Làm thẻ căn cước công dân vào những ngày nào

Việc cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chip trong thời hạn 7 ngày làm việc. Đây là quy định chung áp dụng trên toàn quốc, không phân biệt theo địa bàn cư trú.

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý vừa được Bộ trưởng Công an Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng, trình bày Tờ trình dự án Luật Căn cước, tại Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Theo đại tướng Tô Lâm, Luật Căn cước mới có 14 nội dung mới cơ bản so với Luật Căn cước công dân năm 2014. Trong đó, dự án luật mở rộng đối tượng áp dụng, ngoài đối với công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, còn áp dụng đối với người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam, nhưng chưa xác định được quốc tịch.

Cơ quan chức năng phải cấp, đổi, cấp lại CCCD cho người dân trong thời hạn 7 ngày làm việc [quy định cũ là trong thời hạn 7-20 ngày làm việc]. Đây là quy định chung áp dụng trên toàn quốc, không phân biệt theo địa bàn cư trú của người dân như Luật Căn cước công dân năm 2014.

CCCD gắn chip được cấp trên toàn quốc từ ngày 1/1/2021.

Về căn cước điện tử, Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ dự thảo mới quy định mỗi người chỉ có một căn cước điện tử là tài khoản định danh điện tử. Việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử phải sử dụng căn cước điện tử.

Căn cước điện tử có giá trị sử dụng tương đương thẻ gắn chip khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình CCCD; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ, tài liệu đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

Ngoài ra, dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, dòng chữ “Căn cước công dân”, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú...

Người dân thực hiện thủ tục tích hợp thông tin vào thẻ căn cước thông qua việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước hoặc ứng dụng VNeID khi đã có căn cước điện tử.

Chiến dịch cấp, đổi CCCD gắn chip được công an toàn quốc thực hiện từ ngày 1/1/2021. So với các giấy tờ tùy thân trước đây, CCCD có chip điện tử có thể lưu trữ trên 20 trường dữ liệu cá nhân, có chữ ký số và khả năng lưu trữ sinh trắc học [vân tay].

Theo quy định của Luật Căn cước công dân, người từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân. Loại giấy tờ này phải đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Hiện Bộ Công an đã cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước công dân cho người đủ điều kiện cấp.

Để hiểu hơn về Bộ luật hình sự, trách nhiệm hình sự, 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật hình sự hay những quy định về xử phạt hành chính, khiếu nại, tố cáo… mời độc giả của Zing truy cập Tủ sách Pháp luật.

Bên cạnh đó, bạn đọc cũng có thể tìm hiểu các quy định về thuế thu nhập cá nhân, quy định về các khoản thưởng không phải chịu thuế hoặc Luật cư trú, Luật hộ tịch và các điều cần biết khác…

Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về các cách tra cứu căn cước công dân và các lợi ích của nó. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, xin vui lòng liên hệ với EBH, cơ quan Công an địa phương hoặc Bộ Công an để được hỗ trợ. Ngày nay, dù cho bạn có là ai đi chăng nữa thì khi đến độ tuổi bắt buộc sẽ phải đi làm chứng minh nhân dân. Vì đây là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng nó chứng minh thân phận của bạn là công dân Việt Nam.

Việc làm chứng minh nhân dân, căn cước công dân có mất nhiều thời gian không? Và các ngày làm thẻ căn cước trong tuần? Xem bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp bạn biết được lịch làm chứng chứng minh thư.

Thời hạn của thẻ căn cước công dân

Thẻ căn cước công dân có thời hạn nhất định mà khi đến thời hạn này, các bạn phải đi đổi thẻ CCCD:

Thời hạn của CCCD được tính theo độ tuổi được quy định tại điều 21 Luật Căn cước công dân 2014:

Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân

Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Các ngày làm thẻ căn cước trong tuần: trong tất cả các ngày từ thứ hai đến thứ sáu ở tất cả các cơ quan Nhà Nước đều làm việc và xử lý giấy tờ liên quan đến làm thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân.

Thời gian làm việc cấp mới, cấp đổi chứng minh nhân dân thực hiện từ:

Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần và làm việc sáng thứ 7, buổi chiều nghỉ.

Vì vậy, khi bạn đi đổi CMND, hay cấp mới, cấp đổi thì lưu ý vấn đề thời gian trên nhé. Những ai mà lỡ làm mất CMND và đang làm ở tỉnh xa thì nên:

Xin nghỉ 1 ngày làm việc để về làm mới CMND và sau đó nên nhờ người quen lấy CMND [ủy quyền, …]

Rồi sau đó gửi cho bạn qua đường bưu điện cho tiện công việc của bạn.

Bạn nên chủ động đến cơ quan có thẩm quyền, cung cấp và cho đăng ký làm chứng minh thư vào sáng sớm hoặc đầu giờ chiều. Không đến quá muộn hoặc giờ nghỉ trưa, bởi khi đó sẽ khiến bạn bị chờ đợi lâu và không được xử lý sớm.

Kiểm tra Căn cước công dân đã làm xong chưa như thế nào?

Gọi đến tổng đài về Căn cước công dân của Bộ Công an

Cách đơn giản nhất để hỏi Căn cước công dân của mình đã làm xong chưa, khi nào nhận được là gọi đến tổng đài hướng dẫn về Căn cước công dân và quản lý dân cư của Bộ Công an.

Sau đó, nhấn phím 4 để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ Căn cước công dân.

