Lên Đền Thượng Đền Hùng bao nhiêu bậc?

Nằm trong khuôn viên của vườn quốc gia Ba Vì, cách Hà Nội 65 km về phía tây, đỉnh non Tản thuộc dãy núi Ba Vì là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá. Ngày đông, đến ngọn núi Tản Viên, nơi ngự trị muôn đời của Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, vị thần tối linh trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, du khách không chỉ được trở về với huyền tích xa xưa, mà còn đắm chìm trong khung cảnh kỳ bí và thơ mộng của ngọn núi linh xứ Đoài. Nơi đây được ví như đỉnh Olympus trong thần thoại Hy Lạp – nơi ngự trị của thần Zeus.

Trên hành trình đến với đền Thượng, du khách có thể nhìn thấy tháp Báo Thiên, nơi có đền thờ Hồ Chủ tịch.

Núi Tản Viên cao 1.281 m, hay còn gọi là Tản Sơn, Ngọc Tản... Sở dĩ có tên gọi như vậy vì đỉnh núi tròn như cái tán, rộng rãi bao la, hiên ngang hùng vĩ làm trấn sơn cho cả một vùng. Khu di tích lịch sử đền thờ Tản Viên Sơn Thánh gồm ba ngôi đền: đền Thượng, đền Trung và đền Hạ. Trong đó đền Thượng là ngôi đền chính, gắn liền với rất nhiều truyền thuyết dân gian liên quan đến tín ngưỡng tâm linh của người Việt.

Hành trình từ chân núi lên đến đền Thượng phải trải qua 12 km đường rừng núi. Nếu đi xe máy phải mất độ 30 phút, đi bộ mất khoảng nửa ngày mới lên đến cốt 1.000 m, nhưng không phải ai cũng có sức khỏe để đi bộ lên được.

Vượt qua những con đường núi vòng vèo uốn lượn, với nhiều khúc cua hiểm trở và cái lạnh quanh năm của núi rừng, người cầm lái phải rất cẩn trọng và kết hợp nhuần nhị mọi động tác phanh cua, về số, tăng ga để vững vàng đối phó với sự ngoặt ngoèo bất ngờ của đường trường.

Cảnh sắc thiên nhiên trên đường đi.

Trên những cung đường vòng vèo lưng núi, bạn sẽ thấy một bên là cây rừng rậm rạp ngút ngàn với hệ sinh thái đa dạng, một bên là khoảng không bao la với màu trắng xóa của mây trời không phân định và bạn chỉ có thể nhìn thấy tầng dưới rừng cây ở tầm nhìn gần.

Đôi khi có một đám mây trôi qua trước mặt, người lữ khách thích thú dừng chân để thỏa sức ngắm nhìn, cảm nhận rõ rệt cái lạnh xuyên thấu của những giọt nước mây tích tụ đang từ từ bay qua.

Đến cốt 1.000 m, bạn sẽ bắt gặp cổng đền. Từ đây, chỉ có một con đường bộ duy nhất men theo triền núi, đi qua 225 bậc thang nhỏ, rất dốc và hẹp, phải dừng chân nghỉ ở nhiều chặng bạn mới mới có thể lên đến nơi.

Cổng đền Thượng giữa rừng già.

Đền Thượng là ngôi đền có lối kiến trúc độc đáo, tựa lưng vào núi tạo thế vững chãi. Hậu cung chính là vách đá Thắt Cổ Bồng linh thiêng có từ ngàn đời xưa, nơi có cây bách xanh cổ hàng trăm năm tuổi. Cành lá nhuốm màu rêu phong của thời gian vươn mình che chắn cho ngôi đền giữa chốn non cao, tựa như cột chống trời trong cõi mơ thực. Ngôi đền tuy không rộng, nhưng huyền bí, có độ sâu thẳm về tâm linh.

Nguyễn Tuân từng viết: "Đứng ở mái nam Đền Thượng mà nhìn xuống thấy được cả khói từ Hoàng Thành Thăng Long, và biết được dải Đà Giang là có thế hiểm". Theo lời của những người trông giữ đền thì vào những hôm trời nắng đẹp, quang mây quả nhiên có thể thấy được.

Nhưng không phải ai cũng có cái may mắn ấy, bởi vào mùa này, phóng tầm mắt ra xa du khách chỉ thấy độc một màu trắng xóa. Thảng hoặc có đám mây gặp gió lướt qua vội vã, để lộ ra quang cảnh núi non hùng vĩ bên dưới, khoảnh khắc ấy như một thước phim quay chậm mà chỉ những vị có duyên mới chớp mắt ghi hình được.

Tận hưởng cuộc sống chốn non cao, ngược dòng lịch sử đắm mình trong thế giới tâm linh và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên này, con người ta thấy được tĩnh tại, thanh nhàn đến lạ.

