Giá cfd là gì

Các hạng mục bài viết: Giao dịch Forex  

Thời gian đăng bài: 2022-2-25

Giao dịch CFD là gì?

Hợp đồng chênh lệch [hay CFD] là một loại sản phẩm phái sinh cho phép người mua và người bán trao đổi khoản chênh lệch giữa giá hiện tại của tài sản cơ sở và giá khi đóng hợp đồng. Giao dịch CFD có thể được sử dụng với nhiều loại tài sản cơ sở, bao gồm chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa và chỉ số.

Tương tự như quyền chọn, hợp đồng tương lai hoặc quỹ hoán đổi danh mục [ETF] có sử dụng đòn bẩy [vốn vay], giao dịch CFD cho phép người tham gia tiếp xúc thị trường trực tiếp mà không cần phải sở hữu tài sản cơ sở. CFD thường được so sánh với hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn vì các nhà giao dịch có khả năng kiếm lợi nhuận từ cả vị thế mua và vị thế bán. Để làm như vậy, CFD được mua hoặc bán có kỳ hạn. Chức năng này trao cho các nhà giao dịch khả năng tận dụng hành động giá tăng hoặc giảm.

Do tính linh hoạt, chi phí giao dịch phải chăng và đa dạng loại tài sản, CFD là công cụ lý tưởng cho các nhà giao dịch ngắn hạn. Khi kết hợp với sự biến động thường xuyên và tính thanh khoản, các sản phẩm hợp đồng chênh lệch có lợi cho vô số chiến lược giao dịch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

CFD nghĩa là gì?

Hợp đồng chênh lệch, hay CFD, là một công cụ tài chính ấn định lợi nhuận hoặc thua lỗ dưới dạng chênh lệch giữa giao dịch mở và giao dịch đóng. Điều này có thể xảy ra khi mua sau đó bán [vị thế tăng] hoặc bán sau đó mua [vị thế giảm]. Trong từng trường hợp, lợi nhuận được duy trì bằng khoản chênh lệch dương giữa giá mở và giá đóng. Nếu giá di chuyển ngược với giá mở của giao dịch theo vị thế tăng hoặc giảm thì người nắm giữ CFD sẽ thua lỗ.

CFD được giao dịch ký quỹ và là sản phẩm thanh toán bằng tiền mặt. Không giống như hợp đồng tương lai, không có thời hạn hoặc rủi ro liên quan đến việc tạo điều kiện di chuyển vật lý của tài sản cơ sở. Do lợi nhuận lớn và thanh toán bằng tiền mặt, hợp đồng chênh lệch được các nhà giao dịch ngắn hạn coi là một công cụ hữu ích để tận dụng các biến động hướng tính trong định giá.

Tại sao nên giao dịch với FXCM?

Không mất phí hoa hồng, thao tác nhanh và hiệu quả.

Bắt đầu giao dịch ngay hôm nay

Cách thức thực hiện CFD

Hợp đồng chênh lệch, giống như tên gọi, là hợp đồng giữa bên mua và bên môi giới hoặc tổ chức bán tài sản khác để trao đổi khoản chênh lệch giữa giá mua trên hợp đồng và giá bán tài sản đó. Mua hoặc bán CFD đóng vai trò đại diện cho việc mua hoặc bán một tài sản cơ sở mà không cần thực sự trao đổi tài sản đó.

Nếu giá tài sản tăng và hợp đồng đóng, bên bán CFD, hoặc đối tác, phải trả khoản chênh lệch giữa giá hiện tại của phần mà họ nắm giữ và giá khi hợp đồng được thực hiện. Tuy nhiên, nếu giá giảm thì bên mua sẽ thanh toán phần chênh lệch giá cho bên bán.

