Làm thế nào để thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng ngày một nhiều hơn

Bởi Binh Nhu Ngo

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Binh Nhu Ngo

Giới thiệu về cuốn sách này

Theo em làm thế nào để thu hút khách du lịch đến với Đà nẵng ngày một nhiều hơn?

 `=>` theo em nghĩ là : Hiện nay thành phố Đà Nẵng việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình công cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch rất được chú trọng. Như việc đẩy mạnh các dự án đầu tư du lịch. 

 

Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, giai đoạn 2018 -2019, du lịch Đà Nẵng phát triển nhanh vượt bậc với tổng lượt khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ trong năm 2019 đạt 8,04 triệu lượt, tăng 23,2% so với năm 2018; doanh thu lưu trú, lữ hành đạt 8,65 ngàn tỷ đồng, tăng 12,7% so với năm 2018. Tính đến năm 2019, du lịch đã cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng với việc đáp ứng 6 tiêu chí đánh giá cơ bản .

Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, du lịch thành phố phải chịu những thiệt hại nặng nề trong 2 năm liên tiếp 2020-2021. Số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ trong năm 2021 khoảng 1,19 triệu lượt khách, giảm 55% so với 2020; doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành hơn 2,5 ngàn tỷ đồng, giảm 37,7% so với năm 2020.

Từ ngày 15/3, khi Chính phủ có chủ trương mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch trong nước và quốc tế, du lịch thành phố đã trở lại sôi động và khởi sắc rõ rệt. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, thành phố đã tổ chức rất nhiều hoạt động, sự kiện và công bố nhiều sản phẩm mới thu hút khách du lịch.

 

Đặc biệt, chỉ trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương [từ ngày 9 - 11/4/2022], với thời tiết nắng đẹp cùng các hoạt động lễ hội, sự kiện văn hoá, du lịch hấp dẫn đã thu hút đông đảo du khách đến với Đà Nẵng. Số liệu từ Sở Du lịch Đà Nẵng, tổng lượng khách tham quan, du lịch TP. Đà Nẵng ước đạt 77.870 lượt khách. 

Trong đó lượng khách theo các đường bay quốc tế và nội địa đến Đà Nẵng ước đạt 38.979 khách với 262 chuyến bay [có 6 chuyến bay quốc tế từ Singapore, Thái Lan và 256 chuyến bay nội địa từ Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Vinh, Nha Trang, Đà Lạt, Pleiku, Cần Thơ, Phú Quốc] và lượng khách đến Đà Nẵng bằng đường bộ từ các tỉnh, thành lân cận và Hà Nội và TP.HCM tăng đáng kể.

Đồng thời, công suất phòng khối 4-5 sao đạt khoảng 50-60%, trong đó khách sạn ven biển khoảng 70-90% và một số khách sạn full phòng trong 2 ngày 9 - 10/4/2022. Đặc biệt, trong 3 ngày nghỉ lễ, lượng khách đến các khu điểm du lịch đã tăng lên nhanh chóng với khoảng 55.370 lượt. Một số khu điểm có lượng khách lớn như: Khu du lịch Sun World Bà Nà Hills khoảng 18.500 khách; Mikazuki khoảng 4.000 khách, Danh thắng Ngũ Hành Sơn khoảng 4.500 khách... 

 

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho biết, đến nay gần như tất cả dịch vụ cơ bản nhất phục vụ du khách đã hoạt động trở lại chính quy, chuyên nghiệp, vừa đáp ứng được yêu cầu phòng chống dịch, vừa giới thiệu hệ thống sản phẩm mới, huy động nhân lực chủ chốt quay lại làm việc, khai thác sâu vào các thị trường chính.

“Tín hiệu khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới là rất tốt, nhiều chuyến bay đã không còn chỗ, lượng khách đặt trước các dịch vụ qua các công ty tăng và bắt kịp với đà tăng trưởng chung của cả nước và khu vực. Với đà hiện nay, mùa du lịch cao điểm từ giữa tháng 5 đến tháng 8, Đà Nẵng sẽ khôi phục một cách cơ bản thị trường khách trong nước, ít nhất là bằng mùa hè năm 2020”, ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, trong năm nay, du lịch Đà Nẵng sẽ phục hồi rất nhanh thị trường khách nội địa, đồng thời từng bước phục hồi thị trường khách quốc tế, đặc biệt là các thị trường có khả năng phục hồi nhanh như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, xa hơn là Úc và Mỹ. 

