Ma cũ nạt ma mới nghĩa là gì

MA CŨ HIẾP MA MỚI’ DỊCH NHƯ THẾ NÀO?

Về mặt lý thuyết [dich] trước hết ta phải hiểu rằng để dịch một thành ngữ, tục ngữ [idioms, sayings] luôn là 1 thách thức đối với người dịch. Một trong những chiến lược dịch 'idioms' là 'tìm một thành ngữ tương đương của ngôn ngữ đích với ngôn ngữ gốc.

THIÊNG THẬT’ & TƯƠNG ĐƯƠNG Ở TIẾNG ANH

Lấy ví dụ, thành ngữ 'Thiêng thật' trong câu 'Hỏi xem Thầy A liệu thầy có biết cái thành ngữ ấy không - thiêng thật, mới nói đến thầy A là thầy xuất hiện liền!' thì ở đây, tương đương với 'thiêng thật' ở tiếng Anh là 'Talk of the devil/ˈdevl/ /speak of the devil' Vậy, câu trên có thể diễn đạt 'Let's ask Mr A if he knows the idiom - speak of the devil, here he is!’.

Quay trở lại câu hỏi ‘Ma cũ … ma mới’ có thể gần như không có tương đương về thành ngữ trong tiếng Anh như 'thiêng thật' nên chúng ta phải đi tìm một tương đương...

‘MA CŨ HIẾP MA MỚI’ NGHĨA LÀ GÌ?

Theo Từ điển Thành ngữ Việt Nam câu nói 'ma cũ....' có nghĩa ở tiếng Việt là 'Người cũ cậy quen biết nhiều mà 'LÊN MẶT, DỌA DẪM, BẮT NẠT' người mới đến & tương đương 'ý' của thành ngữ Việt có thể là động từ/danh từ 'bully /ˈbʊli/ /bullying /ˈbʊliɪŋ/ ' ở tiếng Anh. Tình trạng 'ma cũ...' có thể ở nhà tù/trường học hay công sở nên có thể thêm một cụm từ chỉ địa điểm đó như 'Bullying in prison/in school/in office hay school bullying..... nên ở câu tiếng Việt như 'Làm thể nào để tránh được tình trạng 'ma cũ ăn hiếp ma mới ở công sở/trường học... ta có thể dịch rất dễ dàng và rất gọn là 'How to avoid 'bullying in school/office. Hoặc câu tiếng Anh 'Every office has its bullying' cũng có thể dịch sang tiếng Việt 'Mỗi công sở đều có tình trạng 'ma cũ ...'. Tuy nhiên trong trường hợp dùng ngữ giải thích [paraphrase] nên dùng 'Bullies' ở tiếng Anh thay cho 'Ma cũ'; động từ 'ăn hiếp' có thể 'threaten', attack' 'intimidate'.... và 'ma mới' có thể dùng 'A newcomer'....

Thầy Nguyễn Phước Vĩnh Cố

Nhóm Nghiên cứu ngôn ngữ, Văn Hóa và Dịch thuật

ma cũ bắt nạt ma mới
  • Kẻ bản xứ hoặc kẻ đến trước thường đe nẹt, chèn ép người đến sau.
ma cũ bắt nạt ma mới
  • Người cũ cậy quen biết nhiều mà bắt nạt, doạ dẫm người mới đến còn lạ nước lạ cái.
ma cũ bắt nạt ma mới
  • Người cũ thường ỷ mình thạo việc, quen nhiều mà chèn ép người mới

Nguồn tham chiếu: Theo Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân – Nxb Văn hóa Thông tin tái bản 2010, có hiệu chỉnh và bổ sung; Từ điển Thành ngữ và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào…

* Từ đang tìm kiếm [định nghĩa từ, giải thích từ]: Ma cũ bắt nạt ma mới

"... ngôn ngữ của người miền quê, nhất là những cụ già không phải "quê mùa" như trước đây mọi người vẫn tưởng, mà trái lại, rất văn vẻ, có nhiều màu sắc, nhiều hình tượng. Chính là vì trong những câu chuyện hàng ngày, bà con thường sử dụng những thành ngữ, tục ngữ là cái vốn vô cùng phong phú, vô cùng quý giá của tiếng nói dân tộc, được truyền miệng tư đời này sang đời khác." - GS. Nguyễn Lân.

Hiểu và vận dụng linh hoạt thành ngữ, tục ngữ và các tình huống cụ thể sẽ giúp chúng ta biết nói đúng và viết đúng, để có thể tiến tới nói hay và viết hay. Sự ra đời của cuốn từ điển này không nằm ngoài mục đích đó. Cuốn sách này sẽ giúp các bạn hiểu hơn nội dung cụ thể của từng thành ngữ, tục ngữ; để trên cơ sở đó, vừa bổ sung kiến thức, vừa vận dụng vào cách nói, cách viết của mình được trong sáng hơn, hiệu quả hơn. Dựa trên nguồn tư liệu phong phú trong thực tế của các tác giả, đây một Phần mềm Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Như một cuốn từ điển di động phong phú, đa dạng, có tính năng lưu lại những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ,...

Video liên quan

Chủ Đề