Thanh Tuấn sẽ giúp bạn hiểu thêm về hiện tượng nứt lưỡi khó hiểu này.

Nứt lưỡi dạng cơ năng [bẩm sinh] là gì? 

Lưỡi nứt còn được gọi là ‘lưỡi bìu’ giống như da bìu của người trưởng thành. Đây Là một tình trạng bệnh lý thường gặp, lành tính, không có triệu chứng, bề mặt lưỡi bị thay đổi về hình thể, có rất nhiều đường nứt ngang dọc ở mặt lưỡi với những độ sâu khác nhau. Tại chỗ nứt vẫn có niêm mạc bao phủ nên không bị chảy máu, ăn uống không bị đau. Dạng nứt lưỡi tự nhiên này không ảnh hưởng đến sức khỏe, tình trạng vết nứt có thể tồn tại suốt cuộc đời.

Ở một số người, các nhú lưỡi [gai lưỡi] ở mặt lưng của lưỡi tạo thành nhiều rãnh, người ta gọi là lưỡi nứt kẽ. Lưỡi nứt kẽ thường không đau, nhưng nếu thức ăn đọng lại thì có thể gây viêm nhiễm.

Bị nứt lưỡi bẩm sinh

Một số hội chứng nhất định hoặc có thể là một bệnh di truyền cũng nhận thấy dấu hiệu nứt lưỡi xảy ra trong hội chứng u hạt, hội chứng Melkerssone – Rosenthal; Down,.. Nó thường kết hợp với lưỡi bản đồ và bệnh vảy nến.

Nguyên nhân của các vết nứt trên lưỡi bất thường

Nguyên nhân phổ biến của những vết nứt xảy ra trên cơ thể người bệnh là tình trạng cơ thể thiếu vitamin B hỗn hợp và nguyên tố vi lượng. Bên cạnh đó, Nếu cơ thể có sự xâm nhập của vi khuẩn, các loại giun sán sẽ gây thiếu sắt dẫn đến người bệnh thiếu máu ngày càng nhiều hơn.

Việc thiếu một số loại vitamin B khiến lưỡi bị nứt

Một trong ảnh hưởng từ bệnh khác của đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm tụy cũng ảnh hưởng lưỡi. Các vết nứt trên lưỡi là một trong những dấu hiệu sớm nhất của các bệnh lý này.

Thị trường Việt Nam ngày nay có đa dạng các sản phẩm tốt cũng như sản phẩm giả, kém chất lượng. Một số loại kem đánh răng chứa cồn, hóa học sẽ phát sinh các phản ứng gây dị ứng với lưỡi, sử dụng lâu ngày có thể hình thành các vết nứt trên lưỡi.

Một số tai nạn tại vùng đầu, cổ, mặt do có những va chạm hoặc do thiếu cẩn thận trong môi trường làm việc cũng xuất hiện các vết nứt hoặc rách lưỡi.

Những chấn thương cơ học trong khi vận hành khoang miệng đáp ứng nhu cầu ăn nhai của con người. Một số người do cắn vào lưỡi khi nói chuyện hoặc nhai thức ăn. Từ đó, xuất hiện sự trầy xước, vết rách và nứt lưỡi.
Bệnh viêm lưỡi ngoài biểu hiện lưỡi sưng đỏ, cộm rộp, loét hoặc nhợt nhạt, láng bóng, có lớp rêu lưỡi màu trắng bám dính. Đôi khi thấy đám trắng lan, kẽ nứt, mảng đen có lông, bạch sản có lông.

Điều trị các vết nứt trên lưỡi

Nếu bạn bị nứt lưỡi do cơ năng bẩm sinh, các tình trạng nứt kẽ lưỡi không gây đâu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày thì bạn không cần điều trị. Tuy nhiên việc giữ vệ sinh răng miệng khi bản thân có nứt lưỡi là điều cần thiết ở những đối tượng này để tránh thức ăn tồn đọng trong các kẽ nứt hãy các rãnh của lưỡi và tránh nhiễm khuẩn về lâu dài được đảm bảo hơn.

Nếu lưỡi nút do thiếu hụt các vitamin và các loại vi lượng thì bạn cần đến các bệnh viện nhằm thực hiện các phân tích sinh hóa chi tiết của máu để xác định những chất bị thiếu trong cơ thể. Sau đó, bạn có thể bổ sung dinh dưỡng, tăng hàm lượng vitamin trong chế độ ăn uống hằng ngày. Trong trường hợp biếng ăn ở trẻ em và chán ngán thực phẩm ở người già, có thể uống thêm các loại vitamin C, E, B, PP và kẽm để phòng các dấu hiệu bất thường tại các vết nứt lưỡi.

Bổ sung chất cho trẻ em chữa viêm lưỡi

Nếu nứt lưỡi từ nguyên nhân liên quan đến thói quen sinh hoạt như vệ sinh răng miệng, lạm dụng chất kích thích bia rượu, hút thuốc lá thì người bệnh cần hình thành lại các thói quen về đánh răng đúng cách, việc súc miệng bằng nước muối và làm sạch lưỡi sau khi ăn. Bạn có thể thay thế nước súc miệng bằng các loại thảo mộc như lá chè xanh, cây bạc hà, gừng,…

Nếu bạn có chấn thương ở lưỡi thì bạn cần đến các trung tâm Răng hàm mặt để kiểm tra và thay thế [nếu có] về chỉnh sửa các vết cắn, các vấn đề ở hàm răng gây ảnh hưởng việc ăn nhai của khoang miệng.

