Lấn làn xe máy là gì?

Lỗi lấn tuyến là một trong những lỗi vi phạm giao thông thường gặp nhất ở những người đi xe máy, thậm chí nhiều người còn dính lỗi này nhiều lần vì không nắm vững luật. Theo những gì mình nhớ thì lúc học luật bằng A1 xe 2 bánh những kiến thức về biển trộn làn, phân làn đều hoàn toàn xa lạ. Mãi đến khi học bằng 4 bánh B2 thì mình mới được học kỹ hơn về những biển này nên ra đường chịu khó để ý hơn và không bao giờ bị phạt vì lỗi lấn tuyến.

Mình không rõ giáo trình học A1 bây giờ có cập nhật thêm chưa. Nhưng dù sao thì chúng ta hãy cứ ôn lại những kiến thức về biển phân làn, trộn làn, vạch đứt, vạch liền để tránh mắc phải lỗi lấn tuyến, cũng như có thể bào chữa lỡ chẳng may bị phạt oan.

Những kiến thức trong bài này mình đều dựa trên "Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ" QCVN 41:2012/BGTVT. Bên cạnh lý thuyết cơ bản thì mình cũng sẽ có thêm phần giải nghĩa để các bạn dễ hiểu hơn và cuối cùng là phần áp dụng thực tế những cung đường mà các bạn hay dính lỗi lấn tuyến.

1. Biển phân làn



Giải nghĩa:
đối với biển phân làn thì người đi loại xe nào sẽ phải đi vào đúng làn đường được phân. Một làn đường có thể cho phép nhiều loại xe lưu thông. Nếu đi vào sai làn không cho phép xe mình lưu thông thì phạm luật.

Ví dụ như theo hình bên trên:
- Những xe được phép lưu thông làn ngoài cùng bên trái: xe con, xe buýt, xe tải.
- Những xe được phép lưu thông làn giữa: xe máy, xe con, xe buýt.
- Những xe được phép lưu thông làn ngoài cùng bên phải: xe máy.
Vậy là nếu người đi xe máy chạy vào làn đường ngoài cùng bên trái chỉ dành cho xe con, xe buýt, xe tải là phạm luật.

2. Biển trộn làn

Giải nghĩa: biển trộn làn khác với biển phân làn là bây giờ nó không phân làn theo từng loại xe nữa, mà làn đường sẽ chia theo hướng của phương tiện lưu thông. Có nghĩa là một làn đường sẽ quy định 1 hoặc nhiều hướng lưu thông. Các loại xe lúc này có thể đi trên cùng 1 làn miễn sao là di chuyển về cùng 1 hướng.

Theo hình trên thì:
- Xe nào đi thẳng: sẽ có quyền đi ở cả 3 làn. Áp dụng cho mọi loại xe.
- Xe quẹo phải: chỉ đi ở làn giữa hoặc làn ngoài cùng bên phải. Áp dụng cho mọi loại xe.

3. Vạch liền

Căn cứ phụ lục H: Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ ≤ 60KM/H


Giải nghĩa: Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch.

4. Vạch đứt

Căn cứ phụ lục H: Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ ≤ 60KM/H


Giải nghĩa: Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy hoặc xác định danh giới làn xe khi có từ 2 làn xe trở lên chạy theo một chiều.

5. Hỏi và Đáp

Câu 1: Đi trên đường làm sao để quan sát những biển trộn làn và phân làn?

Trả lời: Theo kinh nghiệm lái xe của mình thì những biển trộn làn thường xuất hiện ở các ngã rẽ hoặc ở đoạn gần đến ngã rẽ. Cụ thể hơn thì bảng phân làn thường đặt ở đầu đường [Sau khi qua ngã rẽ], còn bảng trộn làn thường đặt ở cuối đường [Gần đến ngã rẽ] hoặc ở đoạn giữa đường. Cứ tập quan sát dần sẽ thành thói quen, bởi vì hầu hết những ai lái xe hơi đều có phản xạ khi đến ngã rẽ hay đi trên đường đều nhạy cảm với 2 loại biển có màu xanh dương này.