 

Năm 2020, ngành du lịch bước vào một giai đoạn khủng hoảng sâu sắc do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch. Theo số liệu từ Bộ VH-TT&DL, trong năm 2020, COVID-19 đã làm lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm từ 18 triệu lượt xuống chỉ còn khoảng 3,7 triệu lượt, khách trong nước từ 85 triệu lượt xuống còn 56 triệu lượt. Tổng doanh thu của khách du lịch chỉ đạt trên 312 ngàn tỷ đồng, giảm gần 60% so với năm trước.

Tuy nhiên, 2020 chưa phải là năm khủng hoảng nhất của ngành du lịch mà là năm 2021. Theo Bộ VH-TT&DL, trong năm 2021, số lượng khách nội địa trên cả nước tiếp tục giảm còn 40 triệu lượt. Còn lượng khách quốc tế thì gần như vắng bóng hoàn toàn do Việt Nam cùng các quốc gia thực hiện các chính sách phong tỏa, cách ly nghiêm ngặt. Do đó, tổng thu từ khách du lịch năm 2021 chỉ còn khoảng 180 ngàn tỷ đồng, giảm 42% so với năm 2021. 

 

Có thể nói, trong 2 năm cao điểm của đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam tồn tại được là nhờ vẫn còn thu hút được một lượng du khách nội địa nhất định. Năm 2022, khi đại dịch COVID-19 lùi dần, nhiều quốc gia bắt đầu bình thường hóa các hoạt động kinh tế - xã hội, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 65 triệu lượt khách, trong đó 60 triệu lượt khách trong nước và 5 triệu lượt khách quốc tế. Như vậy, có thể thấy rằng, du khách nội địa vẫn đang là thị trường trọng điểm của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2022 này.

Thời gian qua, nhiều tỉnh thành đã thu hút một số lượng lớn khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Có thể kể đến tỉnh Kiên Giang, trong 2 ngày 9-10/4, địa phương đón hơn 148.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 2.195 lượt. Riêng Phú Quốc đón hơn 75.000 lượt [khách quốc tế 1.756 lượt]. Từ con số này cho thấy đang có sự cạnh tranh khách nội địa rất khốc liệt giữa các địa phương khi bị sức ép cần phải khôi phục sau đại dịch.

Với du lịch Đà Nẵng, nhiều chuyên gia nhận định, Đà Nẵng là một trong những điểm đến hấp dẫn bậc nhất ở miền Trung với những ưu thế về tự nhiên, sản phẩm và dịch vụ du lịch... Những thách thức vừa qua cũng đặt ra một số cơ hội cho thành phố này thu hút dòng khách nội địa. Vấn đề nằm ở chỗ hành động của chính quyền, cộng động doanh nghiệp Đà Nẵng như thế nào? 

 

Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Chủ tịch Hiệp hội khách sạn Đà Nẵng nhìn nhận, lượng khách nội địa ngoài đổ bộ tấp nập vào Đà Nẵng dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương làm cho các doanh nghiệp du lịch phấn khởi, các khách sạn và nghỉ dưỡng đang mở cửa có tỷ lệ kín phòng lên tới 65%. Tuy nhiên giá phòng chỉ bằng gần nửa của giá phòng năm 2019. Và cũng phải lưu ý là mới chỉ có khoảng hơn 50% các khách sạn nghỉ dưỡng đã mở cửa và khách nước ngoài chủ yếu là những người đang sống và làm việc tại Việt Nam.

“Miếng bánh khách du lịch nội địa đang được các tỉnh thành tranh giành khốc liệt khi bị sức ép cần phải khôi phục sau đại dịch. Rất nhiều tập đoàn ưu tiên quảng bá cho các cơ sở của mình tại Phú Quốc, có thể lý do bởi Phú Quốc đang là điểm đến ưu thích của khách du lịch nội địa, đặc biệt điểm đến này đã có đủ các cơ sở dịch vụ, vui chơi giải trí cho du khách.

Do đó, Đà Nẵng cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn vào quảng bá, vì các hoạt động đa dạng và tích cực của ngành và các hiệp hội, hội và doanh nghiệp cũng chỉ đủ để thể hiện vai trò của mình chứ chưa đủ để quảng bá điểm đến một cách sâu và rộng”, ông Quỳnh chia sẻ.

 

Trong khi đó, ông Cao Trí Dũng cho rằng, Đà Nẵng là một trong những địa phương có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút dòng khách nội địa. Đặc biệt khi nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp Đà Nẵng đang rất sẵn sàng để đón khách trở lại.

