Làng văn nội phú lương-ba la-hà đông-xóm chùa năm 2024

Đình làng Văn Nội (phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội) thờ Đức Thành hoàng làng “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá”. Ngài là một vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn thời Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa (năm 40 - 43 sau Công nguyên).

Show

Làng văn nội phú lương-ba la-hà đông-xóm chùa năm 2024
Quang cảnh lễ hội làng Văn Nội năm 2024

Hàng năm, vào các ngày 11, 12 tháng Giêng, nơi đây lại diễn ra các nghi thức truyền thống: Lễ phụng nghênh nhà thánh, lễ rước kiệu, lễ giã đám và hóa mã tại lăng mộ tướng quân Chu Bá…

Khu di tích cấp quốc gia lăng mộ Chu Bá.

Làng văn nội phú lương-ba la-hà đông-xóm chùa năm 2024
Nghi thức rước mã, hóa vàng lấy lửa thiêng cầu may diễn ra tại khu mộ Chu Bá.
Làng văn nội phú lương-ba la-hà đông-xóm chùa năm 2024
Hàng trăm người chen nhau ''lấy đỏ''
Làng văn nội phú lương-ba la-hà đông-xóm chùa năm 2024
Nét khác biệt của ''lấy đỏ'' là ai cũng muốn xin lộc nhưng không hề xảy ra tranh giành như ở nhiều lễ hội khác.
Làng văn nội phú lương-ba la-hà đông-xóm chùa năm 2024
Mọi người thường vun lửa cho nhau, người ở trong sẽ đưa lửa cho người ở ngoài để thể hiện tình làng nghĩa xóm.Để tránh cái nóng, hầu hết người dân đều chuẩn bị cho mình những chiếc gậy rất dài
Làng văn nội phú lương-ba la-hà đông-xóm chùa năm 2024
Dân làng quan niệm, ai mang lửa về nhà mình nhanh nhất sẽ được may mắn nhiều, đỏ nhiều. Vì thế, mọi người đều cố gắng lấy bó hương to, giữ ngọn lửa lớn trên đường về, tránh để bị dập tắt.Sau khi lấy được lửa về, người dân dâng lên ban thờ, cầu cho gia đình sức khỏe và gặp nhiều may mắn trong năm. Theo quan niệm xưa, lễ hội này không chỉ mang lại may mắn cho mọi người mà cả năm gia đình sẽ thuận buồm xuôi gió.

Đền Bác Lãm tức đền Vẽ, có từ thời Nguyễn. Tên chữ: Bác Lãm linh từ. Thờ 2 Đại Vương: Trần Quốc Tuấn và Phạm Ngũ Lão. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1986). Vị trí: WQPC+48, Bác Lãm, phường Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 17 km (hướng 7 h). Trạm bus lân cận: 90 Tổ 7 Phú Lãm (xe 33, 78, 91), hoặc Đối Diện Đường Vào KĐT Thanh Hà - Đường Cienco 5 (xe 85, 103a, 103b).

Lược sử

Đền Bác Lãm thường gọi là đền Vẽ, được khởi dựng vào thời Nguyễn để thờ Thượng Quốc Công Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và danh tướng Phạm Ngũ Lão, hai anh hùng dân tộc ở cuối thế kỷ XIII. Đền nằm tại cánh đồng phía đông xã Bác Lãm, thuộc tổng Thắng Lãm, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ). Cách đền khoảng 2 km về phía đông nam là chùa Phật Quang (Khúc Thuỷ) nơi Trần Quốc Tuấn được sư trụ trì dạy dỗ cho đến năm 10 tuổi. Trong đình làng Bác Lãm cũng thờ 2 tướng thời Trần là ông Tạ và ông Bạch.

Đền nằm tại cánh đồng phía đông xã Bác Lãm, thuộc tổng Thắng Lãm, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ). Ngày nay khu di tích thuộc tổ dân phố Bác Lãm, phường Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Có thể di chuyển từ trung tâm Hà Nội đến đây bằng các tuyến xe bus chạy về phía Hà Đông rồi vượt sông Nhuệ theo 2 lối: a) qua cầu Kiến Hưng, xuống ở trạm Đối Diện Đường Vào KĐT Thanh Hà và rẽ sang phải đi tiếp Đường Vào Phường Phú Lương; hoặc b) qua cầu Trắng - đường Quang Trung - phố Ba La, xuống ở trạm 90 Tổ 7 Phú Lãm và rẽ sang trái vào Ngõ 12 Thượng Mạo.

