Bộ bài tứ sắc có bao nhiêu lá

Tổng quan

Bài tứ sắc là một trò chơi bài dân gian thường xuất hiện tại miền Trung và miền Nam nước ta.

Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết tứ sắc là gì hoặc đã chơi trò này rất nhiều lần mà vẫn chưa gặp may mắn thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích mà Casino KTO dành riêng cho bạn trong bài viết này nhé!

Mục lục

  • 1 Tổng quan về bài tứ sắc
    • 1.1 Bài tứ sắc là gì
    • 1.2 Nguồn gốc
    • 1.3 Mục đích trò chơi
  • 2 Bộ bài tứ sắc
    • 2.1 Quân bài
    • 2.2 Các nhóm bài hợp lệ
    • 2.3 Cách gọi tên các nhóm bài đặc biệt
  • 3 Thuật ngữ trong bài tứ sắc
    • 3.1 Chẵn
    • 3.2 Lẻ
    • 3.3 Rác
    • 3.4 Chến
    • 3.5 Đứt đầu
    • 3.6 Nhập xác
  • 4 Luật chơi tứ sắc
    • 4.1 Cách chia bài
    • 4.2 Luật ăn quân đặt biệt
    • 4.3 Luật đền
    • 4.4 Cách chơi bài
    • 4.5 Cách ăn vào bài
    • 4.6 Cách tính điểm
    • 4.7 Các hình thức cược
  • 5 Bài bụng trong tứ sắc
  • 6 Các câu thành ngữ từ tứ sắc
  • 7 Kinh nghiệm chơi tứ sắc
    • 7.1 Nhớ bài
    • 7.2 Quản lý tốt ngân sách
    • 7.3 Giữ vững tâm lý
  • 8 Mẹo chơi bài tứ sắc
    • 8.1 Ăn nhiều bài
    • 8.2 Không tham lam khi gặp bài bụng
    • 8.3 Nhử bài
  • 9 Các câu hỏi thường gặp
    • 9.1 Nếu bài hết rác thì có tới bài được không?
    • 9.2 Bài tứ sắc online có giống bài truyền thống không?
    • 9.3 Màu của quân bài khi chia bài ra sao?
    • 9.4 Khạp và quàn có thể giấu đến cuối trận không?
    • 9.5 Người tới sẽ có số điểm thế nào?
  • 10 Lời kết

Tổng quan về bài tứ sắc

Bài tứ sắc là gì

Bài tứ sắc là trò chơi bài dân gian phổ biến ở miền Trung và miền Nam nước ta.

Đây được xem là một dạng khác của bài tổ tôm ở miền Bắc.

Như tên gọi của nó, người chơi bài tứ sắc sẽ sử dụng một bộ bài có 4 màu sắc để chơi.

Không giống như tổ tôm, ở bài tứ sắc, người ta minh họa lá bài bằng chữ chứ không phải bằng hình, đồng thời kích thước mỗi lá bài cũng nhỏ hơn.

Nguồn gốc

Bài tứ sắc có nguồn gốc từ Trung Quốc và phổ biến tại Việt Nam từ thời Bắc thuộc.

Cũng chính vì lý do này mà các lá bài được minh họa bằng chữ Hán.

Với một số lượng bài lớn cùng việc nhận diện bằng chữ Hán phức tạp khiến nhiều người gặp khó khăn khi mới bắt đầu chơi.

Tuy nhiên, đây là loại bài mang tính giải trí và nghệ thuật cao.

Người chơi chỉ cần dành thời gian để tìm hiểu và luyện tập là có thể chơi bài tứ sắc thành thạo.

Mục đích trò chơi

Mục đích khi chơi bài tứ sắc là làm tròn bài bằng cách kết hợp các lá bài.

Cách làm tròn này được gọi là tới.

Trong ván bài, người tới trước sẽ giành chiến thắng và ăn tất cả tiền cược của những người chơi còn lại.

Tứ sắc là gì?

Bộ bài tứ sắc

Quân bài

Lá bài tứ sắc hình chữ nhật được làm từ giấy bìa.

Bộ bài cơ bản có 7 đạo quân, bao gồm: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã Tốt.

Mỗi đạo quân có 16 lá bài chia thành 4 màu cơ bản là xanh, đỏ, trắng, vàng.

Tổng cộng bộ bài có 112 lá, trong đó, mỗi màu có 28 lá khác nhau.

Ở mặt ngoài các lá bài chỉ có một màu hoặc họa tiết giống nhau.