Nhớ nhé! Phân làn đầu đường


Trộn làn giữa đường hoặc gần đến ngã rẽ


Câu 2: Đối với vạch liền thì trong phụ lục H trong quy chuẩn có ghi rõ là xe không được đè qua vạch, còn trường hợp vạch đứt thì sao? Nghe nói vạch đứt cho phép vượt khi cần có đúng không?

Trả lời: Những hiểu biết của bạn chỉ đúng với gần hết trường hợp Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ > 60KM/H [Căn cứ phụ lục G]. Tức là vạch đứt thì có quyền đè lên và vượt, còn vạch liền chỉ giới hạn ngoài của các làn xe thì chúng ta không được phép đè lên hay vượt.

Vì tốc độ cho phép xe máy lưu thông ở Việt Nam không quá 60 km/h nên chúng ta chỉ cần quan tâm phụ lục H [Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ ≤ 60KM/H]. Trong phụ lục H có quy định 3 loại vạch kẻ đường chúng ta không được đè lên:

1. Một vạch liền rộng 10cm phân chia 2 dòng phương tiện đi ngược chiều nhau

2. Hai vạch liền phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn xe trở lên

3. Vạch kép [một vạch liền, một vạch đứt quãng] để phân chia dòng phương tiện 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy


Lái xe bên vạch đứt quảng được phép đè lên vạch để vượt xe. Lái xe bên vạch liền không được phép đè vạch.

Trong trường hợp thực tế bên dưới, biển phân làn quy định xe máy đi làn ngoài cùng bên phải, còn mặt đường phân làn bằng nét đứt thì người xe máy bắt buộc phải đi theo làn quy định tức là làn ngoài cùng bên phải. Nhưng một số trường hợp xe máy vẫn hoàn toàn có quyền lấn tuyến vào làn bên trái của mình [làn giữa] để vượt xe.

Căn cứ khoản 1, theo Điều 13 Luật Giao thông đường bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2008 về việc sử dụng làn đường thì:


  • 1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.


Quốc lộ 1A đoạn Bình Chánh giáp ranh Long An​


Nơi cho phép ở đây tạm hiểu là khi vượt xe chúng ta không cán lên 3 loại vạch cấm đè mình vừa nêu ở trên. Tức là ở những đoạn phân làn bằng nét đứt chúng ta hoàn toàn có thể lấn tuyến sang trái khi cần vượt.

Còn những trường hợp được phép lấn tuyến và vượt xe bên trái mà không cần phải dừng lại như sau: khi xe phía trước đang dừng/đậu chiếm gần hết làn đường, khi xe phía trước chạy quá chậm so với tốc độ cho phép, và một số tình huống nguy hiểm khác cần xử lý bằng cách lấn tuyến [phanh khẩn cấp, né chướng ngại vật bất ngờ,...]

Xe tải đậu hết phần làn đường bên trong, buộc xe máy phải lấn tuyến sang trái​


Tuy nhiên khi muốn vượt, chúng ta cần phải nắm những nguyên tắc trong Điều 14 Luật Giao thông đường bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2008. Mình sẽ tô đậm 2 nguyên tắc quan trọng nhất để các bạn dễ nắm trong khung quote:

Câu 3: Một số tuyến đường có nhiều hơn 2 tuyến đường cùng chiều nhưng lại không đặt biển phân làn thì nên đi thế nào cho đúng? Và liệu xe máy có thể đi được ở tất cả các làn hay không?

Trả lời: Một số tuyến đường như đoạn Nguyễn Thị Minh Khai, bắt đầu từ ngã 4 Đinh Tiên Hoàng đến cầu Thị Nghè] không hề có đặt bảng phân làn ở đầu ngã rẽ. Theo Điều 13 Luật Giao thông đường bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2008 về việc sử dụng làn đường [tham khảo bên dưới]: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Về lý thì xe máy sẽ có quyền di chuyển ở tất cả ở làn đường và phải tuân thủ theo tiêu chí vừa nêu. Tuy nhiên, xét về tình thì xe máy chúng ta nên tự giác lưu thông ở làn đường trong cùng bên phải để nhường làn còn lại cho các xe lớn hơn di chuyển và phần nào cũng giúp chúng ta được an toàn hơn.

Ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không hề có bản phân làn​


Tuy nhiên, xe máy vẫn có thể đi vào làn bên trái khi cần vượt với điều kiện phải đảm bảo an toàn như trường hợp có đặt bảng phân làn. Nhớ là chỉ lấn tuyến khi cần vượt thì sẽ không bị phạt vì vi phạm giao thông. Thời gian còn lại thì xe máy chỉ được di chuyển trên làn quy định của mình.

Câu 4: Một số đoạn đường vạch phân làn cùng chiều là vạch liền vậy thì nơi đó xe máy có được phép lấn tuyến sang trái khi cần vượt không?

Câu trả lời là có. Bởi vì những đoạn này lỗi thiết kế của cơ quan quản lý giao thông. Thật ra vạch liền không có công dụng phân làn đường cùng chiều trong những trường hợp đường có tốc độ di chuyển ≤ 60KM/H. Phụ lục H QCVN 41:2012/BGTVT không có phần nào quy định vạch liền là để phân làn đường cùng chiều cả, mà chỉ có phân làn đường 2 chiều ở khoản 1.1.

Vạch liền phân làn nối tiếp vạch đứt ở đường Nguyễn Thị Minh Khai khúc chân cầu Thị Nghè​


Vì vậy ở đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai khúc trên cầu Thị Nghè có đoạn đường phân làn bằng vạch liền chúng ta vẫn có quyền lấn tuyến khi cần vượt mà không vi phạm luật giao thông. Điều này là chắc chắn vì cầu Thị Nghè có 2 làn xe nên không bị liệt vào điều kiện cấm vượt là cầu hẹp, có 1 làn xe ở Điều 14 Luật Giao thông đường bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2008.

6. Kết luận

Tóm lại, xe máy nên đi vào phần đường quy định của mình ở những nơi có biển phân làn và trộn làn. Còn những nơi không có 2 bảng trên thì xe máy nên tự giác đi vào làn đường ngoài cùng bên phải. Điều này ngoài tránh được việc vi phạm giao thông thì nó còn giúp mang lại sự an toàn cho chính bản thân mình.

Chỉ lấn tuyến sang làn bên trái khi cần vượt và điều kiện cho phép. Lúc vượt cần bật đèn xi nhan rẽ và bấm còi báo hiệu đầy đủ. Nếu bị bắt oan thì hãy nhớ lấy những quy định về vạch kẻ đường ở Phụ lục H QCVN 41:2012/BGTVT và Điều 14 Luật Giao thông đường bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2008 về việc vượt xe.

Mời các bạn like Fan page Xe Tinh tế để cập nhật những thông tin mới nhất! Bấm vào link bên dưới.

Facebook Fan Page Xe Tinh tế!

Xe máy đi lấn làn phạt báo nhiêu?

Hành vi điều khiển xe máy đi sai làn đường, phần đường quy định sẽ bị xử phạt theo điểm g, khoản 3, điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Làn xe máy là gì?

Làn đường một phần của đường xe chạy, được phân chia theo chiều dọc của đường với bề rộng đủ để xe chạy an toàn. Một đường xe chạy có thể có 1 hoặc nhiều làn đường, mỗi làn đường được phân biệt bởi các vạch kẻ đường hoặc dải phân cách ở giữa.

Xe máy đi sai làn đường phạt báo nhiêu tiền?

Khi tham gia giao thông không ít người mắc phải lỗi đi sai làn đường quy định. Sau đây là mức phạt lỗi đi xe sai làn đường năm 2022. - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng. - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

Xe máy đi sai làn đường phạt báo nhiêu 2022?

Lỗi xe máy đi sai làn bị phạt bao nhiêu tiền ? Theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019] thì trường hợp xe máy đi sai làn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng.

Chủ Đề