Leading and lagging là gì

Trong Forex có hai loại chỉ báo là chỉ báo nhanh [leading indicator] và chỉ báo chậm [lagging indicator].

Có lẽ bạn chưa biết được loại chỉ báo mình đang sử dụng là thuộc loại gì và liệu bạn đã sử dụng nó hợp lý chưa.

Trong bài viết này, Webtaichinh.vn muốn bạn hiểu rõ bản chất của từng loại nó là gì, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của mỗi loại chỉ báo. Nào hãy cùng bắt đầu nhé.

Mẹo

  • Bạn nên lưu lại trang này lại [bấm Ctrl + D], vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên
  • Hãy tranh thủ đăng ký sớm, vì một ngày đẹp trời nào đó, tác giả sẽ thu phí khóa học.
  • Và để lại bình luận bên dưới bài này, nếu có link khóa học/tài liệu nào không còn hiệu lực, để mình kiểm tra & update mới cho nhé

Mục Lục ẩn

1 Leading Indicator [chỉ báo nhanh] là gì

1.1 Ví dụ thực tế minh họa các chỉ báo nhanh hiệu quả nhất

1.2 Ưu điểm của leading indicator

1.3 Nhược điểm của leading indicator

2 Chỉ báo chậm – Lagging Indicator là gì

2.1 Ví dụ minh họa Chỉ báo chậm – Lagging indicator

2.2 Ưu điểm của chỉ báo chậm

2.3 Nhược điểm của chỉ báo chậm

3 Nên sử dụng chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm

4 Tạm kết

Leading Indicator [chỉ báo nhanh] là gì

Chỉ báo nhanh luôn đi trước biến động giá, mô tả một dạng xung lượng giá trên một chu kỳ nhìn lại [look-back period] cố định, là số lượng chu kỳ được dùng để tính toán chỉ báo.

Ví dụ, đường Stochastic 20 ngày sẽ sử dụng hành động giá trong 20 ngày đã qua [khoảng 1 tháng].

Tất cả những hành động giá trước đó sẽ bị bỏ qua. Có một số chỉ báo nhanh phổ biến, đó là: Chỉ số Kênh Hàng hóa [CCI], Xung lượng [Momentum], Chỉ số Sức mạnh Tương đối [RSI], ATR, ADX và Stochastic.

Có rất nhiều lợi ích khi sử dụng các loại chỉ báo nhanh. Chủ yếu là bạn nắm được tín hiệu sớm để ra vào thị trường và mở ra nhiều cơ hội giao dịch hơn.

Tín hiệu sớm cũng báo trước một lực mạnh hay lực yếu tiềm tàng. Do tạo ra nhiều tín hiệu hơn, các chỉ báo nhanh thường được sử dụng trong các thị trường có xu hướng, nhưng thường là xuôi theo xu hướng chính, chứ không phải đi ngược nó.

Trong một xu hướng tăng, công dụng tốt nhất là giúp xác định tình trạng quá bán để tìm cơ hội mua. Trong một xu hướng giảm, chỉ báo nhanh có thể giúp xác định vùng quá mua để tìm cơ hội bán.

Ví dụ thực tế minh họa các chỉ báo nhanh hiệu quả nhất

Một chỉ báo dao động là một công cụ phân tích đi lên đi xuống giữa 2 cực, thường được gọi là khu vực “Quá mua” – overbought – hoặc “Quá bán” – oversold, từ đó phát ra tín hiệu mua hoặc bán

Những chỉ báo dao động đã học là psar, stochastic và rsi. Chúng được thiết kế để báo hiệu khả năng đảo chiều.

Hãy xem một số ví dụ

Mở cả 3 chỉ báo nói trên lên cùng biểu đồ GBPUSD khung thời gian ngày. Bạn hãy tự nhớ cách giao dịch với các chỉ báo này nhé

Cả 3 chỉ báo này cùng phát tín hiệu mua vào cuối tháng 12. Nếu bạn giao dịch với tín hiệu đó, bạn đã kiếm được 400 pips

Sau đó, trong suốt tuần thứ 3 của tháng 1, cả stoch, psar và rsi đều cho tín hiệu bán. Và, giá đã giảm ở 3 tháng tiếp theo.

