Luận văn quản lý nhà nước về trật tự đô thị

Sau đây là mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật với đề luận văn là Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị. Hy vọng đề tài luận văn thạc sĩ này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết luận văn tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,  các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết luận văn thạc sĩ tại bài viết này.

Bảng giá ==>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Kho 999+++   ===> Luận văn thạc sĩ Ngành luật

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc thì định hƣớng và chiến lƣợc phát triển đô thị có vai trò ngày càng quan trọng, nhƣng để đô thị phát triển một cách có kiểm soát, theo quy hoạch, thì Đảng và Nhà nƣớc ta đã có chủ trƣơng là: “Cần phải phát triển đô thị một cách vững chắc, có trật tự, nhằm xây dựng một đô thị đoàng hoàng hơn to đẹp hơn”. Thực tế đã cho thấy rằng một trong các công cụ quản lý đô thị có hiệu quả đó là công tác quản lý trật tự xây dựng. Nếu các nguyên tắc, quy trình, quản lý trật tự xây dựng có tính khoa học, thực tiễn và lại đƣợc tuân thủ một cách nghiêm minh thì công tác quản lý đô thị sẽ có nhiều thuận lợi, dễ dàng hơn còn ngƣợc lại thì công tác quản lý đô thị sẽ gặp nhiều khó khăn bội phần, thậm chí có thể thất bại. Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh. Đến nay cả nƣớc đã có khoảng 743 đô thị, trong đó có gần 100 thành phố và thị xã. Đô thị hoá nhanh đồng nghĩa với việc các hạng mục công trình nhanh chóng đƣợc xây dựng nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu về nhà ở, thƣơng mại dịch vụ, sản xuất phát triển của cộng đồng dân cƣ đô thị. Việc xây dựng các công trình này ở các đô thị đòi hỏi phải đƣợc xây dựng theo đúng quy hoạch đã đƣợc phê duyệt và đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép đối với từng khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế việc vi phạm trật tự xây dựng không còn là chuyện xa lạ ở các đô thị trong suốt thời gian qua. Không phải công trình nào cũng đảm bảo đúng trật tự xây dựng. Xét trên cái nhìn tổng thể ở hầu hết các đô thị, từ đô thị đặc biệt nhƣ thủ đô Hà Nội cho tới các đô thị loại 5. Dƣờng nhƣ đây chính là mặt trái của đô thị hoá với tốc độ quá nhanh trong khi quản lý nhà nƣớc về phát triển đô thị lại chƣa đáp ứng kịp. Điều này đòi hỏi công 10. 2 tác quản lý xây dựng phải đƣợc quan tâm một cách thực sự đúng mức. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng bỏng trong thực tế các đô thị nƣớc ta hiện nay. Hiện tƣợng xây dựng không phép, trái phép xẩy ra ở khắp mọi nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… có thể nhận thấy các công trình vi phạm luật lệ trật tự xây dựng và phát triển đô thị ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Mức độ không chỉ dừng lại ở mấy căn hộ tập thể cơi nới không xin phép hay nhà trong hang cùng ngõ hẻm đua ban công lấn chiếm không gian nữa, mà nhà riêng sai theo kiểu nhà riêng, biệt thự sai kiểu biệt thự, các vi phạm về đất tập thể, sử dụng đất đai không đúng mục đích diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Do những điều kiện, những lý do chủ quan, quy hoạch của nƣớc ta nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng, vốn lẽ đã có nhiều bất cập và thiếu sót. Yêu cầu quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật, loại trừ hiện tƣợng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi là một vấn đề quan trọng hiện nay ở đô thị nƣớc ta. Quận Hoàng Mai là một quận mới thành lập năm 2004. Cho tới nay, sau 10 năm hình thành và phát triển, Hoàng Mai đã đi lên và phát triển về nhiều mặt. Không nằm ngoài xu thế chung của Thành phố nói riêng và cả nƣớc nói chung, quá trình đô thị hoá cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ trên địa bàn Quận. Tốc độ đô thị hoá nhanh, các công trình xây dựng, nhà cửa của những ngƣời dân ngày một khang trang, các cơ sở thƣơng mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp, các công trình hạ tầng…. đang ngày ngày đổi thay. Việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn vì thế mà đƣợc đặt ra một cách cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng nói chung và trên địa bàn quận Hoàng Mai nói riêng, đồng thời qua tìm hiểu và xem xét về công tác quản lý trật tự xây dựng của Quận Hoàng Mai em quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai,Thành phố Hà Nội” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

11. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam, trong thời gian qua, việc nghiên cứu về hoạt động quản lý trật tự xây dựng nhìn chung còn mới mẻ, chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ, do trên thực tế những công trình khoa học nghiên cứu hoạt động thanh tra xây dựng còn rất ít. Nghiên cứu các tài liệu hiện hành cho thấy

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

Collapsible Group Item #1

Skip to content

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Công Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng Đô Thị Tại Địa Bàn Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, hệ thống pháp luật quản lý kinh tế – xã hội ngày càng được xây dựng đồng bộ. Trong đó, các quy định của pháp luật điều chỉnh công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị được quan tâm xây dựng và ngày càng hoàn thiện, đã và đang phát huy hiệu quả tích cực. Việc tổ chức thực hiện pháp luật ngày càng hiệu quả; hoạt động xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn Quận 12 ngày càng đi vào nền nếp, góp phần tạo dựng diện mạo hiện đại, bảo đảm cảnh quan kiến trúc, các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật đô thị đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Quản lý trật tự xây dựng là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng. Trên cơ sở những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng, quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị.

Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn chuyên ngành thạc sĩ công, và những tài liệu liên quan đến quản lý nhà nước, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn chọn lọc nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.

===>>> Luận Văn Quản Lý Nhà Nước

MỞ ĐẦU Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng Đô Thị Tại Quận 12

1. Lý do chọn đề tài luận văn

Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ khá nhanh, hàng loạt các công trình mới của tổ chức, cá nhân được hình thành nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu về nhà ở, thương mại dịch vụ, sản xuất phát triển của cộng đồng dân cư đô thị. Việc xây dựng các công trình này ở các đô thị đòi hỏi phải được xây dựng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép đối với từng khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế việc vi phạm trật tự xây dựng không còn là chuyện xa lạ ở các đô thị trong suốt thời gian qua; không phải công trình nào cũng đảm bảo đúng trật tự xây dựng; có thể nói đây chính là mặt trái của đô thị hoá với tốc độ quá nhanh trong khi quản lý nhà nước về phát triển đô thị lại chưa đáp ứng kịp. Điều này đòi hỏi công tác quản lý xây dựng phải được quan tâm một cách thực sự đúng mức; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ mục tiêu phát triển đô thị: “Cần phải phát triển đô thị một cách vững chắc, có trật tự, nhằm xây dựng một đô thị đàng hoàng hơn to đẹp hơn. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38-40%”; “Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, gồm một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng. Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các đô thị; chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc trưng của các đô thị động lực phát triển kinh tế cấp quốc gia và cấp vùng…”

Đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị của thành phố Hồ Chí Minh, Quận 12 được thành lập trên cơ sở tách ra từ 07 xã của huyện Hóc Môn từ ngày 01 tháng 04 năm 1997, là quận nằm ở cửa ngõ Tây Bắc Thành phố, với diện tích tự nhiên 5.274,9 ha và 117.253 nhân khẩu, phía Bắc giáp huyện Hóc Môn; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và quận Thủ Đức; phía Nam giáp quận Tân Bình, Gò Vấp và Bình Thạnh; phía Tây giáp quận Bình Tân và huyện Hóc Môn. Với đặc thù vốn được tách ra từ một Huyện thuần nông có xuất phát điểm của hệ thống hạ tầng kỹ thuật thấp; hiện nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa đã đặt ra cho Quận 12 nhiều khó khăn và thách thức do áp lực ngày càng tăng của việc phát triển đô thị, dân số, việc đầu tư xây dựng các công trình với nhiều quy mô, tính chất khác nhau… Quy hoạch xây dựng còn thiếu, tình trạng xây dựng không phép vẫn tồn tại, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân Quận 12 còn thấp; tình trạng vi phạm pháp luật về xây dựng ngày càng nghiêm trọng và phức tạp, phá vỡ quy hoạch – kiến trúc của quận, gây mất thẩm mỹ cho diện mạo và mỹ quan đô thị. Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số chính quyền cơ sở chưa thường xuyên, chưa sâu sát và thiếu cương quyết; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật xây dựng, quản lý trật tự xây dựng đô thị đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu; lực lượng thanh tra xây dựng đô thị vừa thiếu, vừa kém chuyên nghiệp; việc thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trật tự đô thị chưa kiên quyết, chưa kịp thời.

Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tốc độ đô thị hóa có nhiều sức ép và thách thức như hiện nay thì việc hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12 là yêu cầu cấp thiết. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ ngành quản lý công: “Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh”.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Quản lý nhà nước để phát triển đô thị và quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước ta; đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về xây dựng đô thị; trong giới hạn điều kiện và phạm vi nghiên cứu, tác giả hệ thống tình hình nghiên cứu trong nước như sau:

Một là, các công trình nghiên cứu đã in thành sách:

  • Tiến sĩ khoa học Nguyễn Ngọc Châu: “Quản lý đô thị”, NXB Xây dựng, Hà Nội, năm 2001. Sách hàm chứa nội dung quản lý nhiều lĩnh vực trong đô thị, mang tính định hướng và có ý nghĩa khoa học bao quát trong quản lý đô thị.
  • Tiến sĩ Võ Kim Cương: “Quản lý đô thị trong thời kỳ đổi mới”, NXB Xây dựng Hà Nội, năm 2004. Nội dung chứa đựng nhiều thông tin về chính sách quản lý đô thị trong thời kỳ đổi mới của nhà nước ta về thể chế, chính sách và tổ chức bộ máy quản lý đô thị, nhất là, làm rõ tư duy đổi mới quản lý đô thị.
  • Nguyễn Đăng Sơn lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ ngành quản lý công: “Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị”, NXB Xây dựng Hà Nội, năm 2005. Nội dung sách hệ thống lý thuyết về phương pháp tiếp cận, các bộ tiêu chí về quy hoạch đô thị, các phương pháp quản lý mới về đô thị, lý luận về vùng đô thị, không gian đô thị và chùm đô thị vệ tinh là những thuật ngữ quản lý mới về đô thị được tác giả đề cập một cách rõ ràng và logic.

Hai là, các báo cáo nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo, bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học:

  • Đề tài khoa học cấp bộ, “Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đô thị của chính quyền địa phương” [từ thực tiễn thành phố Hà Nội] của PGS.TS Phạm Kim Giao [2008], Học viện Hành chính, Hà Nội. Đề tài này trên cơ sở đánh giá thực trạng, những mặt được cũng như những hạn chế, yếu kém của chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý đô thị, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn hiện tổ chức và nâng cao hoạt động quản lý đô thị.
  • Nhóm tác giả GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, TS Đoàn Minh Huấn, KS. Bùi Xuân Dũng [2010]: “Hoàn thiện mô hình tổ chức và quản lý đô thị Hà Nội – luận cứ và giải pháp” , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trên cơ sở phân tích, đánh giá làm rõ những thiếu sót trong mô hình tổ chức và quản lý đô thị tại Thành phố Hà Nội, nhóm tác giải đã chỉ rõ các luận cứ và giải pháp hoàn thiện hiệu quả mô hình tổ chức và quản lý đô thị tại thành phố Hà Nội.

Ba là, các Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị:

  • Trần Ngọc Hổ, Học viện Hành Chính quốc gia, [2008], Luận văn Thạc sĩ ngành Quản lý công “Hệ thống giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đô thị của chính quyền cấp quận, thành phố Hồ Chí Minh” [từ thực tiễn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh]. Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đô thị của chính quyền cấp quận, hệ thống hóa, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cấp quận trên lĩnh vực đô thị.
  • Chử Thị Kim Anh [2014], Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật- Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội “Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai”. Luận văn có tính hệ thống logic về khung lý luận quản lý trật tự xây dựng đô thị và cơ sở pháp lý. Tác giả hệ thống rõ ràng về căn cứ pháp luật trong quản lý trật tự xây dựng đô thị, phân tích làm rõ thực trạng quản lý trật tự xây dựng và đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại quận Hoàng Mai.
  • Hà Văn Trung, Luận văn thạc sỹ ngành Quản Lý Công, Đại học Đà Nẵng, năm 2012 “Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”. Tác giả luận văn hệ thống và làm rõ khung lý thuyết về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, phân tích thực trạng về hạ tầng đô thị và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hạ tầng đô thị tại thành phố Tam Kỳ, nghiên cứu chứa các nội hàm của đô thị về quy hoạch đô thị, cảnh quan và môi trường đô thị.
  • Đoàn Thị Dung Huyền, Luận văn Cao học quản lý hành chính công, lớp CH14H, Hà Nội, năm 2012 “Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị hiện nay thực trạng và giải pháp”. Luận văn hệ thống và làm rõ khung lý thuyết quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, phân tích đánh giá thực trạng về quy hoạch đô thị mang tính rộng lớn cả nước, những bất cập, nguyên nhân về quy hoạch đô thị, những giải pháp còn mang tính hình thức, chưa có tính cụ thể và đặc thù, khó có tính khả thi nếu được áp dụng vào quản lý quy hoạch đô thị.
  • Nguyễn Ngọc Quyến, Luận văn thạc sỹ quản lý công, lớp CH14H, Hà Nội, năm 2012: “Quản lý nhà nước về đô thị tại thành phố Hà Nội, lý luận và thực tiễn” của tác giả. Luận văn chủ yếu nghiên cứu và hệ thống cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đô thị, các phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đô thị và giải pháp có tính khả thi.
  • Trần Thanh Hải, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Hà Nội, năm 2012: “Quản lý nhà nước đối với chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Luận văn đã cung cấp một khối lượng lớn về khung lý thuyết quản lý chất lượng xây dựng công trình đô thị, phân tích làm rõ thực trạng về chất lượng xây dựng công trình đô thị, những hạn chế yếu kém và sơ hở trong quản lý chất lượng xây dựng hiện nay ở Thủ đô Hà Nội. Các giải pháp có tính khả thi, nhưng mang nặng về chất lượng xây dựng công trình đô thị, các quản lý khác về đô thị chưa được tác giả quan tâm làm rõ.
  • Võ Thanh Đức [2013], Luận văn thạc sĩ hành chính công “Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, thực tiễn tại quận 9, thành phố Hồ Chí Minh”.
  • Bùi Nguyễn Huy Hoàng [2012], Luận văn thạc sĩ hành chính công “Quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh”.
  • Phạm Minh Trung [2013], Luận văn thạc sĩ hành chính công “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực chỉnh trang và phát triển đô thị, từ thực tiễn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh”.
  • Huỳnh Thanh Dũng [2015], Luận văn thạc sĩ hành chính công “Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng tại địa bàn thành phố Cà Mau”.
  • Nguyễn Kim Hoàng [2009] “Quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở đô thị trên địa bàn thành phố Cần thơ”.
  • Đỗ Thị Hồng Mai, Luận văn thạc sĩ Luật học “Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng”.
  • Cao Thị Hải Lý, Luận văn thạc sĩ kinh tế – xây dựng “Một số biện pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng”.
  • Nguyễn Văn Quyên, Luận văn thạc sĩ kinh tế – xây dựng “Hoàn thiện công tác Quản lý Nhà nước các công trình xây dựng trên địa bàn Quận 12, TP. Hồ Chí Minh”.
  • Chu Việt Hùng, Luận văn Thạc sĩ hành chính công “Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng”.

Qua các công trình đã được công bố nêu trên cho thấy các nghiên cứu về quản lý trật tự xây dựng đô thị ở nước rất phong phú và đa dạng, kết quả của những nghiên cứu nêu trên rất bổ ích, gợi ý nghiên cứu cho luận văn này, những khoảng trống và kẻ hở chưa được làm rõ, tác giả sẽ nghiên cứu bổ sung làm rõ. Như vậy, có thể nói cho đến thời điểm này chưa có nghiên cứu cụ thể nào, dưới góc độ địa phương quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Tên đề tài của luận văn không trùng lặp với bất cứ công trình công bố nào đã có trước.

Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn chuyên ngành thạc sĩ công, và những tài liệu liên quan đến luận văn về xây dựng đô thị, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn chọn lọc nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.

===>>> Luận Văn Về Xây Dựng Đô Thị

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh; qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa phương.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đối với đề tài

Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đối với đề tài bao gồm:

  • Xây dựng khung lý thuyết quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị ở cấp huyện.
  • Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

  • Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu đối với quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phạm vi về không gian: chủ yếu tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, có nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước.
  • Phạm vi về thời gian: các thông tin, dữ liệu được thu thập sử dụng cho phân tích đánh giá thực trạng chủ yếu giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, định hướng tầm nhìn giải pháp đến năm 2025.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Việc tiếp cận nghiên cứu đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp thu thập thông tin:
  • Thông tin thứ cấp: được thu thập qua các nghiên cứu báo cáo đã được công bố như: sách, giáo trình của Học viên Hành chính Quốc gia, kỷ yếu hội thảo khoa học, bài báo khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các báo cáo, thông tin của phòng Quản lý đô thị quận, Đội thanh tra xây dựng địa bàn quận 12, số liệu thống kê của quận 12, thành phố Hồ Chí Minh …
  • Thông tin sơ cấp: được tác giải thu thập qua phỏng vấn, trao đổi và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và nhà khoa học liên quan đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị.
  • Phương pháp xử lý thông tin:

Thông qua các phương pháp phân tích, tổng hợp đối chiếu, so sánh, suy luận … một cách có hệ thống và khoa học. Phần mềm phân tích sử dụng chủ yếu: Excel.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa về lý luận:

Xây dựng được khung lý thuyết quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn cấp huyện; theo đó, luận văn đã làm rõ được nội hàm của các khái niệm chính trong đó có khái niệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị và nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị ở cấp huyện.

Ý nghĩa về thực tiễn:

  • Phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Chỉ ra những hạn chế, bất cập của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất được hệ thống các giải pháp đồng bộ góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa phương.
  • Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho học sinh, sinh viên, các nhà quản lý ở địa phương và những ai quan tâm đến vấn đề này.

7. Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có các chương sau:

  • Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị
  • Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
  • Chương 3: Giải pháp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài ra, còn rất nhiều luận văn thạc sĩ ngành quản lý công được Luận văn Panda chọn lọc, và muốn chia sẻ đến các bạn học viên đang muốn tham khảo thêm nhiều đề tài khác nhau, các bạn có thể tham khảo tại đây.

====>>> KHO 999 + Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Công

MỞ ĐẦU Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng Đô Thị Tại Quận 12

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

  • 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
  • 1.1.1. Khái niệm đô thị và đô thị hóa
  • 1.1.2. Khái niệm trật tự xây dựng
  • 1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị
  • 1.2. SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
  • 1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị
  • 1.2.2. Yêu cầu của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị
  • 1.3.  NỘI  DUNG  QUẢN  LÝ  NH À  NƯỚC  VỀ  TRẬT  TỰ  XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
  • 1.3.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng
  • 1.3.2. Quản lý nhà nước về xây dựng theo quy hoạch
  • 1.3.3. Quản lý nhà nước về cấp, thu hồi giấy phép xây dựng và xây dựng theo giấy phép xây dựng
  • 1.3.4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho CBCC quản lý về trật tự xây dựng đô thị
  • 1.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng.
  • 1.4.  KINH  NGHIỆM  QUẢN  LÝ  NHÀ  NƯỚC  VỀ  TRẬT  TỰ  XÂY DỰNG Ở MỘT SỐ QUẬN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
  • 1.4.1. Kinh nghiệm của quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
  • 1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tiểu kết chương 1

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  • 2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội của Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điều kiện tự nhiên của Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phát triển kinh tế – xã hội của Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
  • 2.1.2. Tác động của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội đến
  • quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
  • 2.2. VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • 2.2.1. Tình hình trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
  • 2.2.2. Đánh giá chung về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Những kết quả đạt được
  • Những hạn chế, tồn tại
  • 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • 2.3.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng
  • 2.3.2. Quản lý nhà nước về xây dựng theo quy hoạch
  • 2.3.3. Quản lý nhà nước về cấp, thu hồi giấy phép xây dựng và xây dựng theo giấy phép xây dựng
  • 2.3.4. Về thực hiện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho CBCC quản lý về trật tự xây dựng đô thị
  • 2.3.5. Về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng
  • 2.3.6. Đánh giá chung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
  • Những kết quả đạt được
  • Những hạn chế, bất cập
  • Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
  • Nguyên nhân khách quan
  • Nguyên nhân chủ quan
  • Tiểu kết Chương 2

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  • 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU
  • 3.1.1. Phương hướng, mục tiêu quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị của thành phố Hồ Chí Minh nói chung
  • 3.1.2. Phương hướng, mục tiêu quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị của quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
  • 3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 12, TP.HCM
  • 3.2.1. Giải pháp về tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho CBCC quản lý về trật tự xây dựng đô thị và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng
  • 3.2.2. Giải pháp quản lý nhà nước về xây dựng theo quy hoạch
  • 3.2.3. Giải pháp quản lý nhà nước về cấp, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép
  • 3.2.4.  Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng
  • 3.2.5. Nhóm giải pháp khác:
  • 3.3. KIẾN NGHỊ
  • Tiểu kết Chương 3

KẾT LUẬN

Trên đây là bài luận văn thạc sĩ quản lý công với đề tài: Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng Đô Thị Tại Quận 12. Do thời gian Luận văn Panda hoàn thành bài luận văn này không có nhiều thời gian, cho nên mới chỉ chia sẻ đến các bạn học viên được lời mở đầu luận văn và đề cương chi tiết. Nếu như bạn học viên nào có nhu cầu hoàn thiện bài luận văn thạc sĩ quản lý công này, hoặc muốn làm mới thì liên hệ trực tiếp với Luận văn Panda nhé.

Ngoài ra, để hỗ trợ và giúp đỡ cho các bạn học viên đang làm bài luận văn thạc sĩ ngành quản lý công được tốt hơn, Luận văn Panda có hỗ trợ các bạn bảng giá viết thuê luận văn thạc sĩ, và quy trình làm việc của Luận văn Panda các bạn có nhu cầu tham khảo thì truy cập tại đây nhé.

===>>> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tôi tên là Nguyễn Anh Hiếu, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Ngoại Thương. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, //luanvanpanda.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562

Video liên quan

Chủ Đề