Do đó, nếu giá đóng theo chu kỳ của công cụ cơ sở tăng thì bên mua sẽ thu lời, nếu giá giảm thì bên bán sẽ có lãi. Là hợp đồng, bản thân CFD không phải là một công cụ có thể giao dịch. CFD cho cổ phiếu không có quy mô hoặc ngày hết hạn hợp đồng cố định. Quy mô và thời hạn của các loại công cụ khác dựa trên hợp đồng về tài sản cơ sở đó.[1]

CFD là công cụ tài chính sử dụng đòn bẩy, có nghĩa là CFD được giao dịch ký quỹ. Các vị thế mới trên thị trường có thể được mở bằng cách đặt cọc một lượng nhỏ trong tổng giá trị của vị thế, do đó đáp ứng các yêu cầu ký quỹ môi giới đặt trước. Nếu có đòn bẩy nâng cao, việc sử dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro hợp lý là điều bắt buộc đối với các nhà giao dịch CFD đang hoạt động.

Khoản ký quỹ CFD tương đối thấp so với các công cụ khác. Các yêu cầu giảm thiểu cho phép nhà giao dịch kiểm soát các vị thế lớn trong một thị trường nhất định mà không phải chịu các khoản chi phí vốn lớn. Các yêu cầu về ký quỹ CFD khác nhau giữa các bên môi giới và thay đổi tùy theo loại tài sản được giao dịch.

Cách giao dịch CFD

Giao dịch CFD tương đối đơn giản, giống như giao dịch trên thị trường ngoại hối, hợp đồng tương lai hoặc cổ phiếu truyền thống. Cụ thể, thị trường CFD ngày nay có bản chất kỹ thuật số và có thể tham gia thông qua kết nối internet. Người tham gia có thể tự do mua và bán các sản phẩm CFD khi rảnh rỗi, thông qua hỗ trợ của một công ty môi giới.

CFD được giao dịch phi tập trung [OTC] thông qua một mạng lưới rộng lớn các bên môi giới quản lý thị trường. Mức cung và cầu thay đổi liên tục sẽ xác định giá của CFD, điều này chi phối việc trao đổi giữa khách hàng và bên môi giới. Để bắt đầu giao dịch CFD, tất cả những gì một người cần có là khả năng tính toán, vốn rủi ro, kết nối internet và dịch vụ môi giới hỗ trợ. Sau khi đảm bảo các yếu tố đầu vào cần thiết, vị thế mua và vị thế bán có thể được mở như trên thị trường hợp đồng tương lai và ngoại hối truyền thống.

Ví dụ về giao dịch CFD

Lấy ví dụ minh họa về giảm ký quỹ, giả sử một chuyên gia cổ phiếu quan tâm đến việc giao dịch cổ phiếu của Apple Inc. [AAPL.US]. Để mua một cổ phiếu AAPL đơn lẻ, người ta phải tính tổng giá thị trường hiện tại. Nếu AAPL đang giao dịch ở mức 375 USD/cổ phiếu thì chi phí để mở một vị thế cổ phiếu là 375 USD. Tuy nhiên, với CFD cho AAPL.US, số vốn cần thiết để tiếp cận thị trường có thể chỉ bằng 2% tổng giá trị của vị thế. Với giá cổ phiếu 375 USD và ký quỹ 2%, số vốn ban đầu bỏ ra chỉ là 7,50 USD cho mỗi hợp đồng.

Dài hạn hoặc ngắn hạn

CFD có thể được giao dịch theo hai phương thức, dài hạn hoặc ngắn hạn. Trong giao dịch CFD dài hạn, nhà giao dịch ký hợp đồng mua với hy vọng rằng giá của tài sản cơ sở sẽ tăng lên. Trong giao dịch CFD ngắn hạn, nhà giao dịch ký hợp đồng bán với hy vọng rằng giá của tài sản cơ sở sẽ giảm xuống.

Lấy ví dụ về giao dịch CFD dài hạn, người mua có thể sử dụng tài khoản ký quỹ để mua 10.000 CFD trên một giao dịch tài sản cơ sở ở mức 4,20 USD, để có được vị thế trị giá 42.000 USD. Nếu giá tài sản tăng lên 4,50 USD, hợp đồng có thể đóng ở vị thế trị giá 45.000 USD, mang lại lợi nhuận gộp là 3.000 USD. Tuy nhiên, nếu giá giảm xuống còn 4 USD, giao dịch sẽ lỗ 2.000 USD.

