Tại sao nước tiểu màu xanh

Đi tiểu ra nước màu xanh là dấu hiệu bất thường mà rất nhiều người lo lắng khi gặp phải. Đa số các trường hợp gặp phải tình trạng này là do tác dụng phụ của thuốc hoặc do một số loại thực phẩm. Thế nhưng, nếu nước tiểu màu xanh kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, sốt hoặc những dấu hiệu khó chịu kèm theo khác thì bạn nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa ngay.

Đi tiểu ra nước màu xanh là do nguyên nhân nào?

Có rất nhiều người gặp phải tình trạng đi tiểu ra nước màu xanh nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân của tình trạng này là do đâu. Bạn có thể gặp phải những triệu chứng khác hoặc không, thời gian xuất hiện cũng khác nhau theo từng nguyên nhân gây bệnh.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến nước tiểu màu xanh mà bạn có thể gặp phải:

1. Do tác dụng phụ của thuốc

Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc thì cũng có thể khiến nước tiểu có màu xanh. Những loại thuốc gây nên tình trạng này thường có chứa các thành phần như: Xanh methylene, nhóm phenol… Các loại thuốc điển hình khiến tiểu ra nước màu xanh như:

  • Cimetidine: Đây là loại thuốc là thuốc kháng thụ thể histamin H2, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh loét dạ dày, loét ruột hoặc điều trị dự phòng những căn bệnh nêu trên, Thuốc sẽ làm giảm lượng axit trong dạ dày, thực quản và giảm chứng ợ nóng.
  • Amitriptyline: Có tác dụng làm giảm căng thẳng, lo âu, mất ngủ và thường được sử dụng như một loại thuốc tâm thần, hạn chế tình trạng mất ngủ.
  • Indomethacin: Đây là loại thuốc chống viêm không chứa steroid, dẫn xuất từ acid indolacetic giúp giảm đau, chống viêm, hạ sốt hiệu quả trong điều trị bệnh nhân gout
  • Metoclopramide: Thuốc có tác dụng điều trị và dự phòng các triệu chứng như buồn nôn, nôn và được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam.
  • Zaleplon: Cũng được xem là một loại thuốc an thần có tác dụng điều trị các triệu chứng hoặc các vấn đề về giấc ngủ, thường được sử dụng ngắn hạn cho những trường hợp bị khó ngủ.
  • Promethazine: Là loại thuốc kháng histamin làm giảm các triệu chứng dị ứng và giảm triệu chứng buồn nôn
  • Methocarbamol: Thường được chỉ định trong những trường hợp co thắt, đau nhức xương khớp, giảm tổn thương cơ.
  • Methylen: hay còn gọi là xanh Methylen là nhóm thuốc sát khuẩn giúp giải độc thường có tác dụng với những trường hợp bị nhiễm virus ngoài da, viêm da mủ, điều trị methemoglobin rối loạn đông máu hiếm gặp
  • Propofol: Thường dùng để gây mê, an thần và duy trì mê trong quá trình phẫu thuật

Nếu bạn sử dụng những loại thuốc trên đây thấy tác dụng đi tiểu ra nước màu xanh thì nên tư vấn các bác sĩ điều trị hoặc ngừng sử dụng thuốc

2. Do sử dụng thực phẩm

Đi tiểu ra nước có màu xanh cũng có thể là do bạn sử dụng một số các loại thực phẩm. Một số loại thực phẩm nếu có nhiều vitamin cũng có thể khiến nước tiểu có màu xanh. Nguyên nhân là do khi cơ thể hấp thụ quá nhiều vitamin hơn khả năng của hệ tiết tiết niệu sẽ khiến phân và nước tiểu có màu bất thường.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm có chứa vitamin B thì bạn sẽ gặp phải dấu hiệu đi tiểu ra nước màu xanh cây nhạt. Thông thường loại thực phẩm có thể khiến nước tiểu màu xanh đó là măng tây.

Ngoài ra, nếu bạn ăn những loại thực phẩm có chứa hóa chất, phẩm màu khiến cơ thể không hấp thu được cũng có thể khiến nước tiểu có màu sắc bất thường.

