Quy chế tự trị là gì

Các trường đại học, khi được tự chủ trong việc xây dựng chương trình giảng dạy, sẽ thực hiện sự đào tạo theo nhu cầu của xã hội, của nền kinh tế. Họ sẽ nắm bắt, theo dõi nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp và cập nhật thường xuyên chương trình giảng dạy. Việc đào tạo sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều…

Nước ta đã trải qua nhiều cuộc cải cách về giáo dục và hiện nay, nhu cầu đổi mới nền giáo dục nước nhà vẫn đang là một vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trong khi đó nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, vẫn còn tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực.

Cải cách giáo dục phải là một quốc sách lâu dài, mà trọng tâm là cải tổ giáo dục đại học, dựa trên nhận thức đúng đắn rằng hệ thống giáo dục đại học của chúng ta chính là tài sản trí tuệ của cả cộng đồng dân tộc Việt. Hệ thống đó nhận trách nhiệm trước cộng đồng dân tộc thực hiện nghĩa vụ đào tạo, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những con người Việt Nam ưu tú có kiến thức chân thật ngang tầm thế giới, có đầy đủ tự do và nhân cách của người trí thức, có tư duy sáng tạo độc lập. Vì đại học là tài sản trí tuệ của toàn thể cộng đồng dân tộc, nên dù là đại học công lập hay dân lập, nó cần được Nhà nước dành cho quy chế tự trị để có thể hoàn thành tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của nó trước cộng đồng.

Cho đến nay, nhiều người vẫn còn cho rằng, tự trị đại học là mô hình quản trị đại học của các nước phương Tây, chưa chắc đã phù hợp với nước ta, vì phương Tây có một lịch sử phát triển đại học lâu đời mà cốt lõi là các trường đại học tư nhân và của các hội đoàn tôn giáo rất nổi tiếng, có thương hiệu riêng, có uy tín quốc tế. Ngay từ buổi sơ khai, các trường đại học này đã hưởng một quy chế tự chủ về tài chính và quản trị, về chương trình đào tạo. Ngược lại, hệ thống đại học nước ta đều do Nhà nước xây dựng và quản lý, hoạt động bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Nhân sự quản lý và giảng dạy do Nhà nước bổ nhiệm, trả lương, được giao nhiệm vụ chính trị cụ thể trong việc thực thi công tác tuyển sinh và đào tạo theo định hướng và mục tiêu do Nhà nước đề ra.

Trong điều kiện đó, vấn đề tự trị đại học thậm chí còn là một điều cấm kỵ không được đề cập tới. Chương trình học, chất lượng giảng dạy, học tập và thi cử, cấp bằng tại các trường đại học đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm soát thay mặt Nhà nước. Các văn bằng tốt nghiệp đại học của nước ta có được sự công nhận quốc tế song phương hay đa phương hay không, không phải do chất lượng đào tạo mà tùy thuộc vào mối quan hệ ngoại giao và giáo dục giữa ta và các nước có liên quan, số này không nhiều.

Gần đây, nhóm Đối thoại giáo dục Việt Nam [VED], một nhóm nghiên cứu giáo dục gồm những nhà giáo người Việt lỗi lạc đang giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có một công trình nghiên cứu tập thể có giá trị về nền giáo dục tại Việt Nam và có những đề xuất đáng lưu ý về vấn đề cải cách giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Đề xuất này nhấn mạnh rằng việc cải cách hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cần được thực hiện một cách cơ bản và sâu sắc. Đó phải là một quá trình lâu dài và liên tục mà trọng tâm là cải cách mô hình quản trị đại học, xây dựng một cơ chế tự trị đại học hoàn chỉnh để giúp nền đại học Việt Nam có sức sống và sức phát triển.

Nghiên cứu của VED cho rằng “Theo một nghĩa nào đó, hơn 330 trường đại học và cao đẳng công lập ở Việt Nam chưa có “chủ” thực sự” và khẳng định “tự chủ đại học là một động lực rất lớn của quá trình cải cách. Vấn đề cần suy nghĩ là hình thành khung pháp lý, thiết kế quy tắc quản lý nhà nước và quản trị nội bộ, những thành tố làm nên nội dung của khái niệm tự chủ đại học”. Những đề xuất của công trình nghiên cứu giáo dục của nhóm VED đã cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của cơ chế tự trị đại học như một động lực phát triển của hệ thống đại học nước ta, cả về tầm vóc lẫn chất lượng.