Tương tự, trong giao dịch ngắn hạn, bên bán có thể cung cấp 10.000 CFD cho giao dịch công cụ cơ sở ở mức 6,20 USD. Nếu giá giảm xuống còn 6 USD thì giao dịch sẽ tạo ra khoản lợi nhuận 2.000 USD. Nếu giá tăng lên 6,50 USD, người bán sẽ lỗ 3.000 USD.

Tính linh hoạt khi thực hiện vị thế mua hoặc vị thế bán trên thị trường đặc biệt hữu ích đối với các nhà giao dịch ngắn hạn. Chiến lược đầu tư “mua và giữ” truyền thống được thiết kế cho các khung thời gian dài hơn, từ hàng tháng đến hàng năm. Khả năng nhanh chóng chuyển đổi một loại tài sản nhất định thành tài sản ròng dài hạn hoặc ròng ngắn hạn hữu ích cho việc tận dụng khi giá thay đổi theo chu kỳ. Trường hợp thị trường bất ngờ phục hồi hoặc sụp đổ, người ta có thể giao dịch CFD và bắt đầu hành động.

Với một trong hai loại giao dịch này, nhà giao dịch ký hợp đồng cũng sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí giao dịch liên quan, bao gồm phí hoa hồng, thuế và chi phí cấp vốn.

Phòng ngừa rủi ro với CFD

Trong giới tài chính, phòng ngừa rủi ro là hoạt động hạn chế rủi ro đầu tư bằng cách đặt vị thế ngược lại cho tài sản thay thế. CFD hữu ích trong phòng ngừa rủi ro vì CFD cung cấp cơ hội tiếp cận vị thế tăng hoặc giảm trong nhiều thị trường khác nhau. Cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và các cặp ngoại hối đóng vai trò là cơ sở cho các sản phẩm CFD khác nhau. Nhóm phát hành/chào bán này mở ra cánh cửa cho vô số cơ hội phòng ngừa rủi ro.

Để phòng ngừa rủi ro cho sản phẩm CFD, người ta chỉ cần đặt một vị thế đối lập liên quan đến khoản đầu tư hoặc giao dịch đã tồn tại từ trước. Ví dụ, nếu đó là vị thế mua Dow Jones Industrial Average [DJIA] thì một vị thế bán có thể được mở trong CFD trị giá 30 USD. Bằng cách đó, việc DJIA giảm sẽ tạo ra lợi nhuận cho CFD trị giá 30 USD. Do đó, lợi nhuận từ vị thế bán 30 USD sẽ bù đắp phần nào hoặc toàn bộ các khoản lỗ mà vị thế mua DJIA gặp phải. Các chiến lược tương tự thường được sử dụng trong những kỳ biến động và tính không chắc chắn tăng cao.

Ưu điểm của CFD

Các nhà giao dịch CFD được hưởng nhiều lợi ích khác nhau mà những người tham gia thị trường khác không có được. Đầu tiên, bản thân thị trường CFD đã có tính thanh khoản, vì vậy nhà giao dịch có thể dễ dàng mở và đóng các vị thế. Thứ hai, các sản phẩm CFD được cung cấp đối với nhiều loại chứng khoán, mang đến cho nhà giao dịch sự linh hoạt tối đa. Ngoài ra, các nhà giao dịch CFD được giảm ký quỹ, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lên gấp nhiều lần.

Đòn bẩy

CFD được coi là một kênh giao dịch hấp dẫn vì có khả năng được ký với mức ký quỹ thấp, có nghĩa là tiềm năng thu lợi nhuận từ vốn vay lớn.[2]

Đối với nhà giao dịch nhỏ lẻ bình thường, đòn bẩy tăng giúp tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn. Trên thực tế, các khoản tiền nhỏ có thể được sử dụng để kiểm soát các vị thế lớn hơn rất nhiều trên thị trường. Do đó, nhiều chiến lược giao dịch trước đây yêu cầu vốn cao giờ lại trở nên khả thi. Các phương pháp phổ biến nhất là lướt sóng, đảo ngược, khuynh hướng, trung bình hóa chi phí đầu tư và hồi quy về mức bình quân.