Trong bộ bài, các đạo quân khác màu nhưng cùng tên sẽ có giá trị như nhau.

Các nhóm bài hợp lệ

  • Một quân tướng.
  • Nhóm 2, 3 hoặc 4 lá bài giống nhau về cấp bậc và màu sắc.
  • Nhóm 3 lá bài Tướng, Sĩ, Tượng giống nhau về màu sắc.
  • Nhóm 3 lá bài Xe, Pháo, Mã giống nhau về màu sắc.
  • Nhóm 3 hoặc 4 lá Tốt khác màu.

Cách gọi tên các nhóm bài đặc biệt

Ngoài những nhóm bài cơ bản ở trên, bài tứ sắc còn một số nhóm bài đặc biệt khác với cách gọi như sau:

  • Quản: đây là cách gọi 4 quân bài giống nhau khi vừa mới lật lên. Nếu người chơi nào bốc được bài quản thì phải lật lên để cả bàn biết.
  • Khạp: tương tự như trên nhưng là nhóm 3 quân bài giống nhau. Người chơi có khạp cũng cần thông báo cho cả bàn biết.
  • Khui: người giữ khạp và ăn 1 quân bài rác từ người chơi khác tạo thành 4 quân giống nhau được gọi là khui.
Bộ bài tứ sắc

Thuật ngữ trong bài tứ sắc

Chẵn

  • Từ 1 đến 4 lá Tướng.
  • Từ 3 đến 4 lá Tốt khác màu.
  • Từ 2 đến 4 lá bài cùng màu và cấp bậc.
Chẵn

Lẻ

Bộ ba Xe – Pháo – Mã hoặc Tướng – Sĩ – Tượng.

Lẻ

Rác

Những lá bài còn lại không nằm trong nhóm chẵn và lẻ được gọi là rác.

Người chơi chỉ được tới khi chẵn bàivà phải đền bài nếu còn cây lẻ.

Rác

Chến

Người làm cái chia bài được gọi là giữ chến.

Tất cả người chơi cùng bỏ ra một số tiền bằng nhau để bắt đầu và đến khi một người trong số đó hết tiền gọi là đứt chến.

Nếu muốn chơi tiếp, các người chơi có thể bắt đầu một chến mới.

Chến

Đứt đầu

Bộ lẻ của người chơi thiếu một lá gọi là đứt đầu.

Ví dụ: Bạn chỉ có 2 quân Xe – Pháo thì gọi là đứt đầu Mã.

Đứt đầu

Nhập xác

Đang đứt đầu nhưng lại ăn được một quân còn thiếu để tạo thành bộ lẻ hoàn chỉnh thì gọi là nhập xác.

Nhập xác

Luật chơi tứ sắc

Cách chia bài

Trước khi chơi, mọi người sẽ thống nhất để chọn ra 1 người làm cái và chia bài.

Người này sẽ chia bài theo vòng tròn cùng chiều kim đồng hồ.

Mỗi người trên bàn chơi được chia 20 lá bài, riêng nhà cái được chia 21 lá.

Tổng cộng có 81 lá bài được chia.

Các lá bài chia úp và chỉ người chơi mới biết được bài của mình.

Khi chia bài tứ sắc, nhà cái sẽ chia cho người chơi này 20 lá rồi đến người chơi kế tiếp 20 lá chứ không chia lần lượt từng lá như những loại bài khác.

31 lá bài còn lại sẽ dùng làm nọc và đặt ở giữa bàn chơi.

Người chơi sẽ được rút các lá bài này để tăng cơ hội làm tròn bài.

Ngoài ra, mỗi người chơi sẽ có 4 cửa bài chung tương ứng với 4 màu sắc khác nhau của bộ bài.

Phần bài chung này được để ngửa và tất cả người chơi đều biết được giá trị của các lá bài.

Luật ăn quân đặt biệt

  • Ưu tiên cho người thắng: người chơi sở hữu các lá bài mà chỉ cần ăn thêm bài tỳ vào là tới sẽ được ưu tiên ăn trước lá bài đó, và khi thắng sẽ được quyền đi trước ở ván tiếp theo.
  • Ưu tiên cho khạp: người chơi đang có khạp sẽ được quyền ăn bài tỳ trước.
  • Không thêm rác: nếu người chơi còn 2 lá bài rác trên tay thì không được ăn đôi.
  • Chẵn đi trước, lẻ đi sau: đây là nguyên tắc đi bài cơ bản.