3. Do bệnh lý

Nước tiểu màu xanh cũng rất có thể là do bạn đã mắc một số những căn bệnh, trong đó phổ biến nhất là các bệnh ở đường tiết niệu. Vậy Đi tiểu ra nước màu xanh là bệnh gì thì đó có thể là do một số bệnh lý như:

  • Nhiễm khuẩn ngược dòng: Đây là tình trạng vi khuẩn từ bên ngoài tấn công và xâm nhập qua niệu đạo và gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục, hệ tiết niệu, thường là do vi khuẩn [Pseudomonas].
  • Nhiễm khuẩn huyết: Đây là tình trạng vi khuẩn từ máu tấn công tời đường tiết niệu và gây bệnh
  • Rối loạn tăng canxi máu di truyền: là tình trạng nồng độ canxi trong máu quá nhiều có thể khiến xương bị suy yếu, sỏi thận, ảnh hưởng đến hoạt động của tim và não.
  • Viêm thận – bể thận cấp: Đây là những căn bệnh làm hạn chế khả năng lọc nước tiểu, thường kèm theo triệu chứng nước tiểu màu xanh nhạt, nước tiểu có bọt.
  • Viêm bàng quang: Viêm nhiễm ở niêm mạc bàng quang sẽ gây nên triệu chứng tiểu buốt, tiểu đêm, đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi, tiểu buốt, tiểu đêm, đi tiểu ra nước màu xanh dương, nước tiểu có mùi khai, nước tiểu có lẫn máu
  • Nhiễm khuẩn proteus: Đây là tình trạng nhiễm trùng tiết niệu, nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Người bệnh sẽ thấy nước tiểu màu xanh lá, tiểu ra mủ, tiểu đau rát.
  • Viêm đường tiết niệu: Hệ thống đường tiết niệu bị viêm nhiễm gây nên tình trạng đi tiểu ra nước màu xanh, đi tiểu rát và đau bụng dưới.
  • Viêm niệu đạo: Mỗi lần đi tiểu sẽ có dấu hiệu bỏng rát, tiểu ra mủ, nước tiểu có màu xanh lá.

Nếu do nguyên nhân bệnh lý nêu trên bạn nên thăm khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. Dựa vào các triệu chứng kèm theo sẽ có những chỉ định và kết luận chính xác.

Đi tiểu ra nước màu xanh cần phải làm gì để khắc phục

Do dấu hiệu đi tiểu ra nước màu xanh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên do đó để có biện pháp can thiệp phù hợp bạn nên thăm khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.

Các bác sĩ sẽ thăm khám và đặt ra một số câu hỏi về triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Để trả lời những câu hỏi này bạn cần theo dõi những triệu chứng mà bạn đang gặp phải như: lần đầu tiên gặp triệu chứng này là khi nào, lượng nước tiểu, có kèm mùi hôi không, tiền sử bệnh lý hoặc sử dụng thuốc…

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể thực hiện một số các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm sinh hóa, siêu âm đặc biệt là xét nghiệm nước tiểu.

Sau khi có kết quả thăm khám các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Nếu do các loại thực phẩm thì không đáng lo ngại, nó sẽ tự hết mà không cần điều trị. Với những trường hợp do tác dụng phụ của thuốc cần ngưng sử dụng thuốc và thay thế bằng các loại thuốc tương ứng khác,

Nếu nước tiểu màu xanh do nguyên nhân bệnh lý sẽ cần điều trị theo từng bệnh lý mắc phải. Đa số các trường hợp viêm nhiễm sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh để làm tiêu diệt vi khuẩn. Người bệnh không tự ý mua thuốc về sử dụng sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Cùng với các phương pháp điều trị người bệnh cũng cần chú ý đến thói quen vệ sinh, quan hệ tình dục an toàn, cẩn trọng khi dùng thuốc, tăng cường sức khỏe.

Trên đây là một số những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đi tiểu ra nước màu xanh. Hy vọng qua đây bạn sẽ nhận biết được tình trạng của mình đồng thời có biện pháp khắc phục phù hợp hiệu quả. Lưu ý thông tin này chỉ nên tham khảo, bạn hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng của mình.