Các đợt phát hành CFD cổ phiếu của FXCM là ví dụ điển hình về tác dụng của đòn bẩy. Trong trường hợp của Tesla Inc. [TSLA.US], FXCM cung cấp cho các nhà giao dịch một sức mua mạnh mẽ:

  • Giá đóng cửa cổ phiếu ước tính: 1.500 USD
  • Vi mô hóa FXCM: 1/10
  • Giá trị hợp đồng FXCM: 150 USD
  • Ký quỹ bắt buộc: 30 USD

Sau khi vi mô hóa, tỷ lệ ký quỹ bắt buộc của FXCM để mua hoặc bán một cổ phiếu TSLA.US là khoảng 2% [30 USD/1.500 USD]. Yêu cầu về vốn giảm cho phép các nhà giao dịch chấp nhận rủi ro mua hoặc bán các lô cổ phiếu của Tesla Inc. mà không phải ghi nhận chi phí 1500 USD cho mỗi cổ phiếu.

Khoản vốn nhỏ ban đầu bắt buộc đối với CFD cổ phiếu đảm bảo một chiến lược quản lý rủi ro vững chắc. Quản lý tiền thận trọng, sử dụng lệnh cắt lỗ và xử lý lợi nhuận trên rủi ro trên cơ sở từng giao dịch là một vài cách để hạn chế rủi ro thị trường. Dù những người giao dịch CFD có thể ghi nhận khoản lợi nhuận không tưởng nhưng quan trọng là phải xác định và luôn nhận thức về rủi ro có thể gánh chịu.

Miễn giảm thuế

CFD có thể được hưởng lợi thế về thuế tại một số quốc gia. Ví dụ, tại Vương quốc Anh, CFD được miễn “thuế trước bạ” cho giao dịch cổ phiếu truyền thống. Các khoản lỗ từ CFD đều có thể được sử dụng để khấu trừ vào thuế thu nhập phải trả.

Việc áp dụng miễn giảm thuế sẽ khác nhau tùy từng trường hợp, từ cơ bản đến cực kỳ phức tạp. Hợp đồng tương lai, ngoại hối, quyền chọn và cổ phiếu đều có các thông số duy nhất, trong khi CFD có thể được sử dụng để đơn giản hóa nghĩa vụ nợ của một người nhờ việc giao dịch các loại tài sản mục tiêu thông qua một khuôn khổ giao dịch nhất quán.

Tuy nhiên, bất kể công cụ đang được hướng đến là gì, thời gian dự kiến giao dịch hoặc đầu tư sẽ là một yếu tố được tính đến khi xác định nghĩa vụ thuế. Trong nhiều trường hợp, tiền thu được từ các vị thế ngắn hạn bị đánh thuế ở mức cao hơn nhiều so với các khoản đầu tư dài hạn. Cuối cùng, nhà giao dịch cần phải nắm được quy định của pháp luật về thuế và nghĩa vụ báo cáo tại quốc gia sở tại.

Nhược điểm khi đầu tư CFD

Do CFD có thể được ký với mức ký quỹ thấp nên sẽ có rủi ro tạo ra thua lỗ lớn, bên cạnh tiềm năng lợi nhuận khổng lồ. Do đó, nhà giao dịch nên đánh giá khả năng chịu lỗ trước khi tham gia giao dịch CFD.

Với tính chất “con dao hai lưỡi”, đòn bẩy là công cụ luôn phải được áp dụng một cách kỷ luật và cẩn trọng. Đối với giao dịch CFD, yêu cầu ký quỹ thấp tạo cho nhà giao dịch cơ hội mở các vị thế vượt quá số tiền hiện có. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà giao dịch có nguy cơ gặp phải một số tình huống có thể dẫn đến thua lỗ đáng kể.