Sinh viên Đại học Bách khoa trong một giờ thực hành 

Thật ra, tự trị hay tự chủ đại học, không chỉ mang ý nghĩa tự trị về tài chính hay quản trị. Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Xuân Thu cho rằng: “…không nên lẫn lộn giữa hai khái niệm tự trị đại học về mặt tài chính và tổ chức, và tự do hàn lâm hay tự do dạy và học. Tự do hàn lâm được xem như là thành tố quyết định của giáo dục đại học, bất kể trường đại học ấy có được tự trị về mặt tài chính và tổ chức hay không”. Hiểu như vậy, tự trị đại học là một yếu tố quyết định giúp phát triển tư duy sáng tạo. Đại học không phải là nơi truyền thụ kiến thức sao chép mà là nơi truyền thụ phương tiện nhận thức. Nhờ đó, những kiến thức mới mẻ sẽ được sản sinh ra từ tư duy mang tính chất sáng tạo của con người. Đại học cần một không gian mở cho sự tự do hàn lâm và tư duy sáng tạo để thực sự là một cái nôi đào tạo cho nhiều thế hệ thanh niên ưu tú, hiện tại và tương lai, cho cộng đồng dân tộc Việt Nam và cho cả nhân loại.

Tự trị đại học còn là một phương thức của cộng đồng nhằm thực hiện nguyên tắc học suốt đời. Cánh cửa đại học cần được mở rộng cho mọi người, mọi lứa tuổi, miễn là họ có đủ tiêu chuẩn học lực [bằng tốt nghiệp trung học phổ thông] và đủ khả năng trả học phí. Ghi danh tự do là điều kiện cần thiết để thực thi nguyên tắc học suốt đời, tuy rằng mỗi trường đại học có thể thiết lập những tiêu chuẩn nhập học riêng biệt mà sinh viên phải đáp ứng. Nhưng điều đó chỉ là biệt lệ của nguyên tắc tự do ghi danh học đại học, một quyền công dân dành cho mỗi thành viên trong cộng đồng.

Tự trị đại học còn giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm, uy tín, độ tin cậy, tính minh bạch, công bằng của trường đại học, của tập thể giáo sư giảng dạy đối với cộng đồng cũng như đối với sinh viên. Từ đó, mỗi trường đại học sẽ xây dựng một thương hiệu cho chính mình. Thí dụ, Mỹ có Harvard, Stanford, Princeton, Anh có Oxford, Cambridge, Pháp có Sorbonne, Nhật có Đại học Tokyo, Waseda…, những trường đại học đã xây dựng thương hiệu uy tín từ hàng trăm năm nay. Việc xây dựng thành công một thương hiệu đại học không hề đơn giản.

Thế nào là thành phố tự trị?

Theo quy định của Hiến pháp năm 1959, khu tự trị là một đơn vị hành chính tương đương tỉnh, thành phố trực thuộc trung Ương. Có thể thấy thời gian trước, các khu tự trị là cần thiết được thành lập. Nhà nước đảm bảo điều kiện cho các dân tộc ít người, có bản sắc dân tộc cao được thể hiện, gìn giữ.

Cộng hòa tự trị là gì?

Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ [tiếng Pháp: République autonome de Cochinchine] hay Nam kỳ tự trị là chính thể tự trị trong khuôn khổ Liên Bang Đông Dương, do Pháp lập nên, tồn tại trong giai đoạn 1946 - 1948 ở địa phận Nam Kỳ. Lãnh thổ Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ, phần được tô màu xám trong Đông Dương thuộc Pháp.

Khu tự trị dân tộc là gì?

Khu tự trị là khu vực địa giới nằm trong lãnh thổ toàn vẹn của một quốc gia, chịu sự lãnh đạo thống nhất của Nhà nước trung ương và được Nhà nước trung ương giao cho một số quyền hạn phù hợp với đặc điểm của vùng dân tộc.

Khu tự trị của Trung Quốc có đặc điểm gì?

Khu tự trị của Trung Quốc [phồn thể: 自治區, giản thể: 自治区, bính âm: zīzhìqù] là các đơn vị hành chính tương đương tỉnh và là nơi các sắc tộc thiểu số ở Trung Quốc có số lượng lớn trong đó một sắc tộc thiểu số nào đó số lượng vượt trội.

Chủ Đề