Làng văn nội phú lương-ba la-hà đông-xóm chùa năm 2024
Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300) là vị Đại anh hùng trong cuộc kháng chiến thắng lợi chống đoàn quân Nguyên - Mông mạnh mẽ và hung bạo nhất thế kỷ XIII đã sang xâm lược nước ta. Năm 1285, ngài được cử làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh quân đội và lập nên những chiến thắng lịch sử tại Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương mất ngày 20 tháng 8 âm lịch, để lại hai tác phẩm Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp Tông Bí Truyền thư. Nhân dân ta tôn vinh ngài là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở rất nhiều nơi.

Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) là bậc danh tướng chỉ đứng sau Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai và thứ ba. Với tài thao lược, sự dũng cảm và lòng trung thành tuyệt đối, ông sớm được Trần Quốc Tuấn tin tưởng và gả con gái cho. Ông còn có công phò tá ba đời vua Trần, nhiều lần đánh dẹp quân Chiêm Thành, quân Ai Lao và các cuộc nổi loạn ở vùng biên. Nhân dân ta cũng thường thờ tượng hoặc bài vị Phạm Ngũ Lão ở bên cạnh tượng hoặc bài vị Đức Thánh Trần.

Làng văn nội phú lương-ba la-hà đông-xóm chùa năm 2024
Cổng đền Vẽ sắp xây lại. Photo ©NCCong 2024

Ngôi đền đã trải qua nhiều lần trung tu, tôn tạo, lần gần đây nhất là năm 2010. Dự kiến đầu năm 2024 sẽ xây lại với phương án nhà nước và nhân dân cùng đầu tư.

Kiến trúc

Đền Vẽ nhìn về phía tây bắc qua một ao bán nguyệt lớn có tường bao. Xung quanh là các cổ thụ và xa hơn là đồng ruộng đang đô thị hoá. Sau cổng là sân được tôn cao 3 bậc, ba mặt giáp đền, các nếp nhà khách và nhà Mẫu. Hai bên đền là hai giếng tròn to.

Đền gồm hai nếp nhà song song theo hình “chữ Nhị”, bộ vì làm kiểu quá giang trốn cột, trên quá giang là kết cấu thượng chồng rường con nhị, hạ kẻ. Toà đại bái 3 gian có 5 bậc thềm gạch với cửa bức bàn và tường hồi bít đốc tay ngai, trụ đắp câu đối chữ Hán, trước đế trụ đặt tượng sư tử đá. Giữa nóc đắp hình hổ phù đội mặt nguyệt, hai đầu bờ nóc gắn hình linh thú. Hậu cung đặt 4 ban thờ.

Làng văn nội phú lương-ba la-hà đông-xóm chùa năm 2024
Sân đền Vẽ. Photo ©NCCong 2024

Toà nhà Mẫu 3 gian 2 dĩ nhìn về phía đông bắc, gồm có 5 bậc thềm và hàng hiên với 4 cột đá hình vuông. Bờ mái trang trí đơn giản, hai đầu bờ nóc cũng gắn hình linh thú.

Di sản

Sau bao biến cố lịch sử, trong đền không còn nhiều cổ vật như xưa ngoài một số hiện vật quý được làm bằng những chất liệu khác nhau như: gỗ, giấy, sứ, đồng. Đó là những đồ tế tự, khám thờ, hương án và các bức hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng; đặc biệt là 05 đạo sắc phong và 02 cuốn ngọc phả. Gian giữa hậu cung thờ một pho tượng Đức Thánh Trần rất đẹp đặt bên trong một khám thờ được chạm trổ khéo léo, cầu kỳ; cả hai đều mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

Hàng năm, nhân dân và chính quyền phường Phú Lương tổ chức hội Bác Lãm từ ngày mồng 5 đến mồng 6 tháng Giêng âm lịch. Mở đầu và kết thúc là các hoạt động tế lễ trang trọng và đám rước đi qua đình, quán, đền, chùa làng để tưởng nhớ công đức của nhị vị đại vương. Song song diễn ra các trò vui thể thao và văn nghệ truyền thống. Bên cạnh lễ hội chính, nhân dân còn tiến hành lễ tế thu vào ngày 20 tháng 8 âm lịch kỷ niệm ngày hóa của Đức Thánh Trần.