Thanh lý vị thế

Khi một giao dịch chịu lỗ vượt quá số tiền ký quỹ ban đầu và tất cả các khoản tiền hiện có, nhà môi giới có thể thanh lý vị thế đang mở. Khi đó, bất kỳ và tất cả các khoản lỗ bắt nguồn từ giao dịch đều được ghi nhận ngay lập tức.

Yêu cầu ký quỹ bổ sung

Nếu mức lỗ đủ lớn, nhà giao dịch sẽ được nhà môi giới yêu cầu ký quỹ bổ sung. Đây là yêu cầu gửi thêm tiền vào tài khoản giao dịch để hỗ trợ duy trì các giao dịch mở. Nếu yêu cầu ký quỹ bổ sung được đáp ứng, nhà giao dịch vẫn tiếp tục giao dịch như bình thường.

Đóng tài khoản

Nếu nhà giao dịch nhiều lần vi phạm các yêu cầu ký quỹ hoặc không đáp ứng yêu cầu ký quỹ bổ sung, nhà môi giới có thể đóng tài khoản giao dịch.

Điều quan trọng cần ghi nhớ là mức ký quỹ thấp của CFD mang lại một số hệ quả. Tuy nhiên, khi được sử dụng dựa trên một kế hoạch quản lý rủi ro toàn diện, nhà giao dịch có thể tránh sử dụng đòn bẩy một cách bừa bãi.

Chi phí

Ngoài các khoản lỗ có thể gặp phải, nhà giao dịch CFD sẽ cần phải xem xét các chi phí liên quan khác, bao gồm phí hoa hồng cho nhà môi giới, phí quản lý tài khoản, thuế và chi phí cấp vốn qua đêm. Với mỗi ngày mà một vị thế được mở, người nắm giữ hợp đồng có thể phải trả một khoản lãi suất trên giá trị danh nghĩa của hợp đồng.

Từ góc độ nhà giao dịch, CFD có hai cấu phần chi phí chính:

Chênh lệch giá

CFD được báo giá theo hai mức giá, giá mua [bid] và giá bán [ask]. Giá mua là giá mà một người có thể mở vị thế CFD mua, và giá bán là giá mà một người có thể mở vị thế bán. Giá mua sẽ luôn cao hơn giá bán một chút, tạo ra chênh lệch giá mua/bán. Chênh lệch giá thể hiện chi phí chìm; trên thực tế, giá đóng giao dịch phải cao hơn chênh lệch giá này để vị thế có thể sinh lời.

Phí hoa hồng

Phí hoa hồng là phí môi giới được áp dụng trên cơ sở từng giao dịch. Phí hoa hồng khác nhau tùy theo nhà môi giới và thị trường, và là chi phí phát sinh ngoài chênh lệch giá mua/bán.

Còn chi phí nào khác [ví dụ, chi phí nắm giữ CFD]?

Để duy trì lợi nhuận, các nhà giao dịch hiệu quả luôn tìm cách giảm thiểu chi phí liên quan đến chênh lệch giá và phí hoa hồng. Trong khi chi phí giao dịch là không thể tránh khỏi, việc tập trung vào các thị trường lý tưởng và so sánh các nhà môi giới là những yếu tố quan trọng để tiến hành kinh doanh một cách thành thạo.

Rủi ro thanh khoản và rủi ro khớp lệnh

Cùng với chi phí và rủi ro thua lỗ, có thể có những rủi ro khác liên quan đến CFD. Những rủi ro này bao gồm rủi ro thanh khoản và rủi ro khớp lệnh. Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một tài sản không thể có sẵn để giao dịch ở mức giá hoặc số lượng mong muốn. Tương tự, rủi ro khớp lệnh phát sinh khi có độ trễ giữa thời điểm đặt lệnh và thời điểm khớp lệnh.[4]

Tại sao CFD chưa được luật pháp cho phép tại Hoa Kỳ?

Thật không may cho những bên tham gia thị trường cư trú/có trụ sở tại Hoa Kỳ, giao dịch CFD hiện chưa được luật pháp cho phép. Cả Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai [CFTC] và Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch [SEC] đều cấm công dân Hoa Kỳ quản lý tài khoản giao dịch CFD. Các hạn chế áp dụng cho cả giao dịch CFD trong nước và hoạt động của tài khoản nước ngoài.

Lý do chính cho các chính sách của CFTC và SEC là CFD được giao dịch theo phương thức giao dịch ngoài sở giao dịch chứng khoán [OTC]. Các giao dịch không được thanh toán thông qua một sàn giao dịch tập trung, điều này về cơ bản có nghĩa là không thể điều chỉnh các giao dịch riêng lẻ. Ngoài ra, các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ cũng đặt vấn đề với mức đòn bẩy cao trong giao dịch CFD và khả năng thua lỗ vô cùng lớn. Với một số nhà cung cấp CFD cung cấp đòn bẩy cao tới 500:1, lợi nhuận và thua lỗ được phóng đại lên mức lớn hơn nhiều so với mức được cho phép bởi đòn bẩy ngoại hối tối đa của Hoa Kỳ là 50:1.

Giao dịch CFD có an toàn không?

Cũng giống như hầu hết các hình thức đầu tư tài chính khác, giao dịch CFD có nhiều rủi ro. Hai mối rủi ro hàng đầu của CFD liên quan đến việc áp dụng đòn bẩy cao và rủi ro từ đối tác. CFD là sản phẩm áp dụng đòn bẩy với tỷ lệ cao. Tuy điều này có thể giúp đạt được lợi nhuận tiềm năng đáng kể, nhưng đồng thời nguy cơ phát sinh các khoản lỗ lớn cũng cao không kém. Ngoài ra, CFD được giao dịch phi tập trung, có nghĩa là thị trường không có cơ quan quản lý tập trung. Điều này làm tăng khả năng rủi ro từ đối tác và nhà giao dịch có khả năng trở thành nạn nhân của các hành vi gian lận hoặc lừa đảo.

Tuy nhiên, thông qua tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng, nhà giao dịch có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của một nhà môi giới được cấp phép và chịu sự quản lý của luật. Hơn nữa, việc thực hiện các nguyên tắc quản lý rủi ro hợp lý có thể giúp giảm xác suất bị lỗ vốn lớn do đòn bẩy. Dù không có hình thức giao dịch nào là an toàn 100%, nhưng việc thực hiện hai biện pháp phòng ngừa này có thể giúp giảm hồ sơ rủi ro theo cấp số nhân cho bất kỳ nhà giao dịch nào.

Lịch sử ra đời của CFD

CFD lần đầu tiên được phát triển trên Sở Giao dịch Chứng khoán London vào những năm 1980 bởi nhà tạo lập thị trường Smith New Court. Các sản phẩm này xuất hiện để đáp lại sự quan tâm của các nhà đầu tư mong muốn bán nhanh cổ phiếu mà không cần phải trước tiên thực hiện bước vay cổ phiếu tốn kém và phức tạp.

Các sản phẩm này đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tổ chức và quỹ bảo hiểm, và một số nhà tạo lập thị trường chứng khoán bắt đầu cung cấp các sản phẩm này dưới dạng sản phẩm giao dịch ngoài sở giao dịch chứng khoán. CFD sau đó đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư cá nhân và vào cuối những năm 1990, CFD được công ty Gerard và National Intercommodities giới thiệu như một sản phẩm bán lẻ thông qua hệ thống giao dịch điện tử.

Với sự ngày càng phổ biến của sản phẩm, một số tổ chức khác tại Vương quốc Anh và châu Âu bắt đầu cung cấp CFD. Kể từ thời điểm đó, việc sử dụng CFD đã lan rộng sang một số khu vực khác, bao gồm Úc, khu vực đồng tiền chung châu Âu, Nga, Nhật Bản, Canada, Nam Phi, Thụy Sĩ, Canada và New Zealand. CFD tại Hoa Kỳ được coi là giao dịch hoán đổi chứng khoán và được quy định theo luật quản lý giao dịch hoán đổi.[1] Theo quy định này, không được giao dịch CFD với tư cách là người tham gia thị trường bán lẻ tại Hoa Kỳ. Không được phép giao dịch CFD tự do vì không sàn giao dịch nào cung cấp các sản phẩm hợp đồng chênh lệch cho công chúng.