Khoảng giữa tháng 4, cả 3 đều cho tín hiệu bán 1 lần nữa, sau đó lại là một đợt giảm điểm

Tất cả các tín hiệu trên đều đẹp, tuy nhiên, hãy xem những ví dụ không hoàn hảo dưới đây

Ở biểu đồ tiếp theo, bạn sẽ thấy các chỉ báo này cho tín hiệu ngược nhau

Khi PSAR cho tín hiệu bán vào giữa tháng 2 thì stoch lại cho tín hiệu mua. Vậy biết theo cái nào? Trong khi đó, RSI lại chưa có tín hiệu rõ rệt

Nhìn vào biểu đồ bên trên, có thể thấy những tín hiệu sai xảy ra

Trong suốt tuần thứ 2 của tháng 4, cả Stoch và RSI đều cho tín hiệu bán trong khi PSAR lại không cho. Cuối cùng, giá vẫn tăng và nếu bạn đặt lệnh bán, bạn đã thua lỗ

Bạn sẽ có lệnh lỗ tiếp theo vào giữa tháng 5 nếu bạn theo tín hiệu mua của Stoch và RSI và bỏ qua tín hiệu bán của PSAR

Điều gì đã khiến các chỉ báo phát tín hiệu khác nhau?

Đó là do công thức cấu thành nên chúng khác nhau.

  • Stochastic thì dựa vào vùng giá từ mức cao đến thấp của một kỳ thời gian và không quan tâm đến sự thay đổi của kỳ này sang kỳ kia
  • RSI lại dựa vào sự thay đổi của giá đóng cửa kỳ tiếp theo
  • Trong khi đó, PSAR lại là một công thức tính toán khác.

Vì vậy, sự xung đột tín hiệu là hoàn toàn có thể xảy ra. Đây là điều tự nhiên mà thôi.

Không thể nào tránh việc những tín hiệu trái nhau như vậy nên quan trọng là cần cẩn thận. Tốt nhất, bạn hãy ngồi ngoài thị trường khi các chỉ báo bạn yêu thích không chỉ cùng hướng

Ưu điểm của leading indicator

Chỉ báo nhanh sẽ cho tín hiệu trước khi một xu hướng mới hay sự đảo chiều hình thành.

Nhược điểm của leading indicator

Vì tín hiệu đi trước thị trường nên khả năng bị nhiễu và dự đoán sai là rất cao

Chỉ báo chậm – Lagging Indicator là gì

Chỉ báo chậm thường bám theo hành động giá và thường được liên tưởng đến những chỉ báo bám xu hướng. Hiếm khi những chỉ báo này đi trước biến động giá. Các chỉ báo bám xu hướng hoạt động tốt nhất khi thị trường có xu hướng mạnh.

Chúng được thiết kế để kéo người chơi và giữ chân họ chừng nào xu hướng chưa bị phá. Do đó, những chỉ báo này không hiệu quả trong thị trường sideways. Các chỉ báo bám xu hướng sẽ dẫn đến nhiều tín hiệu giả và whipsaw. Một số chỉ báo trễ phổ biến bao gồm các loại đường MA [đơn giản, hàm mũ, tỷ trọng, biến số] và MACD.

Ví dụ minh họa Chỉ báo chậm – Lagging indicator

Làm cách nào để thấy một xu hướng?

Chỉ báo có thể giúp làm điều này mà chúng ta đã được học là MACD và đương trung bình [MA]

Những chỉ báo này sẽ chỉ ra xu hướng một khi xu hướng đã hình thành và chỉ ra tín hiệu giao dịch chậm một chút

Điểm tốt là tín hiệu chậm sẽ ít sai hơn

Trên chart GBPUSD phía trên, chúng ta đặt 2 đường trung bình là ema 10 [màu xanh] và ema 20 [màu đỏ] và MACD

Vào khoảng giữa tháng 10, EMA 10 cắt lên EMA 20 tạo tín hiệu tăng giá

Đồng thời, MACD cũng cắt lên và cho tín hiệu mua

Nếu bạn đặt lệnh mua, bạn đã có lợi nhuận.

Sau đó, cả 2 đường EMA và MACD lại cho vài tín hiệu bán xuống. Giá cũng đi xuống sau tín hiệu

Bây giờ hãy xem một biểu đồ khác để thấy những tín hiệu sai.

