Lễ nghinh hôn là gì

áo cưới từ xa, đồng hành với hơn 5.000 cô dâu Việt Nam và hải ngoại. Thiết kế áo cưới cao cấp, sang trọng, đậm tinh thần châu Âu phóng khoáng.

6 lễ trong đám cưới là một trong những nét đẹp văn hóa được ông bà ta lưu giữ tới ngày nay. Cùng Nicole Bridal tìm hiểu chi tiết về từng nghi lễ này và so sánh 6 lễ cưới hỏi xưa với đám cưới hiện đại nhé!

6 lễ trong đám cưới xưa

Theo quan niệm truyền thống thì khi tổ chức đám cưới cần tuân thủ trình tự sáu lễ trong đám cưới sau:

1. Lễ nạp thái

Theo phong tục truyền thống, lễ nạp thái là nghi lễ đầu tiên của một cuộc hôn nhân nhưng không mang tính ràng buộc hai bên. Bà mối sẽ dẫn đoàn nhà trai sang thăm nhà gái với mục đích xem tướng của cô dâu tương lai và gia cảnh, gia phong của nhà gái.

2. Lễ vấn danh

Nhà trai sẽ mang lễ vật gồm chè, rượu, trầu, cau sang nhà gái để ngỏ ý hỏi thông tin về ngày tháng năm sinh của cô gái, sau đó về xem tuổi. Cũng giống lễ nạp thái, đây chưa phải là nghi lễ quyết định của hôn nhân.

3. Lễ nạp cát

Sau khi xem xét về tuổi của đôi uyên ương, nếu thấy hợp tuổi thì nhà trai sẽ hỏi ý kiến bên nhà gái về số lượng lễ vật và chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ ăn hỏi.

Thường thì lễ vật cho lễ nạp cát sẽ là buồng cau khoảng ba, bốn trăm quả, dăm chai rượu nếp trắng, một mâm xôi gấc. Những gia đình có điều kiện hơn sẽ có thêm thủ lợn, lợn sữa quay, trà, bánh trái,…

4. Lễ nạp trưng

Lễ này còn được biết đến với cái tên lễ thách cưới. Nhà gái sẽ có quyền yêu cầu nhà trai phải nạp những sính lễ như: vòng, xuyến, hoa tai, bạc trắng, vàng, tiền giấy, rượu, gạo, lợn…

5. Lễ thỉnh kỳ

Đây là nghi lễ định ngày giờ làm lễ cưới. Theo phong tục thì việc này do nhà trai định sẵn rồi hỏi lại ý kiến nhà gái.

6. Lễ thân nghinh

Lễ thân nghinh là bước cuối cùng của đám cưới xưa. Khi nhà gái đã ưng thuận ngày giờ do bên nhà trai đã định thì nhà trai chỉ việc đem lễ vật sang rước dâu về định của bên trai. Trước giờ đón dâu khoảng 1 canh giờ, nhà trai sẽ cử người đến nhà gái cơi trầu có 12 miếng trầu cánh phượng, 12 miếng cau cánh tiên để báo xin giờ đón dâu.

Lễ thân nghinh cần kiêng kỵ thời gian chịu tang của cả cô dâu và chú rể và ngày tổ chức lễ phải tránh các giờ không vong, sát chủ, đặc biệt là tháng 7 âm lịch.

Các lễ trong đám cưới thời hiện đại

Hiện nay để tiết kiệm thời gian và chi phí, đa số gia đình người Việt đã lược bớt các lễ trong đám cưới. Nhưng về cơ bản thì vẫn được đảm bảo gìn giữ những nét văn hóa từ lâu đời.