Tổng kết

CFD có thể cho phép các nhà đầu tư suy đoán về sự tăng và giảm giá tài sản mà không cần nắm giữ tài sản đó, và tận dụng lợi nhuận từ khoản nhỏ đầu tư ban đầu thông qua việc sử dụng tài khoản ký quỹ. Tuy nhiên, các nhà giao dịch CFD có thể phải chịu rủi ro về thị trường, thanh khoản và khớp lệnh bên cạnh các chi phí có thể gây ra thua lỗ hoặc làm giảm lợi nhuận tiềm năng.

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 15/4/2021.

Bất kỳ ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả, thông tin khác hoặc liên kết đến các trang web của bên thứ ba có trên trang web này đều được cung cấp trên cơ sở là nguồn thông tin cơ bản, như bình luận chung về thị trường và không cấu thành tư vấn đầu tư. Bình luận thị trường không được thực hiện dựa trên các yêu cầu pháp lý được thiết kế để thúc đẩy tính độc lập của nghiên cứu đầu tư, và do đó các bình luận này không chịu bất kỳ sự hạn chế nào đối với việc phổ biến ra bên ngoài. Mặc dù bình luận này không được thực hiện bởi một nguồn độc lập, FXCM tiến hành tất cả các bước cần thiết đủ để loại bỏ hoặc ngăn chặn bất kỳ xung đột lợi ích nào phát sinh từ việc xử lý và phổ biến thông tin này. Các nhân viên của FXCM cam kết hành động vì lợi ích tốt nhất của khách hàng và thể hiện quan điểm của họ mà không gây hiểu lầm, lừa dối hoặc làm giảm khả năng của khách hàng trong việc đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt. Để biết thêm thông tin về các sắp xếp hành chính và tổ chức nội bộ của FXCM để ngăn ngừa xung đột, vui lòng tham khảo Chính sách quản lý xung đột của công ty. Vui lòng đảm bảo rằng quý vị đã đọc và hiểu rõ Điều khoản từ chối trách nhiệm và trách nhiệm pháp lý đầy đủ của chúng tôi liên quan đến Thông tin đã nêu ở trên, có thể được truy cập tại đây.

Đồng CDF là gì?

CFD viết tắt của Contracts for Difference - Hợp Đồng Chênh Lệch. Đây một công cụ tài chính và cũng một phương thức phổ biến để các nhà đầu tư có thể tham gia các thị trường tài chính. CFD được cung cấp bởi các nhà môi giới [brokers] bên cạnh những loại tài sản khác như Forex, hàng hóa hay kim loại giao ngay.

Hợp đồng chênh lệch giá là gì?

Hợp đồng chênh lệch [hay CFD] một loại sản phẩm phái sinh cho phép người mua và người bán trao đổi khoản chênh lệch giữa giá hiện tại của tài sản cơ sở và giá khi đóng hợp đồng. Giao dịch CFD có thể được sử dụng với nhiều loại tài sản cơ sở, bao gồm chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa và chỉ số.

Giao dịch vàng CFD là gì?

CFD là từ viết tắt của 'Contract For Difference – Hợp đồng chênh lệch'. CFD được hiểu một dạng hợp đồng khai thác sự chênh lệch giá giữa giá trị của tài sản tại thời điểm hợp đồng mở và thời điểm hợp đồng đóng. Thuật ngữ vàng CFD dùng để chỉ các hợp đồng chênh lệch dựa trên giá vàng.

Giao dịch hợp đồng tương lai là gì?

Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng tương lai [futures contract] một hợp đồng chuẩn hóa giữa hai bên nhằm trao đổi một tài sản cụ thể có chất lượng và khối lượng chuẩn hóa với giá thỏa thuận hôm nay [gọi giá tương lai [futures price] hay giá xuất phát] nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai [ ...

Chủ Đề