Chuyên gia tư vấn bệnh lý
Lương y: Ngô Trí Tuệ

Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Bạn đã bao giờ gặp phải hiện tượng nước tiểu có màu xanh? Thật lạ lùng nhưng rất nhiều người đang phải đối mặt với tình trạng này kèm theo tiểu rát buốt hoặc khó tiểu tiện. Vậy đằng sau triệu chứng bất thường kể trên của nước tiểu là gì? Hãy cùng chúng tôi vén màn bí mật ngay trong bài viết sau đây bạn nhé!

Tại sao nước tiểu màu xanh? Hiện tượng này có nguy hiểm không?

Vì sao có tình trạng nước tiểu màu xanh lá cây, xanh dương

Như chúng ta đã biết, nước tiểu bản chất là nước thải từ các sản phẩm chuyển hóa, chất cặn bã được lọc ra từ thận. Vậy nước tiểu màu gì là tốt? Thông thường nước này sẽ có màu vàng nhạt hoặc trắng trong, không có mùi. Nguyên nhân được đưa ra bởi nước này xuất hiện chất trong máu gọi là urochome.

Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó, khiến cho nước tiểu bị đổi màu bất thường. Cụ thể là nước tiểu màu xanh lá cây hay nước tiểu màu xanh dương. Lý giải cho vấn đề này, các bác sĩ cho biết, có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc chế độ ăn.

Chẳng hạn, thuốc nhuận tràng sẽ khiến cho nước tiểu sẫm màu hơn. Hay ăn măng tây, thực phẩm có màu xanh có thể biến nước tiểu vàng xanh tức là từ vàng chuyển sang lục hoặc xanh dương. Một số trường hợp nước này sủi bọt lên do ăn quá nhiều protein,….

Sự đổi màu bất thường của nước tiểu đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo một vài bệnh lý nguy hiểm hoặc cho biết cơ thể bạn đang gặp vấn đề. 

  • Nhiễm khuẩn huyết: Nếu bạn gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Hãy cẩn thận, đây được xem là nguyên nhân khá điển hình làm cho nước tiểu xanh vàng hoặc nước tiểu xanh lá.
  • Nhiễm khuẩn ngược dòng: Hiện tượng này thường xảy ra khi vi khuẩn đi vào đường tiết niệu thông qua môi trường ngoài, gây nước tiểu màu xanh lá cây nhạt hoặc xanh dương.
  • Rối loạn canxi huyết do di truyền.

Những trường hợp nước tiểu bị đổi màu nếu chỉ diễn ra vài ngày thì không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu hiện tượng kể trên kéo dài dai dẳng và khiến cho người bệnh phải đối mặt với các rắc rối, khó chịu trong cuộc sống thì bạn chớ nên vội chủ quan.

Hình ảnh nước tiểu màu xanh lá cây

Tiểu nước tiểu màu xanh có bị sao không? Nguyên nhân sinh lý gây nước tiểu ngả màu xanh

Như đã phân tích, khi nước tiểu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Chẳng hạn:

  • Nước tiểu màu xanh lá chuối
  • Nước tiểu màu xanh da trời
  • Nước tiểu màu xanh đen
  • Nước tiểu màu xanh lá nhạt
  • ….

Thì bạn chưa cần quá lo lắng hay hoảng hốt. Bởi tình trạng kể trên có thể là hệ lụy của một số yếu tố sinh lý thông thường, không nguy hiểm. Cụ thể như sau:

Nước tiểu có màu xanh như nước chè do thực phẩm

Thực phẩm khi hấp thu vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Chất cặn bã, dư thừa sẽ được thận lọc ra và đào thải ra ngoài. Do đó, nước đái có màu xanh gây ra bởi chính nguyên nhân này.

  • Uống vitamin tổng hợp nước tiểu màu xanh: 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, một số vitamin khi hấp thu vào cơ thể có khả năng cao sẽ chuyển hóa nước tiểu xanh dương hoặc nước tiểu có màu xanh lá cây. Điều này được lý giải là khi vitamin cung cấp cho thể, thì lượng dư thừa sẽ được đào thải ra ngoài.

Một số thử nghiệm lâm sàng cho kết quả: uống vitamin c nước tiểu màu xanh. Còn uống quá nhiều vitamin B thì khả năng cao nước tiểu màu xanh nhạt sẽ xuất hiện.