“Với những thế mạnh đang sở hữu như: Hệ thống dịch vụ sẵn sàng; chi phí giá cả cạnh tranh; dịch vụ chất lượng cao; sản phẩm đa dạng… cũng như khách nội địa đã lâu ngày không được đi du lịch. Tôi tin rằng ngành du lịch Đà Nẵng đủ sức để cạnh tranh thu hút nguồn khách nội địa so với các địa phương khác”, ông Dũng chia sẻ. 

 

Việc mở lại nhiều đường bay quốc tế cùng với các quy định phòng, chống dịch cởi mở, Đà Nẵng đang sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để du khách chọn là điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, ngành du lịch Đà Nẵng đã chuẩn bị nhiều hoạt động vui chơi giải trí và triển khai loạt sản phẩm du lịch mới lạ. 

Ông Nguyễn Minh Xoang, Giám đốc Công ty TNHH Lữ hành quốc tế Hải Vân Cát [Hava Travel] cho rằng, các doanh nghiệp Đà Nẵng cần tập trung nội lực để tận dụng vào ưu thế của địa phương khi đưa du lịch MICE trở thành lĩnh vực trụ đỡ chính của ngành. Hiện các đoàn du lịch MICE đều hướng đến Đà Nẵng bởi cơ sở vật chất tại đây thừa sức đáp ứng những chương trình, sự kiện lớn.

“Cộng đồng doanh nghiệp Đà Nẵng đang xây dựng nhiều chương trình nhằm thu hút du khách thông qua nhiều điểm đến mới và khác lạ. Cùng với đó là sự nâng cấp, đổi mới cơ sở, dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ trong nội lực doanh nghiệp”, ông Xoang chia sẻ.

 

Tương tự, bà Nguyễn Thị Phương Nhung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FVG cho biết, doanh nghiệp đã quyết tâm xây dựng nguồn cung mới, cụ thể là những địa điểm du lịch mới với mức giá tối ưu nhằm cung cấp cho thị trường sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo. Qua đó, các sản phẩm sẽ mang đến cho du khách một trải nghiệm khác biệt sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

“Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội ở khu vực miền Trung và cả nước, trong đó có ngành du lịch. Tuy nhiên, để đưa những sản phẩm mới tiếp cận với du khách nhanh và dễ dàng đòi hỏi không chỉ riêng doanh nghiệp mà cần có sự chung tay của chính quyền địa phương đưa ra các chính sách cụ thể để phục hồi du lịch”, bà Nhung cho hay.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, các sản phẩm du lịch của Đà Nẵng được xác định hướng đến các hoạt động du lịch chất lượng cao như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch MICE [hội nghị, hội thảo]. Thành phố đang xúc tiến tổ chức các sự kiện du lịch kết hợp thể thao, nghỉ dưỡng như du lịch Golf với các giải đấu quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó du lịch xanh với các hoạt động du lịch sinh thái, cộng đồng cũng được chú trọng để phát huy những giá trị văn hoá, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho đồng bào khu vực nông thôn như Hoà Bắc, Hoà Phú [Hoà Vang].

 

Để thu hút khách trong thời gian tới, ông Bình cho biết, sở đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch, các đơn vị cung ứng dịch vụ chuẩn bị các combo hấp dẫn gồm các sản phẩm mới, đa dạng các trải nghiệm để phục vụ cho du khách khi tới thăm thành phố biển trong thời gian tới. Qua thông tin từ doanh nghiệp, thành phố đang nhận được tín hiệu tích cực từ thị trường khách trong nước, trong đó có những đoàn khách MICE rất lớn, khoảng 700 đến hơn 1000 khách sẽ tới tham quan, tổ chức các sự kiện hội nghị, hội thảo trong dịp 30/4, 1/5 tới.

“Từ việc liên kết, hợp tác thì chúng ta sẽ có mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu, năng lực chi trả của du khách. Sở cũng phối hợp với Hiệp hội Du lịch trong việc kiểm tra, giám sát các gói combo kích cầu, đảm bảo du khách có trải nghiệm trọn vẹn khi tham gia các gói này”, ông Bình cho hay.

Theo ông Bình, thành phố đã yêu cầu các doanh nghiệp có chính sách linh hoạt về hoãn/hủy dịch vụ khi có các sự cố y tế, tình huống bất khả kháng. Chuẩn bị nguồn nhân lực đảm bảo số lượng, chất lượng, chú trọng kỹ năng, thái độ phục vụ khách, đồng thời chuẩn bị thêm các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Dự kiến Đà Nẵng sẽ tiếp tục tổ chức nhiều sự kiện quy mô, hấp dẫn, đặc sắc thu hút khách như cuộc thi IRONMAN 70.3, lễ hội Tuyệt vời Đà Nẵng 2022.  