Vào giữa tháng 3, MACD giao cắt lên tạo tín hiệu mua trong khi các EMA thì không cho tín hiệu

Nếu bạn mua vào theo MACD, bạn đã bị thua lỗ

Tương tự, tín hiệu mua từ MACD vào cuối tháng 5 cũng không trùng với tín hiệu từ EMA. Nếu bạn mua theo tín hiệu này, bạn lại tiếp tục thua lỗ do giá giảm lại sau đó

Ưu điểm của chỉ báo chậm

Một trong những ưu điểm chính của chỉ báo chậm đó là khả năng nắm bắt một biến động và ở lại trong đó.

Giả dụ thị trường đang có biến động liên tục, các chỉ báo bám xu hướng có thể dễ sử dụng và mang lại lợi nhuận cao.

Xu hướng càng kéo dài, tín hiệu càng ít đi và lượng giao dịch cũng vậy.

Ưu điểm của các chỉ báo bám xu hướng bị mất đi khi thị trường biến động trong vùng giằng co. Một nhược điểm khác đó là tín hiệu thường đến trễ.

Tại thời điểm xảy ra giao cắt đường MA, một phần đáng kể của biến động đã xảy ra rồi. Vào ra thị trường muộn có thể làm ảnh hưởng tới tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro.

Nhược điểm của chỉ báo chậm

Bạn sẽ bị trễ khi tìm điểm entry trong thị trường

Nên sử dụng chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm

Trên thực tế, nếu bạn chỉ sử dụng chỉ báo nhanh thì sẽ bị nhiều tín hiệu sai.

Còn các chỉ báo chậm chỉ đưa ra tín hiệu sau khi giá đã thay đổi rõ ràng đang hình thành một xu hướng.

Do đó bạn phải vào lệnh chậm hơn thị trường một chút và thường thì mức tăng lớn nhất của một xu hướng xảy ra trong một vài nến đầu tiên. Nếu chỉ sử dụng chỉ báo chậm thì bạn sẽ bỏ lỡ phần lớn lợi nhuận.

Do đó cả hai chỉ báo nhanh lẫn chậm này đều hỗ trợ cho nhau, nhưng đôi khi chúng lại đối lập nhau.

Chúng tôi không thể nói bạn nên dùng chỉ báo nào hay kết hợp cả hai với nhau. Điều đó phụ thuộc vào bạn. Nhưng một điều chắc chắn, bạn cần hiểu rõ bản chất mỗi loại là gì, cũng như ưu nhược từng loại, để đưa ra quyết định cho riêng mình.

Tạm kết

Trên đây là tổng hợp kiến thức cần biết về Leading – Lagging Indicator cho nhà đầu tư. Chúng tôi không khuyên hay chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào của NĐT nhé. Nếu có thắc mắc xin mời comment bên dưới nha

Chỉ số leading và lagging là gì?

Nhóm chỉ báo Leading Indicator và Lagging Indicator có tốc độ trái ngược khi phản ứng với thị trường. Tín hiệu từ Leading Indicator luôn đến nhanh hơn trong khi đó Lagging Indicator lại cho tín hiệu chậm hơn diễn biến thị trường.

Chỉ số leading là gì?

Chỉ số nhanh [Leading indicator] Leading Indicator thuật ngữ dùng để chỉ dạng chỉ báo nhanh [tín hiệu luôn đi trước biến động giá]. Có nghĩa biến động giá luôn dịch chuyển sau tín hiệu mà chỉ báo cung cấp. Các dạng chỉ báo nhanh thường gặp phải kể đến như CCI, Stochastic,..

Chỉ số lagging là gì?

Chỉ số sau hay chỉ số thứ cấp [tiếng Anh: Lagging Indicator] một yếu tố kinh tế có thể đo lường được, chỉ thay đổi sau khi nền kinh tế đã bắt đầu đi theo một mô hình hoặc xu hướng cụ thể.

Leading trong chứng khoán là gì?

Chỉ số trước trong tiếng Anh là Leading Indicator. Chỉ số trước bất kì yếu tố kinh tế nào thay đổi trước khi phần còn lại của nền kinh tế bắt đầu đi theo một hướng cụ thể. Các chỉ số trước giúp các nhà quan sát thị trường và các nhà hoạch định chính sách dự đoán những thay đổi đáng kể trong nền kinh tế.

Chủ Đề