Điều trị bệnh viêm lưỡi là điều trị theo nguyên nhân gây bệnh. Do đó, bạn cần đến các bệnh viện chuyên khoa để được chỉ định và kê toa thuốc [kháng sinh nếu nhiễm khuẩn, kháng virut nếu do virut, kháng nấm nếu nghi do nấm]. Điều trị tình trạng viêm nhiễm tốt hạn chế những dấu hiệu bất thường của hiện tượng nứt lưỡi xảy ra.

Mẹo dân gian chữa lưỡi có vết nứt

Tinh dầu Tỏi có đặc tính kháng viêm tự nhiên của nó có thể giúp giảm đau, sưng và khử trùng vết nứt. Bạn dùng vải tép tỏi, bỏ vỏ, băm nhỏ và bôi chất keo của tôi lên vết nứt. Tùy vào từng thể trạng để giữ tỏi trong miệng của bạn khoảng 5-10 phút. Bạn lặp lại 2-3 lần một ngày sau khi ăn.

Mẹo dân gian chữa nứt lưỡi bằng tỏi

Lá Hương Nhu tía [é tía, é rừng] vò lá và hoa có mùi hương của đinh hương. Theo Đông Y, Hương nhu có vị cay, tính hơi ôn có công dụng chữa cảm mạo, tiêu chảy, viêm đường hô hấp ở trẻ em, hôi miệng và làm lành vết nứt kẽ tay chân,.. Những trường hơp bị nứt lưỡi, ăn uống khó khăn thường áp dụng bài thuốc có vị hương nhu như sử dụng 20g lá hưng nhu sắc lấy nước và dùng để ngậm có thể giảm đau do nứt lưỡi. Bạn thực hiện 4 lần/ ngày chiếc lưỡi sẽ dễ chịu hơn và liền lành vết nứt kẽ sau 1 tuần điều trị

Sử dụng nước sức miệng thảo dược để bảo vệ khoang miệng, vệ sinh vùng lưỡi có vết nứt an toàn hơn. Thanh Hương Plus là một trong những dạng nước súc miệng có thành phần thảo dược tự nhiên ngoài công dụng chữa hôi miệng mà còn giúp kháng khuẩn, rửa sạch mảng bám trên răng, lưỡi hiệu quả và hỗ trợ làm thuyên giảm cảm giác đau rát, sưng đỏ của các vết nứt lưỡi trong miệng.

Theo Nguyễn Thoa – Đông Y Thanh Tuấn

Nhìn thấy các vết nứt hoặc rãnh chạy dọc trên bề mặt lưỡi có thể khiến chúng ta lo lắng. Tin tốt là nứt lưỡi không gây đau hoặc lây lan. Nứt lưỡi là tình trạng khá phổ biến, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today [Anh].

Khi bị nứt lưỡi, vi khuẩn và nấm có thể dễ dàng tích tụ trong vết nứt, dễ gây hôi miệng và nhiễm nấm men

Tại Mỹ, các thống kê cho thấy khoảng 5% người dân từng bị nứt lưỡi. Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Swiss Dental Journal cho thấy nứt lưỡi ở nam giới xuất hiện nhiều hơn phụ nữ.

Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa thể giải thích vì sao một số người bị nứt lưỡi trong khi số khác thì không. Nhìn chung, các vết nứt trên lưỡi không phải là vấn đề đáng lo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nứt lưỡi có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiềm ẩn.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Journal of Tropical Medicine phát hiện nứt lưỡi là dấu hiệu tiềm ẩn của tăng huyết áp. Trong khi đó, một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh thiếu máu ác tính cũng bị nứt lưỡi.

Nguyên nhân là do khi mắc bệnh, cơ thể họ không thể hấp thụ đủ vitamin B12. Tình trạng này cũng xuất hiện ở những người mắc hội chứng Sjogren, một loại bệnh tự miễn, và hội chứng Melkersson-Rosenthal [MRS], một bệnh rối loạn thần kinh hiếm gặp gây liệt mặt.

Những căn bệnh trên là hiếm gặp nên nứt lưỡi ít khi là triệu chứng của chúng. Tuy nhiên, khi bị nứt lưỡi, vi khuẩn và nấm có thể sinh sôi trong các rãnh nứt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Những người bị nứt lưỡi nên chú ý vệ sinh lưỡi để loại bỏ bất kỳ mảnh vụn thức ăn nào mắc kẹt trong các rãnh nứt. Nếu không, các mảnh vụn này sẽ thu hút vi khuẩn, gây hôi miệng và nhiễm trùng nấm men. Nếu bị nấm men thì người bệnh có thể được bác sĩ kê các loại thuốc bôi chống nấm, theo Medical News Today.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề