Leo núi chứa chan bao nhiêu tiếng?

Núi Chứa Chan còn được biết đến với cái tên khác là núi Gia Lào hay núi Gia Ray, nằm tại thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. Địa điểm tham quan này nằm cách TP.HCM khoảng 100km. Độ cao của núi xếp hạng thứ hai tại khu vực Đông Nam Bộ chỉ sau núi Bà Đen tại Tây Ninh. 

Cũng bởi chiều cao này mà núi Chứa Chan còn được mệnh danh là nóc nhà Đồng Nai, điểm đến hàng đầu cho các bạn trẻ đam mê trekking hay người muốn chiêm bái chùa Gia Lào trên núi.  Từ xa nhìn lại núi Gia Lào trông như một chiếc bát úp. Địa thế đó vô cùng thích hợp để ngắm toàn cảnh bầu trời 360 độ. 

Núi Chứa Chan có hình dạng như một chiếc bát úp

Khung cảnh trên núi được nhiều bạn trẻ yêu thích lựa chọn đến trekking và chụp hình. Ảnh: @kem.neko

2Hướng dẫn di chuyển chi tiết cho người mới lần đầu leo núi Chứa Chan

2.1 Hướng dẫn di chuyển đến núi Chứa Chan

Đi bằng xe máy: Nếu chạy xe máy từ Sài Gòn bạn hãy đi về hướng xa lộ Hà Nội tới cầu Đồng Nai. Sau khi qua trạm thu phí thì chúng ta rẽ phải ở QL51, lại chạy thẳng tới đường Võ Nguyên Giáp thì cuối đường rẽ vào QL1A. Tiếp tục tới Trảng Bom – Long Khánh thì tại vòng xuyến Long Khánh bạn rẽ trái vào Nguyễn Văn Bé. Chúng ta chạy thêm một đoạn nữa là sẽ thấy ngã ba Ông Đồn, sau đó 200m nữa là có đường leo núi. Từ đoạn ngã ba Ông Đồn cũng đã có nhiều nơi giữ xe và thuê đồ leo núi. 

Đi bằng xe bus, xe khách: Để di chuyển an toàn và thoải mái hơn, không phải lo lắng mưa nắng bạn hãy mua vé xe của các hãng chạy tuyến Bình Thuận và Đức Linh tại bến xe miền Đông. Những nhà xe này đi qua cổng chào khu du lịch núi Chứa Chan, bạn chỉ cần dặn trước phụ xe điểm xuống và di chuyển thêm 2 – 3km nữa bằng xe ôm. 

2.2 Cách leo núi Chứa Chan cho người mới đi lần đầu

Đường cột điện: Cột điện số 20 từ quán bán nước giải khát nhiều người hay dừng chân là nơi chúng ta bắt đầu hành trình. Đường này càng lên cao thì càng dốc hơn nhưng dễ đi, khó lạc, được nhiều người lựa chọn. Một bí kíp MIA.vn mách cho các bạn đọc là chỉ cần nhớ số cột điện cụ thể, bắt đầu từ số 20 tới số 148 là đã đến nơi. Trên đường đi chúng ta cũng được ngắm cảnh thiên nhiên đẹp hút hồn. 

Đi theo đường chùa: Từ dưới chân núi Chứa Chan bạn có thể đi bộ theo bậc thang hoặc đi cáp treo lên chùa, tọa lạc ở khoảng 1/3 núi. Tiếp theo chúng ta chỉ cần men theo đường mòn lên đỉnh, khá nhỏ và dễ lạc vì nhiều lối rẽ. Giá vé cáp treo cụ thể như sau: 

Cáp treo khứ hồi

Cáp treo một chiều

Người lớn: Khoảng 180.000đ/người

Trẻ em cao 0,9m – 1,2m: Khoảng 90.000đ/người [chiều]

Trẻ em dưới 0,9m: miễn phí

Chiều lên: 

- Người lớn: 110.000đ/người

- Trẻ em: 60.000đ/người

Chiều xuống: 

- Người lớn: 90.000đ/người

- Trẻ em: 50.000đ/người

Thời gian hoạt động của cáp treo:

Thứ 2 – thứ 5: 6h00 – 18h00

Thứ 6 – chủ nhật và 14, 15, 29 và 30 Âm lịch hằng tháng: Hoạt động 24h 

Đường leo lên núi Chứa Chan không quá khó đi, lý tưởng cho các bạn trẻ mới lần đầu thử sức leo núi. Ảnh: @vnadventure-min

3Những nét đặc sắc của núi Chứa Chan thu hút mọi người ghé thăm 

3.1 Cung đường đi xe máy tuyệt đẹp 

Trên đường đi xe máy phượt đến núi Chứa Chan chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục, nơi có những hàng cây xanh mát phủ kín hai bên đường. Hơn nữa càng lên cao chúng ta lại càng cảm nhận được một bầu không khí mát lạnh với khung cảnh tuyệt mỹ bên dưới. 

3.2 Chặng đường trekking không quá khó

Leo núi Chứa Chan được đánh giá là dễ hơn núi Và Đen do chiều cao chỉ 837m, thích hợp cho những bạn mới lần đầu đi trekking. Hơn nữa ngọn núi cũng không quá dốc và cao, thoai thoải, có thể di chuyển dễ dàng. Đặc biệt mỗi một dạng địa hình khác nhau trên núi ta lại được chiêm ngưỡng một dạng phong cảnh khác nhau. 

Biển mây trắng cùng khung cảnh thành phố hiện ra trước tầm mắt. Ảnh: @lexy_smith8

Mỗi một dạng địa hình ta lại được chiêm ngưỡng một dạng phong cảnh khác nhau. Ảnh: Phuong Thanh

3.3 Khung cảnh check-in hút hồn trên núi Chứa Chan

Địa điểm check-in thu hút nhiều bạn trẻ nhất tại núi Chứa Chan có lẽ chính là trên đỉnh có cột mốc 837m. Bạn có thể dễ dàng leo lên mỏm đá hơi cao này và ngắm khung cảnh đặc biệt bên dưới núi, đó là những dãy rừng hoang sơ cùng thành phố ở phía xa xa. Trước mặt chính là những tảng mây trắng bồng bềnh lững lờ trôi giữa không trung. 

Vào mỗi thời điểm bạn sẽ bất ngờ với dáng vẻ mà bầu trời mang lại có thể thay đổi đến thế nào. Chắc hẳn lúc đẹp nhất chính là khi mặt trời còn chưa mọc hẳn, nằm nép mình sau những đám mây. Cả bầu trời bỗng rực rỡ với màu hồng tím lạ mắt. Tới lúc mặt trời dần lên cao thì không gian cũng sáng bừng lên, cảnh vật dần rõ rệt không còn những khoảng tối trước mặt nữa. 

Cột mốc đánh dấu độ cao trên đỉnh núi Chứa Chan. Ảnh: Phuong Thanh

3.4 Cắm trại ngay trên núi tận hưởng không khí ban đêm

Trên chặng đường di chuyển từ cột điện số 20 đến cột điện số 145 chúng ta hãy tìm cột số 99, rẽ trái đi đến cột 135, 134 sẽ có một khoảng sân rộng lý tưởng cho việc cắm trại. Ngoài những địa điểm này thì chúng ta còn có vị trí trên đỉnh núi, nơi có tầm nhìn tuyệt hảo ra xung quanh. Sau khi đã dựng lều xong đương nhiên ta không thể thiếu được những hoạt động như nướng thịt BBQ, chụp hình, quây quần bên ánh lửa hồng tâm sự cùng nhau. 

Chọn vị trí và cắm trại qua đêm trên núi sẽ mang về nhiều ký ức khó quên. Ảnh: Phuong Thanh

Bạn nên chuẩn bị nguyên liệu sẵn để mang lên núi chế biến. Ảnh: Phuong Thanh

3.5 Thăm viếng chùa Gia Lào linh thiêng

Chùa Gia Lào còn được biết đến với cái tên khác là Bửu Quang Tự, một trong những điểm tham quan hàng đầu khi chúng ta đến với núi Chứa Chan. Chùa nằm trên lưng chừng núi, trong hang đá uốn cong với thế tựa hình dạng con rồng. Lối kiến trúc đặc biệt ấy cùng sự linh thiêng nổi tiếng mà chùa Gia Lào đặc biệt thu hút Phật tử từ khắp nơi đến cầu an, cầu tài lộc, cầu con cái. Cung đường chùa cũng được tạo nên cho khách hành hương bày tỏ lòng thành. 

Chùa Gia Lào linh thiêng nổi tiếng ở Đồng Nai

4Review hành trình đi leo núi Chứa Chan

Thường người đi leo núi Chứa Chan từ Sài Gòn sẽ xuất phát lúc 13h và bắt đầu leo lên đỉnh từ 15h ngày thứ 7. Đây chỉ là gợi ý cho những bạn muốn trải nghiệm khoảng thời gian dã ngoại ngày cuối tuần. Tùy theo sở thích cá nhân chúng ta có thể cân nhắc thời gian và lựa chọn lúc leo núi phù hợp.

Lưu ý mọi người đừng leo lên đỉnh núi Chứa Chan khi trời tối muộn, bởi nó sẽ khá bất tiện khi bạn mới lần đầu đi cắm trại mà không giỏi dựng lều. Thời gian di chuyển từ chân núi đến đỉnh là khoảng 2 tiếng vừa đi vừa nghỉ. Sau khi dựng lều xong thì mọi người có thể chuẩn bị tiệc nướng BBQ, đốt lửa trại và tụ họp bên nhau. 

Tối ngủ sớm thì hôm sau ta có thể thức giấc sớm ngắm bình minh. Cảm giác được ngắm nhìn những vạt nắng xuyên qua cửa lều thật vô cùng ấn tượng. Dậy sớm tản bộ vãn cảnh xong thì bạn quay về chuẩn bị bữa sáng cũng không muộn. Nhiều người thường mang theo sẵn cafe và mì tôm, dễ ăn và cũng dễ chế biến. 

Leo núi cắm trại và ngắm bình minh lên

5Những điểm cần lưu ý khi trekking lên núi 

- Chuẩn bị đồ chống nắng và chống gió, khí hậu trên núi Chứa Chan ban ngày khá nóng nhưng ban đêm lại có nhiều sương nặng. 

- Chuẩn bị đầy đủ nước uống khi mà chặng đường phải leo khá dài. 

- Mang giày mềm, chống trơn trượt hoặc nếu cần là gậy leo núi. 

- Chuẩn bị áo mưa và thuốc men, nhất là thuốc cảm và thuốc chống côn trùng. 

- Một số địa điểm cho thuê lều và túi ngủ: HiCamping, Chothueleutrai, Chungchothue, Wetrek…

Đi núi Chứa Chan cùng bạn bè thì còn gì vui bằng. Ảnh: @mera.ig_

Hãy bổ sung những kinh nghiệm du lịch núi Chứa Chan cần thiết trên đây để chuyến hành trình thêm phần suôn sẻ nhé. Đừng quên chúng ta cũng có thể rủ bạn bè cùng đi leo, thưởng cảnh trên núi và cắm trại cùng nhau đấy. 

Đi bộ lên núi Chứa Chan bao nhiêu km?

Nếu bạn muốn thử một chuyến “thử chân – trek nhẹ” trước khi chinh phục những cung nổi tiếng như Tà Năng Phan Dũng, Cực Đông…. tour núi Chứa Chan chính là cung đường phù hợp nhất. Núi Chứa Chan [hay còn gọi là Gia Ray, Gia Lào] chỉ cách TP. HCM khoảng 3h chạy xe [110km] và khoảng 4h đi bộ là bạn đã lên đến đỉnh.

núi Chứa Chan có bao nhiêu cây cột điện?

Trên núi Chứa Chan có 125 cột như vậy, bắt đầu từ số 20 đến 145, khi đếm tới 145 là đã đến rồi đấy. Hơn nữa, từ lúc đi cung đường này, lần theo từng con số trên cột điện, bạn sẽ thấy được nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hút hồn, đến cột 135 là điểm dừng chân để cắm trại lý tưởng đấy.

Leo núi Gia Lào mất bao lâu?

Xuống núi trở về Từ chùa xuống chân núi, chúng mình dừng chân ở một quán nhỏ để thưởng thức món bánh xèo, cũng là một trong những món đặc sản Đồng Nai hấp dẫn tại đây. Mất khoảng 2 tiếng để di chuyển xuống chân núi và kết thúc chuyến hành trình leo núi Chứa Chan 1 ngày 1 đêm của chúng mình.

Đường lên chùa núi Chứa Chan bao nhiêu bậc thang?

Ngoài đi bộ theo đường mòn trạm thông tin SK11 và 400 bậc thang truyền thống, đường lên đỉnh còn có cáp treo với giá 110.000 đồng mỗi người. Chùa Bửu Quang tọa lạc trên lưng chừng núi với độ cao khoảng 500 m so với mặt nước biển. Từ ngôi chùa này, bạn phóng tầm mắt sẽ thấy rõ cảnh quang những ngôi làng dưới chân núi.

Chủ Đề