Ngày nay không ít người khi du lịch đến đây phần nào còn tưởng tượng quanh cảnh "Trên đỉnh non Tản" vẫn đầy bí ẩn, huyền hoặc như trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Tuân thuở ấy.

Khu Di tích Lịch sử đền Hùng [đền Hùng], thành phố Việt Trì, nằm trên diện tích 1.030 ha. Nơi đây có 4 điểm tham quan chính: đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân trên núi Sim, đền thờ Tổ mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, bảo tàng Hùng Vương và đền thờ các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh [núi Hùng].

Di chuyển

Khu di tích cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía bắc, cách thủ đô Hà Nội 90 km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.

Các hoạt động chính dịp giỗ Tổ 2023

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại đền Hùng. Năm nay, ngày lễ diễn ra vào 29/4 Dương lịch, sát dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Lễ giỗ Tổ và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 được tổ chức từ ngày 20 đến 29/4, với nhiều hoạt động vui chơi chào đón du khách.

Phần lễ [tại khu Di tích Lịch sử đền Hùng]

Ngày 20 đến 29/4: Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Ngày 25/4: Lễ giỗ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ mẫu Âu Cơ.

Ngày 29/4 [từ 8h]: Lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương.

Phần hội

20h ngày 21/4: Khai mạc Lễ hội đền Hùng và Tuần văn hóa Du lịch đất Tổ 2023 tại quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì.

19h30-22h ngày 22-24/4: Liên hoan trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi tại quảng trường Hùng Vương.

Ngày 23/4: Giải bơi chải và trình diễn ván chèo đứng trên hồ Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì.

Ngày 24 đến 30/4: hát Xoan, dân ca Phú Thọ tại sân Trung tâm lễ hội, khu Di tích lịch sử đền Hùng và tổ chức Hội trại Văn hóa tại khu núi Phú Bùng.

Các nghệ nhân hát Xoan tại làng cổ Hùng Lô. Ảnh: Phương Anh

Ngày 25 đến 29/4: Liên hoan Văn hóa Ẩm thực Đất Tổ tại Khu dịch vụ ngã 5 Đền Giếng - khu DTLS đền Hùng.

Ngày 20 đến 29/4: Trưng bày tư liệu, hình ảnh, hiện vật và tín ngưỡng thời đại Hùng Vương tại bảo tàng, thuộc khu DTLS.

Ngoài ra, tỉnh Phú Thọ còn tổ chức các hoạt động khác nằm trong khuôn khổ Giỗ Tổ gồm: trình diễn hát Xoan phục vụ khách du lịch tại miếu Lãi Lèn, đình An Thái, đình Hùng Lô [20-29/4], chương trình âm nhạc đường phố, trình diễn trang phục áo dài và xác lập kỷ lục "Non sông gấm vóc" [22/4] tại công viên Văn Lang, hội thi gói và nấu bánh chưng, bánh giày [ngày 27/4] tại khu DTLS.

Đền Hùng kín người dịp giỗ Tổ.

Các điểm tham quan

Đền thờ vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh được xây trên núi có độ cao 175 m. Tương truyền, núi Nghĩa Lĩnh là chiếc đầu rồng hướng về phía nam, mình rộng uốn khúc thành núi Vặn, Trọc. Núi Vặn cao 170 m, núi Trọc nằm giữa cao 145 m. Theo truyền thuyết, ba đỉnh được gọi là "tam sơm cấm địa", được người dân coi như ba đỉnh núi thiêng.

Cổng đền

Trước khi lên đền, du khách phải đi qua cổng đền, đây chính là điểm bắt đầu của chuyến hành hương về thăm vùng đất Tổ, nơi đất gốc phát tích của dân tộc Việt Nam.

Cổng được trang trí theo lối kiến trúc mái vòm, trên nóc có trang trí họa tiết lưỡng long chầu nguyệt. Cổng gồm 2 tầng, cao 8,5m rộng 4,5m. Chính giữa cổng đền trên cao là bức đại tự gồm 4 chữ Hán: Cao sơn cảnh hành [Núi cao đường lớn].

Đền Hạ

Đền được xây dựng từ thế kỷ 17 đến 18, trải qua nhiều đợt trùng tu [gần nhất năm 2011] nhưng vẫn giữ nguyên được kiến trúc ban đầu. Ngôi nhà có 2 tòa, phía trước là nhà tiền tế và tòa phía sau là hậu cung. Hậu cung là nơi đặt thờ các long ngai bài vị thờ thần núi, thờ các vua Hùng và công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa.

Đền Hạ tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ hạ sinh bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai. Vì gắn liền với truyền thuyết mẹ Âu Cơ nên về đền Hạ người dân thường cầu nguyện những điều may mắn, tốt đẹp về đường con cái và gia đình, việc sinh nở được vẹn toàn vì quan niệm Mẫu là người bảo trợ cho mẹ tròn con vuông.

Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với kiến trúc hình lục giác, có 6 mái. Trong nhà bia hiện nay đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm ngày 19/9/1945: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Giếng cổ

Ngay phía sau đền Hạ là giếng Cổ [giếng Rồng]. Tương truyền đây là nơi mẹ Âu cơ đã lấy nước tắm cho các con.

Chùa Thiên Quang

Tên chùa có nghĩa là ánh sáng từ trên trời chiếu rọi. Tương truyền nơi đây khi Âu Cơ hạ sinh bọc trăm trứng, tại vị trí của chùa có luồng ánh sáng chiếu thẳng từ trên trời xuống. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18-19, thời nhà Trần. Chùa Thiên Quang thờ Phật theo phái Đại thừa. Hiện trong chùa còn giữ 32 pho tượng Phật bằng gỗ được sơn son thiếp vàng.

Trước cửa chùa có cây vạn tuế ba ngọn khoảng 800 tuổi. Ba ngọn tỏa ra 3 hướng tượng trưng cho 3 miền Bắc - Trung- Nam. Ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi tại gốc cây vạn tuế đó để nghe đồng chí Thanh Quảng, Chánh văn phòng Quân ủy TW và Song Hà, Chính ủy đại đoàn quân tiên phong báo cáo tình hình cũng như kế hoạch tiếp quản Hà Nội.

Đền Trung

Sau khi bước qua 159 bậc đá, du khách đến đền Trung nằm lưng chừng núi. Đền Trung có tên chữ là "Hùng Vương tổ miếu" hay miếu thờ tổ vua Hùng. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng thường cùng với các lạc hầu, lạc tướng bàn việc nước.

Vào đời Hùng Vương thứ 6, đây cũng là nơi diễn ra cuộc thi tìm người tài để trị vì đất nước. Hoàng tử út Lang Liêu chiến thắng nhờ làm ra món bánh chưng, bánh giày tượng trưng cho trời tròn đất vuông. Vua Hùng khen bánh ngon, ý hay nên đã truyền ngôi. Lang Liêu thành Hùng Vương thứ 7.

Đền Thượng

Từ đền Trung, đi khoảng 100 bậc sẽ đến đền Thượng, nằm ở vị trí cao nhất trên núi. Đền có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện, nghĩa là điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh. Tương truyền, đây là nơi vua Hùng thường lập đàn tế trời cầu quốc thái dân an. Đây cũng là địa điểm chính diễn ra các nghi thức quan trọng nhất trong ngày giỗ Tổ.

đồi chè Long Cốc, săn sương sớm và ngắm bình minh, khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Xuân Sơn, khu du lịch khoáng nóng Thanh Thủy...

Xem thêm: Những điểm dừng chân không thể bỏ qua ở Phú Thọ

Ăn uống

Lê Hải gợi ý du khách nên mua các món về làm quà và ăn thử như: quả cọ, thịt chua với giá từ 40.000 đồng, bánh sắn, gà nhiều cựa, xôi ngũ sắc.

Du khách nếu muốn tham quan hết khu di tích đền Hùng, thì nên ăn trưa tại các nhà hàng trong khuôn viên khu di tích. Nếu chỉ có ý định tham quan đền thờ các vua, nên ghé vào thành phố Việt Trì để có nhiều lựa chọn hơn.

Một số quán ăn trong thành phố được Hải gợi ý: Cá lăng Sông Đà, quán cá Hà Trì, gà cựa Xuân Thuyết hay nhà hàng Cội Nguồn để nếm thử món bánh sắn. Ngoài ra, du khách có thể ghé các quán khác như Phố Việt, Gia Hoàng, Sen Vàng. Giá mỗi bữa ăn trung bình khoảng 200.000 đồng một người.

Đền Thượng Đền Hùng cao bao nhiêu?

PTĐT - Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt của Quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng hay còn gọi là núi Nghĩa Lĩnh có độ cao 175m so với mặt nước biển.

Khu tưởng niệm vua Hùng gồm bao nhiêu bậc?

Con đường làm bằng đá, có tổng cộng 107 bậc thang.

Đền Hùng thọ bao nhiêu vị vua?

Đền Hùng là nơi thờ cúng 18 đời vua Hùng Vương và tôn thất của nhà vua, những người đã có công dựng nước, được xem là Tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Đền Hùng có bao nhiêu ngôi đền nhỏ?

Trong tâm thức dân tộc, vùng đất này được coi là vùng đất Tổ, là cái nôi và cội nguồn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong khu vực đền Hùng có 4 ngôi đền, 1 ngôi chùa, 1 lăng và một số hạng mục kiến trúc khác, được xây dựng hài hoà với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi khí thiêng của non sông hội tụ.

Chủ Đề