  • Thức ăn: Một số thực phẩm có mùi nồng, màu sắc xanh bắt mắt khi đi vào cơ thể sẽ gây ra nước tiểu có mùi hôi màu xanh, khó chịu. Chẳng hạn, măng tây, hành tây,…
  • Thực phẩm chứa phẩm màu: Phẩm màu trên thực phẩm có thể quyết định được màu sắc nước tiểu khi thải ra ngoài môi trường. 
Bị nước tiểu màu xanh nước biển, nước tiểu xanh lá cây do thực phẩm

Tại sao nước tiểu màu xanh? Nước tiểu màu xanh sau khi uống thuốc

Nhiều người vô cùng lo lắng bởi tình trạng nước tiểu màu xanh khi uống thuốc hay uống thuốc xong nước tiểu có màu xanh. Trên thực tế, hiện tượng này là có thật và không hề hiếm gặp. Bởi một số thành phần trong thuốc có thể gây đổi màu nước tiểu. Cụ thể:

  • Màu xanh methylen: Đây được xem là thuốc làm nước tiểu màu xanh khá điển hình. Hoạt chất xanh methylen có đặc tính sát khuẩn nhẹ. Tác dụng chính giúp giải độc, sử dụng trong một số bệnh ngộ độc cyanid, methemoglobin,…
  • Hoạt chất Phenol: Các thuốc uống chứa hoạt chất phenol có thể làm nước tiểu màu xanh. Nguyên nhân bởi chất này có thể bị phá vỡ. Từ đó dẫn đến sắc tố màu xanh tồn tại trong nước tiểu.
  • Một số thuốc khác có thể khiến cho nước tiểu màu xanh lam hay nước tiểu màu xanh trong. Có thể kể đến như 
    • Cimetidine: Thuốc trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
    • Indomethacin: Thuốc chống viêm không steroid
    • Zaleplon hoặc thuốc trị gout.
    • Promethazine: Thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị tình trạng dị ứng, buồn nôn.
    • Thuốc ngủ.
    • Thuốc kháng sinh khiến nước tiểu màu xanh
    • Uống procare nước tiểu màu xanh
    • Uống sắt nước tiểu màu xanh
    • Uống domitazol nước tiểu màu xanh
Nước tiểu màu xanh có sao ko? Nguyên nhân do thuốc

Nước tiểu màu xanh có nguy hiểm không? Nước tiểu màu xanh là dấu hiệu của bệnh gì?

Nước tiểu màu xanh là bị bệnh gì? Bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt. Một số trường hợp khi cơ thể thiếu nước, nước sẽ chuyển thành sang màu vàng đậm, mùi khó chịu, khai nồng. Vậy nước tiểu màu xanh nhạt là bệnh gì?

Hiện tượng nước tiểu màu xanh ở nữ, nam do bệnh viêm bàng quang

Trường hợp bệnh lý gây đi vệ sinh nước tiểu màu xanh là viêm bàng quang. Theo nghiên cứu, viêm bàng quang chiếm đến 50% trường hợp bệnh nhân viêm đường tiết niệu. Bản chất viêm bàng quang là thuật ngữ y tế.

Ý muốn nói cơ quan bàng quang bị viêm do sự tấn công của chủng vi khuẩn có hại. Nhiễm trùng bàng quang sẽ khiến cho người bệnh bị đau rát, khó chịu khi tiểu tiện. Hiện tượng này sẽ trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Trường hợp nước đái màu xanh phổ biến nhất ở bệnh viêm bàng quang là do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Bên cạnh hiện tượng nước tiểu màu xanh, bạn có thể phải đối mặt thêm với triệu chứng bỏng rát, đau xương mu, tiểu buốt rắt, khó chịu,….