Tra cứu trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ: //dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html

Bước 2: Bấm vào Thông tin dịch vụ, tiếp tục bấm vào Tra cứu hồ sơ

Bước 3: Nhập mã hồ sơ làm Căn cước công dân và nhập mã xác thực.

Mã hồ sơ được in trên Giấy hẹn trả Căn cước công dân và phía dưới dòng mã vạch.

Hạn chế của cách tra cứu này là vẫn còn nhiều người dân khi đi làm Căn cước công dân không được cấp Giấy hẹn nên không thể tra cứu được.

Thủ tục cấp đổi từ Căn cước công dân mã vạch

Về cơ bản việc cấp đổi CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip tương tự như đổi CMND 09 số, 12 số sang CCCD gắn chip. Khi đổi CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip thì CCCD mã vạch cũng bị thu lại [khoản 3 Điều 24 Luật CCCD và khoản 8 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA].

Như vậy, từ ngày 01/7/2021, làm Căn cước công dân không cần điền Tờ khai. Ngoài ra, người dân cũng cần lưu ý, từ ngày này, chỉ duy nhất 01 trường hợp công dân được cung cấp giấy xác nhận số CMND khi có yêu cầu là trong mã QR code trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ.

Các trường hợp còn lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân của công dân thông qua việc quét mã QR code trên thẻ CCCD.

Kinh nghiệm khi đi làm thẻ Căn cước công dân

Để nhanh chóng làm được thẻ Căn cước công dân và có ảnh thẻ đẹp, bạn cần lưu ý những điểm sau:

– Mang đầy đủ giấy tờ, tránh để phải về lấy hoặc hẹn lần sau: Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú [nếu bạn chưa bị thu hồi]; CMND/CCCD cũ; Giấy khai sinh [phòng khi cán bộ làm thẻ yêu cầu]; Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.

– Đến đúng giờ theo lịch hẹn.

– Trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, buộc tóc, bỏ kính ra; chỉ nên trang điểm nhẹ nhàng, tránh trang điểm đậm loè loẹt sẽ làm mất đi nét mặt cơ bản để nhận diện. Khi chụp ảnh hãy nhìn thẳng vào máy ảnh, không chớp mắt…

– Ngồi chờ và giữ trật tự để nghe gọi đến tên, số của mình để vào làm căn cước, tránh tình trạng lộn xộn, chen lấn, gây mất trật tự…

Quy trình làm căn cước công dân

Độ tuổi làm căn cước công dân

Căn cứ Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân như sau:

– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

– Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Hồ sơ làm căn cước công dân

*Đối với người đổi từ CMND qua CCCD gắn chíp

Hồ sơ làm căn cước công dân gồm:

[1] CMND đã được cấp;

[2] Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

*Đối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chíp

[1] CCCD mã vạch đã được cấp.

[2] Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Lưu ý: Thực tế tại một số địa phương, người dân cần bước xin giấy giới thiệu đổi CMND sang CCCD của công an cấp xã, sau đó mới nộp tại công an cấp huyện và làm thủ tục tại công an cấp huyện.

*Đối với người làm CCCD lần đầu

[1] Giấy khai sinh.

[2] Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.

các ngày làm thẻ căn cước trong tuần

Thủ tục làm giấy tờ pháp lý cá nhân – Căn cước công dân

Tại Điều 10, Điều 11 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về việc tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

Bước 1: Đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong CSDLQG về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân;

Hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong CSDLQG về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Bước 2: Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

– Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

– Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung;

In phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư [nếu có], Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư [nếu có] cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên;

Thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

Lưu ý:

– Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.

– Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân [nếu có].

– Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

– Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.

Thứ 7 có làm Căn cước công dân không?

Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014, công dân được yêu cầu cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân tại một trong các cơ quan sau:

Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Trong đó, căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA, công dân được lựa chọn cơ quan Công an có thẩm quyền nơi thường trú hoặc tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân sao cho thuận tiện nhất.

Cơ quan Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân là cơ quan Nhà nước làm việc theo giờ hành chính. Theo đó, giờ làm việc tại các cơ quan này như sau:

– Buổi sáng: Bắt đầu từ 08 giờ – 12 giờ.

– Buổi chiều: Bắt đầu từ 13 giờ 30 – 17 giờ 30.

– Thời gian làm việc một tuần kéo dài từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật nghỉ.

Như vậy, thứ 7 và chủ nhật là ngày nghỉ của cơ quan Nhà nước nói chung và cơ quan công an có thẩm quyền là Căn cước công dân nói riêng. Người dân không thể làm Căn cước công dân vào thứ 7 và chủ nhật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về các ngày làm thẻ căn cước trong tuần, lịch làm căn cước công dân. Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Làm căn cước công dân bao nhiêu ngày thì có?

+ Tại khu vực thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc; + Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc; + Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Căn cước công dân hết hạn làm lại ở đâu?

Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về việc tiếp nhận nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD: - Công dân trực tiếp đến cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Khi nào hết hạn làm căn cước công dân gắn chíp?

Tài khoản định danh điện tử, căn cước công dân được cấp từ khi đủ 14 đến trước 23 tuổi sẽ hết hạn vào năm 25 tuổi. Tài khoản định danh điện tử, căn cước công dân được cấp từ khi đủ 23 đến trước 38 tuổi sẽ hết hạn vào năm 40 tuổi.

Làm căn cước công dân cho trẻ 14 tuổi ở đâu?

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đang cư trú trên lãnh thổ việt Nam [sau đây gọi tắt là công dân] có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp giấy chứng minh nhân dân theo nghị định này.

Chủ Đề