Luật đền

Quân bài xấu nhất trên tay được gọi là bài tỳ và phải đánh xuống khi tới lượt.

Trường hợp đánh không đúng quân nàyvà bị phát hiện sẽ phải đền bài.

Ngoài ra, người chơi nào không tuân thủ các luật chơi và quy định của cả bàn chơi đã đề ra trước đó cũng bị đền bài.

Số tiền phải đền bài sẽ tùy theo quy định mà các người chơi đã thỏa thuận trước khi bắt đầu.

Thông thường, người đền bài sẽ phải chung tiền cược cho tất cả người chơicòn lại.

Luật chơi bài tứ sắc

Cách chơi bài

Người làm cái được đi đầu tiên bằng việc bỏ lá bài xấu nhất trên tay xuống để làm bài tỳ.

Nếu trên tay người thứ 2 có bài để kết hợp với bài tỳ thì sẽ ăn lá bài đó và đánh xuống một lá bài khác để làm bài tỳ cho người thứ 3 tiếp tục chơi.

Trong trường hợp ngược lại, người này sẽ phải rút một lá bài từ nọc ở giữa bàn chơi.

Nếu cũng không thể kết hợp quân nào với lá bài nọc thì sẽ đến lượt người chơi tiếp theo.

Cứ tiếp tục xoay vòng như vậy cho đến khi tìm được người tới và ván bài sẽ kết thúc.

Cách ăn vào bài

Ưu tiên ăn vào bài chẵn trước, bài lẻ sau.

Trường hợp nếu người liền kề không có bài chẵn mà chỉ có bài lẻ để ăn, trong khi đó người thứ 3 có bài chẵn thì người thứ 3 sẽ được ưu tiên ăn lá bài tỳ.

Vì vậy, để ăn vào bài lẻ thì điều kiện là trên bàn chơi không ai có bài chẵn để ăn được và người được ưu tiên ăn sẽ tính theo chiều của vòng chơi.

Cách tính điểm

Trong bài tứ sắc, điểm được gọi là lệnh.

Người chơi phải xòe bài ra cho các người chơi khác thấy khi tính lệnh. Cách tính như sau:

  • Đôi: 0 lệnh.
  • Chẵn: 6 lệnh.
  • Lẻ: 1 lệnh.
  • Tướng: 1 lệnh.
  • 3 quân Tốt khác màu: 1 lệnh.
  • 4 quân Tốt khác màu: 4 lệnh.
  • Khạp: 3 lệnh.
  • Quàn: 8 lệnh.
  • Người tới đầu tiên: 3 lệnh.

Trong đó, người chơi nào có nhiều lệnh nhất sẽ giành chiến thắng và ăn hết tiền cược của những người còn lại.

Các hình thức cược

Khi chơi tứ sắc truyền thống, các người chơi sẽ cùng thống nhất đặt ra một số tiền cược bằng nhau trước khi bắt đầu và người thắng sẽ ăn hết số tiền ấy.

Tỷ lệ thưởng cụ thể như sau:

  • Ván 4 người chơi: đặt 1 ăn 3.
  • Ván 3 người chơi: đặt 1 ăn 2.
  • Ván 2 người chơi: đặt 1 ăn 1.

Bài bụng trong tứ sắc

Người chơi sở hữu 4 lá bài, trong đó có một bộ lẻ và một lá trùng với 1 trong các lá còn lại được gọi là bài bụng.

Ví dụ:Xe – Pháo – Pháo – Mã, Tướng, Sĩ, Sĩ, Tượng, Tướng – Sĩ – Tượng – Tượng,…

Trong trường hợp bạn có bộ bài bụng là Xe – Pháo – Pháo – Mã và bạn tách đôi Pháo để ăn một lá rác từ người chơi khác thì lúc này bạn sẽ bị dư 2 lá rác là Xe, Mã.

Đây là nước đi không mấy khôn ngoan nên ít khi được người chơi sử dụng.

Thông thường, cách để giải quyết khi gặp bài bụng là giữ lại bộ lẻ và đánh lá bài trùng làm rác.

Các câu thành ngữ từ tứ sắc

  • Chốt độc đi tiên, để lâu chung tiền: chỉ việc nếu tay bài có con tốt là rác thì nên đánh ngay từ đầu, tránh để đến cuối bài mới đánh thì khi đó sẽ tạo điều kiện cho người khác ăn bài.
  • Chẵn tay, may cái, xách dái về không: chỉ việc nhà cái khi chia bài, nếu bốc lên vừa chẵn bài để chia thì sẽ tới ở ván này nhưng chung cuộc vẫn thua hết tiền. Đây giống như một “lời nguyền” khi chơi bài tứ sắc bởi tỷ lệ xảy ra kết quả này khá cao.