1. Lễ chạm ngõ

Đây là nghi lễ đầu tiên trong đám cưới. Nhà trai sẽ đến nhà gái và đặt vấn đề cho đôi trẻ tìm hiểu nhau kỹ lưỡng trước khi tiến tới hôn nhân. Lễ vật trong ngày dạm ngõ cũng rất đơn giản, chỉ cần trầu cau, chè thuốc, kẹo bánh…

2. Lễ ăn hỏi

Tại lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ bưng tráp đựng sính lễ đến nhà gái với mong muốn xin con dâu. Đây là nghi thức quan trọng và tổ chức khá cầu kỳ. Nhiều người thắc mắc 6 mâm quả đám cưới gồm những gì. Tùy từng địa phương nhưng lễ chủ yếu là mứt sen, bánh phu thê, bánh cốm, rượu, trầu cau,… Mỗi mâm tráp sẽ đựng một loại lễ vật khác nhau và được các phù rể bưng tới nhà gái.

Xem thêm: Bộ sưu tập Áo dài cưới từ Nicole Bridal

Dịch vụ Trọn gói ngày cưới tại Nicole Bridal

3. Lễ xin dâu

Theo nghi lễ xin dâu, trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một vài người thân trong gia đình đem tráp xin dâu gồm cơi trầu, chai rượu sang nhà gái để báo trước giờ đoàn đón dâu. Tuy nhiên ngày nay, để tránh sự rườm rà trong nghi lễ ăn hỏi, nhiều gia đình thường bỏ qua lễ xin dâu.

4. Lễ rước dâu

Tại nghi lễ rước dâu, hai bên gia đình sẽ trao tặng của hồi môn cho cô dâu. Điều này mang ý nghĩa tượng trưng cho lời chúc phúc dành cho đôi vợ chồng luôn sống trong giàu sang và hạnh phúc.

Đúng theo giờ lành đã điểm, chú rể và đại diện nhà trai sẽ đi xe hoa tới nhà gái đón cô dâu về nhà chồng. Hiện nay, chú rể sẽ mặc trang phục đồ vest, cô dâu mặc áo dài đỏ hoặc váy cưới màu trắng.

5. Lễ lại mặt

Lễ lại mặt được xem là nghi thức cuối cùng của đám cưới. Thường thì lễ lại mặt sẽ được tổ chức ngay sau lễ rước dâu 1 ngày. Cặp vợ chồng trẻ về thăm lại nhà ngoại. Và tất nhiên không thể thiếu lễ vật là gà trống và gạo nếp hoặc bánh kẹo, rượu thuốc.

Trên đây là thông tin về 6 lễ trong đám cưới của người Việt Nam. Tùy từng địa phương, có những nơi tổ chức tới 7 lễ trong đám cưới, nhưng suy cho cùng vẫn là lời chúc phúc cho cuộc sống của tân lang tân nương.

Nếu nàng muốn tìm hiểu các mẫu áo dài cưới đẹp hoặc có nhu cầu May/ Thuê áo dài cưới đẹp cho ngày nên đôi thì hãy liên hệ trực tiếp đến đội ngũ Nicole Bridal để được tư vấn chi tiết nhé!

PrevPrevious11+ mẫu váy cưới công chúa hoàng gia mọi nàng dâu mê đắm

NextGIẶT VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC CƯỚI TẠI NHÀNext

Mục Lục

Bài viết liên quan

Chụp ảnh cưới áo dài truyền thống: Kinh nghiệm và cách chọn áo dài

Bên cạnh những mẫu đầm soiree cưới hiện đại, nhiều cặp đôi lựa chọn chụp ảnh cưới áo dài truyền thống để lưu giữ những

May áo dài cưới tay phồng – Xu hướng mới của cô dâu hiện đại 2023

Áo dài cưới tay phồng là thiết kế áo cưới truyền thống người Việt được nhiều cô dâu ưu ái lựa chọn những năm trở

Áo dài cưới thêu tay – Điểm nhấn cho cô dâu Việt ngày vui trăm năm

Áo dài cưới thêu tay trở thành mẫu áo cưới truyền thống Việt Nam được cô dâu lựa chọn nhiều nhất trong vài năm trở

Chủ Đề