 
 

Sự liên kết giữa các địa phương trong việc phát triển du lịch giữa Đà Nẵng với các tỉnh thành lân cận trong nhiều năm qua mới chỉ diễn ra ở cấp độ chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các hiệp hội du lịch…; và cũng chỉ diễn ra trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá tài nguyên và tiềm năng du lịch, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch…

Còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ [khách sạn, vận chuyển, ẩm thực...] vẫn chưa thực sự bắt tay liên kết để tạo ra những sản phẩm du lịch chung cho toàn vùng. Trong khi đây mới là điều mà du khách quan tâm.

 

Gần đây, các chương trình liên kết du lịch mới hình thành ở miền Trung như: “Ba địa phương - Một điểm đến - Nhiều trải nghiệm” [do các tỉnh thành: Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế khởi xướng năm 2020], “Liên kết, hành động và phát triển” [do Bộ VH-TT&DL khởi xướng năm 2020], “Miền di sản diệu kỳ” [do các tỉnh thành: Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Quảng Bình khởi xướng năm 2021]… đã quan tâm nhiều hơn đến việc tạo ra các sản phẩm du lịch chung của vùng. Từ đó, nhằm thu hút du khách thông qua các sản phẩm cụ thể, chứ không còn là những định hướng chung chung như trước.

Do đó, để thu hút nguồn khách nội địa cũng như cùng nhau cạnh tranh với các địa phương khác như Phú Quốc, Đà Lạt… thì đã đến lúc, các địa phương miền Trung phải bắt tay với nhau, liên kết, hợp tác để phát triển. Việc liên kết không chỉ trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, trao đổi thông tin, hỗ trợ tài chính, hợp tác quảng bá, tổ chức các sự kiện. Lớn hơn nữa là tạo ra những sản phẩm đặc thù, không chồng chéo và có thể bổ trợ cho nhau.

 

Ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, hiện nay tình hình dịch bệnh trên cả nước cơ bản được kiểm soát tốt. Đó là cơ sở để các hoạt động du lịch cả nội địa và quốc tế sớm bình thường trở lại.

Trong bối cảnh như vậy, kế hoạch phục hồi du lịch Việt Nam cần tính toán trên nhiều phương diện, tiếp tục đẩy mạnh kích cầu du lịch nội địa và có những bước chuẩn bị tích cực cho việc mở lại các hoạt động du lịch quốc tế. Theo đó, cần đẩy mạnh các hoạt động phục hồi và phát triển du lịch trong một bối cảnh mới, vừa đảm bảo mục tiêu phục hồi, phát triển, có phương án phản ứng nhanh với mọi tình huống khi dịch có nguy cơ bùng phát. 

"Cần chú trọng phát triển sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu thị trường; thắt chặt mối liên kết, tạo thành sức mạnh chung, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đà Nẵng cần đẩy mạnh hơn nữa liên kết với các địa phương khu vực miền Trung, cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước, hình thành và triển khai hiệu quả các liên minh kích cầu, trao đổi khách", ông Thủy cho hay.

 

Nói về liên kết du lịch của Đà Nẵng, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Nguyễn Xuân Bình cho biết, hiện ngành du lịch Đà Nẵng đang liên kết chặt chẽ với Quảng Nam và Huế trong chương trình liên kết ba địa phương, một điểm đến. Thành phố cũng đề xuất mở rộng liên kết lên năm địa phương, gồm Quảng Bình và Quảng Trị, đồng thời đẩy mạnh liên kết, xúc tiến, quảng bá tại Hà Nội và TP.HCM để thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng.

“Đà Nẵng đang phối hợp với Quảng Nam để đẩy mạnh truyền thông, tổ chức các hoạt động trong Năm du lịch Quốc gia 2022. Vì khi khách đến Quảng Nam thì sẽ qua và trải nghiệm dịch vụ tại Đà Nẵng nên sự phối hợp giữa hai địa phương là rất tích cực”, ông Bình nói thêm. 

Thông tin từ Sở Du lịch Đà Nẵng, dự kiến từ nay đến tháng 10 sẽ có bảy hãng hàng không khai thác các đường bay quốc tế từ Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Malaysia… và một đường bay quốc tế mới từ Ấn Độ đến Đà Nẵng với tần suất 90 chuyến/tuần, riêng Hàn Quốc dự kiến có 49 chuyến/tuần. Đặc biệt, 4 hãng hàng không đang khai thác 9 đường bay nội địa với tuần suất hơn 230 chuyến/tuần.

Video liên quan

Chủ Đề