Ngoài ra, xóc đĩa cũng là một trò chơi dân gian được rất nhiều người yêu thích. Cùng tìm hiểu qua bài viết: Xóc Đĩa KTO Là Gì? Mẹo Và Cách Chơi Xóc Đĩa Luôn Thắng

Các câu thành ngữ trong tứ sắc

Kinh nghiệm chơi tứ sắc

Nhớ bài

Việc rèn luyện khả năng ghi nhớ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi chơi bài tứ sắc.

Một khi tập trung ghi nhớ và quan sát, bạn sẽ biết quân bài mà mình đang chờ đã xuất hiện bao nhiêu và còn lại bao nhiêu để tính toán nước đi hợp lý.

Quản lý tốt ngân sách

Với tứ sắc nói chung và các trò chơi khác nói riêng bạn đều cần quản lý tốt ngân sách.

Điều này giúp bạn biết được số vốn hiện tại đang có, thắng thua thế nào để quyết định chơi tiếp hay dừng lại, tránh việc tham lam dẫn đến trắng tay ra về.

Giữ vững tâm lý

Khi bạn thua liên tục trong nhiều ván và cảm thấy vận đen đang đeo bám thì nên tạm dừng cuộc chơi và thư giãn để lấy lại tinh thần.

Đến khi nào bình tĩnh trở lại thì bạn mới nên tiếp tục cuộc chơi.

Kinh nghiệm chơi tức sắc

Mẹo chơi bài tứ sắc

Ăn nhiều bài

Trong ván chơi, ngoài việc đánh ra quân rác càng nhanh càng tốt thì bạn cũng có thể ăn quân rác để tạo thành các bộ chẵn hay lẻ để tròn bài nhanh nhất nhằm giành chiến thắng.

Không tham lam khi gặp bài bụng

Như đã nói ở trên, việc giữ bài bụng là một nước đi không khôn ngoan.

Vì vậy, bạn nên giữ lại bộ lẻ và sử dụng quân còn lại như là một lá bài rác.

Nhử bài

Ngoài việc tính toán để tránh đánh ra những lá bài mà đối thủ đang cần, bạn hãy tìm cách dụ những người chơi trước ra quân mà bạn có thể ăn để tròn bài.

Mẹo chơi bài tứ sắc

Các câu hỏi thường gặp

Nếu bài hết rác thì có tới bài được không?

Trong trường hợp bài hết rác, bạn hoàn toàn có thể tới bài mà không cần phân biệt chẵn lẻ.

Khi đó, người chơi được quyền mở bài của đối phương để kiểm chứng và tới bài.

Bài tứ sắc online có giống bài truyền thống không?

Bài tứ sắc online được xây dựng dựa trên quy luật và cách chơi của trò chơi truyền thống, vì vậy mà hai thể loại này giống nhau gần 100%.

Màu của quân bài khi chia bài ra sao?

Bộ bài gồm 112 lá có 4 màu khác nhau sẽ được xào kỹ trước khi người làm cái chia bài.

Chính vì vậy, người chơi sẽ nhận được các lá bài có màu sắc và cấp bậc ngẫu nhiên.

Khạp và quàn có thể giấu đến cuối trận không?

Khạp và quàn không được giấu đến cuối ván chơi.

Người có hai nhóm đặc biệt này cần phải ngửa lên cho đối phương kiểm chứng.

Người tới sẽ có số điểm thế nào?

Số điểm của người tới bắt buộc là một số lẻ. Ví dụ: 15, 17 hay 21 lệnh.

Nếu số điểm không khớp, rất có thể người đi đã chơi sai luật và bị đền bài.

Các câu hỏi thưởng gặp

Lời kết

Bài tứ sắc là một trò chơi đòi hỏi tính kiên nhẫn, tỉ mỉ.

Người chơi cần rèn luyện khả năng quan sát, tính toán và kiềm chế cảm xúc để có những nước đi chuẩn xác nhất.

Hy vọng những thông tin mà Caisno KTO đã cung cấp ở trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc về bài tứ sắc là gì.

Đồng thời, bạn đừng quên áp dụng những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ để thắng lớn khi chơi trò này nhé!

Chủ Đề