Theo nghiên cứu từ các tài liệu y khoa, viêm bàng quang có ba loại. Mỗi loại sẽ có các triệu chứng cụ thể khác nhau. Cụ thể:

Viêm bàng quang cấp tính:

Tình trạng bệnh này thường khởi phát đột ngột, nguyên nhân chủ yếu do sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn gây ra. Một số triệu chứng có thể gặp gồm:

  • Nước tiểu màu trà xanh hoặc nước tiểu màu xanh rêu, xanh vàng, mùi khó chịu.
  • Rát khi tiểu, đi tiểu liên tục, mùi tanh hôi ở đầu và cuối bãi.
  • Kèm theo những cơn sốt nhẹ, rùng mình, ớn lạnh.

Viêm bàng quang mãn tính:

Viêm bàng quang cấp không điều trị sớm và kịp thời sẽ gây ra viêm bàng quang mãn. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Xơ hóa bàng quang, dày thành bàng quang.
  • Giảm độ đàn hồi bàng quang.
  • Nước tiểu màu xanh chuối hoặc nước tiểu màu chè xanh, đục, mùi hôi.
  • Tiểu són, tiểu ngắt quãng, không thành dòng.
  • Đau khi quan hệ, tiểu tiện

Viêm bàng quang xuất huyết:

Ngoài việc gây đi nước tiểu màu xanh, người bệnh bị viêm bàng quang xuất huyết có thể gặp thêm các triệu chứng sau đây:

  • Tiểu ra máu, mủ
  • Khó tiểu, đi tiểu mất kiểm soát.
  • Tiểu nhiều lần, tiểu đêm.
  • Đau bụng nhiều, người xanh xao, mệt mỏi.
  • Nhiễm trùng vùng bàng quang.
Nước tiểu màu xanh khi mang thai, Có bầu nước tiểu màu xanh do viêm bàng quang

Nước tiểu màu xanh đậm là bệnh gì? Viêm thận – viêm bể thận

Viêm thận, viêm bể thận đều là những biến chứng bệnh lý nguy hiểm gây ra nước tiểu màu xanh lá mạ hay nước tiểu màu xanh vàng. Các chuyên gia cho biết, phần lớn trường hợp vi khuẩn lội ngược dòng gây suy giảm chức năng thận.

Và một thực tế đáng buồn rằng, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cực cao mắc bệnh kể trên. Nguyên nhân bởi vì, giai đoạn này, chị em thường xuất hiện tượng trào ngược nước tiểu. Khuẩn sẽ theo đó mà di chuyển đến thận và gây tổn thương.

Một số liệu thống kê cho kết quả, có đến một phần ba chị em phụ nữ mang thai bị viêm thận – viêm bể thận do vi khuẩn. Vậy tình trạng nước tiểu màu xanh nhạt khi mang thai nguy hiểm không?

Khi thận bị viêm dẫn đến suy giảm chức năng, không chỉ nước tiểu có khả năng bị chuyển sang màu xanh mà bệnh có thể khiến chị em phải đối mặt với hiện tượng viêm, phù nề, khó chịu. Một vài ổ áp xe, vết loét tổn thương sẽ xuất hiện gây đau đớn. 

Ngoài nguyên nhân do bệnh lý về thận, nước tiểu có màu xanh khi mang thai hay nước tiểu có màu vàng xanh khi mang thai có thể bắt nguồn từ một số yếu tố nguy cơ khác. Cụ thể, một vài nghiên cứu đã chứng minh được, trong thời gian mang bầu, lưu lượng máu sẽ tăng cao.

Có khoảng 25% trong số đó sẽ dẫn trực tiếp đến lưu trú tại thân. Điều này khiến thận phải “ gồng” lên hoạt động để thanh lọc cơ thể. Nếu đi tiểu ra màu xanh lá cây nhạt khi mang thai thì rất có thể bạn đang bị mất nước. Vì vậy hãy bổ sung thêm lượng nước cần thiết.

Ngoài ra, mang thai nội tiết tố thay đổi. Đây cũng được coi là nguyên nhân khiến cho chức năng thận không hoạt động được tốt như ban đầu. Từ đó dẫn đến tình trạng nước tiểu màu xanh lá khi mang thai.

Nước tiểu màu xanh là bị gì – Viêm thận

Nước tiểu có màu xanh là bị gì? Nguyên nhân do viêm đường tiết niệu

Nếu bạn bị viêm đường tiết niệu nguyên nhân do khuẩn Pseudomonas sẽ khiến nước tiểu có màu hơi xanh. Bên cạnh đó một số triệu chứng khác như đau nhói âm ỉ bụng dưới, tiết niệu hoặc khó tiểu, tiểu buốt rắt,… cũng lần lượt xuất hiện.

Viêm đường tiết niệu gây nước tiểu màu xanh nói lên điều gì?

Theo cấu tạo giải phẫu, hệ tiết niệu gồm các cơ quan chính: hai thận, hai niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Trong đó, thận đảm nhận nhiệm vụ lọc máu, sản xuất nước tiểu. Nước này đi qua ống lọc trong thận cô đặc dần.

Tiếp theo chúng đi vào đường niệu, đến dự trữ tại bàng quang. Khi bàng quang tích đủ khoảng 300 – 400ml nước, não sẽ dẫn truyền tín hiệu thần kinh, kích thích cơ quan này giãn nở để tống nước ra ngoài.

Trong điều kiện thông thường, nước tiểu vô trùng, có màu vàng nhạt, không mùi. Tuy nhiên khi bị viêm tiết niệu, một số trường hợp nước tiểu sẽ chuyển màu xanh. Dưới đây là các loại nước tiểu màu xanh phổ biến:

  • Đi tiểu ra màu xanh lá cây
  • Nước tiểu màu xanh dạ quang
  • Nước tiểu có màu xanh đục
  • Nước tiểu có màu xanh nước biển
  • Đi tiểu ra nước màu xanh dương
  • Nước tiểu màu vàng xanh hay nước tiểu màu vàng chanh
  • ….

Đối tượng nguy cơ cao bị viêm tiết niệu gây tiểu buốt nước tiểu màu xanh

Dưới đây là các đối tượng có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu dẫn tới nước tiểu màu hơi xanh. Mời bạn tham khảo:

Nhiều bố mẹ cực kỳ lo lắng khi thấy nước tiểu bé màu xanh. Vậy tình trạng nước tiểu màu xanh ở trẻ em có nguy hiểm không? Thực tế theo nghiên cứu, giai đoạn này trẻ ít bị nhiễm trùng đường tiểu và gặp chủ yếu ở trẻ nam.

Tuy nhiên do thói quen vệ sinh chưa đảm bảo hoặc trẻ nhịn tiểu, lười uống nước có thể gây tích tụ vi khuẩn trong đường tiểu dẫn đến tổn thương. Một số trường hợp nước tiểu trẻ sơ sinh màu xanh có thể do nước ứ đọng bàng quang hoặc vùng kín “ chưa sạch”.

  • Người trưởng thành [ < 65 tuổi]:

Một số bệnh lý đường tiết niệu gây hiện tượng đi tiểu nước màu xanh dương. Có thể kể đến như viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt,… Theo nghiên cứu, có khoảng 10% phụ nữ nhóm tuổi này bị bệnh.

Nhiều mẹ bầu nước tiểu màu xanh có thể do thay đổi nội tiết tố. Bởi vậy việc bà bầu đi nước tiểu màu xanh không quá đáng ngại.

Nước tiểu màu xanh ở nam giới do viêm tiết niệu

Nước tiểu màu xanh bị bệnh gì? Viêm niệu đạo

Nhiều người băn khoăn nước tiểu màu xanh bệnh gì? Có nguy hiểm không? Thực tế đã chứng minh một trong số bệnh lý có thể gây ra tình trạng đi tiểu màu xanh là bệnh viêm niệu đạo. Ngoài ra, người bệnh có thể tiểu ra cả máu, mủ, buốt rát,….

Theo nghiên cứu, niệu đạo chính là ống dẫn nước tiểu. Bên cạnh đó, niệu đạo cũng là đường đưa tinh trùng ra bên ngoài khi nam giới thực hiện phóng tinh. Một số triệu chứng của viêm niệu đạo gồm có:

  • Đau khi tiểu tiện.
  • Đi tiểu nước màu xanh dương hoặc nước tiểu màu vàng sang.
  • Có cảm giác buồn tiểu thường xuyên, liên tục, buồn tiểu gấp gáp,…
  • Ngứa, đau, khó chịu, thậm chí tiểu không ra nước.
  • Đau, bỏng rát khi tiểu tiện.
  • Dịch tiết ra từ dương vật, vùng kín.

Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình gây bệnh viêm niệu đạo. Mời bạn tham khảo:

  • Vi khuẩn E.coli
  • Gonococcus hoặc Gonococci là vi khuẩn Gram âm, lây truyền qua đường tình dục. Tác nhân chủ yếu dẫn đến lậu.
  • Virus HSV 1 và HSV 2
  • Chlamydia

Viêm niệu đạo cần được phát hiện và chữa trị sớm, tránh ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, gây biến chứng có hại cho cơ thể.

Nước tiểu màu xanh dương là bệnh gì – Viêm niệu đạo

>>> XEM THÊM:

Nước tiểu đục là bệnh gì

Máu trong nước tiểu là bệnh gì

Nước tiểu có màu vàng tươi là bệnh gì

Cảnh báo nguy hiểm khi thấy nước tiểu màu đen

Màu nước tiểu nói lên điều gì? Nước tiểu màu gì là bình thường

Nước tiểu màu xanh có sao không? Bật mí cách chẩn đoán, điều trị tình trạng đi tiểu ra nước màu xanh 

Viêm bàng quang:

Khi xuất hiện tình trạng nước tiểu màu xanh lá mạ hoặc xanh vàng bất thường, các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử lâm sàng của bạn. Mục đích của việc này là loại bỏ các nguyên nhân sinh lý gây bệnh.

Sau đó, bạn cần tiến hành chụp X quang hệ thống tiết niệu hoặc siêu âm để xác định chính xác nguyên nhân tổn thương dẫn tới sự đổi màu nước tiểu. Cuối cùng là lựa chọn kháng sinh đặc hiệu, phổ hẹp nhằm diệt khuẩn đúng, chính xác.

Viêm thận: 

Viêm thận thường có các triệu chứng khá đa dạng và dễ gây nhầm lẫn với nhiều chứng bệnh khác. Bởi vậy, nếu muốn chẩn đoán chính xác, bạn cần thực hiện xét nghiệm công thức máu, nước tiểu, chụp X quang,… 

Thông thường với trường hợp này bạn sẽ được kê đơn thuốc giảm đau, hạ sốt hoặc một vài thuốc kháng sinh phổ hẹp.

Viêm đường tiết niệu:

Nước tiểu màu xanh là bị gì? Nếu nước tiểu màu xanh kèm theo đau bụng dưới, tiểu buốt rát bạn có nghĩ đến bệnh viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên cần tùy trường hợp và nguyên nhân gây bệnh để đưa ra giải pháp điều trị hợp lý nhất.

Viêm niệu đạo:

Muốn biết đái ra nước màu xanh có phải do viêm niệu đạo hay không, bạn cần thực hiện một số xét nghiệm dịch mủ hoặc chất nhầy vào buổi sáng. Một số trường hợp phải soi để tìm vi khuẩn gây bệnh.

Cách điều trị nước tiểu màu xanh hiệu quả

Tóm lại, nội dung bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp cho bạn đọc nước tiểu có màu xanh là bệnh gì và có nguy hiểm không. Hy vọng, sau khi đọc xong thông tin chúng tôi cung cấp bạn đã có được câu trả lời chính xác nhất cho mình.

Bên cạnh đó, một trong những phương pháp cực tốt cho bệnh lý đường tiểu, được các chuyên gia cũng khuyên dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh.

Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên: cao Ích trí nhân, cao Đẳng sâm, cao Bạch mao căn, cao Thỏ ty tử… Nhờ đó giúp cải thiện rối loạn chức năng bàng quang, bổ thận, tăng cường chức năng thận, giảm tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu đêm, tiểu nhiều.

Ngoài Bảo Niệu Đức Thịnh thì Nhà thuốc Đức Thịnh Đường từ Công ty cổ phần Y Dược 3T – Thành viên của Tập đoàn 3T Đức Thịnh Group còn có nhiều sản phẩm hỗ trợ bạn để có sức khỏe toàn diện, không chỉ về các bệnh đường tiểu như:

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 0839.898.089 để được các chuyên gia TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

Video liên quan

Chủ Đề