Nên tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào

Vắc xin phòng Lao BCG [bacille Calmette-Guérin] là vắc xin sống giảm độc lực. Trong vắc xin BCG có chứa một dạng vi khuẩn gây bệnh lao đã được làm cho yếu đi, không gây bệnh lao cho người khỏe mạnh mà giúp cơ thể hình thành kháng thể trước căn bệnh này. Vắc xin BCG thường được khuyến cáo chỉ định tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin BCG cho trẻ trong vòng 1 tháng đến 1 năm sau sinh và cân nặng trẻ trên 2kg. Thực tế, với những trẻ sinh ra có đủ sức khỏe, phát triển ổn định, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt thì thường được tiêm phòng lao càng sớm càng tốt, trong vòng 1 tháng đầu sau sinh. Vắc xin đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ lên tới 70%. Chỉ cần tiêm vắc xin ngừa Lao BCG một liều duy nhất đã có thể tạo ra tác dụng bảo vệ lâu dài. Những việc cần làm trước và sau khi tiêm phòng Lao cho trẻ Để đảm bảo trẻ có thể trạng tốt khi đi tiêm chủng và hạn chế các phản ứng sau tiêm vắc xin, phụ huynh cần lưu ý: Không để trẻ bị đói trước khi đi tiêm chủng. Cần chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng. Hỏi cán bộ y tế loại vắc xin trẻ được tiêm. Phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phòng Lao - Để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng cho trẻ, trước khi tiêm, phụ huynh cần thông báo cho cán bộ tiêm chủng biết tình trạng sức khỏe của trẻ, tiêm xong cần nán lại cơ sở tiêm 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm. Khi về nhà, trong vòng 48 giờ sau tiêm vẫn cần theo dõi những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời xử lý những tình huống xấu nếu không may xảy ra. - Giống như các loại vắc xin khác, BCG có thể gây ra một số tác dụng phụ. Nếu sau tiêm trẻ bị sốt nhẹ, sưng hạch ở hõm nách bên cánh tay được tiêm thuốc, có quầng đỏ ở vị trí tiêm, loét nhẹ và để lại sẹo [trong vòng 6 tuần sau tiêm] thì đó là những phản ứng bình thường, cho thấy trẻ đã đáp ứng miễn dịch. - Trong trường hợp các phản ứng sau tiêm trầm trọng như sốt cao, bỏ bú... kéo dài 1-2 ngày; vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần thì cần đưa trẻ đi khám. - Khi trẻ sốt có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế. - Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái..., các bà mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay. Những phản ứng nặng sau tiêm thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh là việc chủng ngừa bắt buộc trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Việc chủng ngừa này giúp trẻ phòng tránh bệnh lao hiệu quả.

Trong bài viết này, Hello Bacsi cùng tìm hiểu về việc tiêm phòng lao, mũi lao tiêm khi nào, vắc xin BCG chủng ngừa bệnh lao và các vấn đề liên quan.

1. Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh bằng vắc xin nào?

Tại Việt Nam, trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ được chủng ngừa bệnh lao bằng vắc xin BCG [bacille Calmette-Guerin]. Trong một số trường hợp, người trưởng thành chưa từng mắc bệnh này [xét nghiệm âm tính với lao] cũng được chủng ngừa bằng loại vắc xin này.

Vắc xin BCG hoạt động theo cách cho người chủng ngừa tiếp xúc với một lượng vi khuẩn lao sống đã được làm giảm độc lực, không có khả năng gây bệnh. Điều này làm cho cơ thể phát triển khả năng miễn dịch đối với căn bệnh này.

Vắc xin BCG không được dùng để điều trị cho người bị nhiễm trùng lao. Tương tự như các vắc xin khác, vắc xin này cũng không bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị nhiễm bệnh 100%.

Bạn có thể xem thêm:

2. Đối tượng cần tiêm vắc xin BCG?

Theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế Việt Nam về ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc thì BCG là vắc xin bắt buộc phải tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh.

Ngoài trẻ trong độ tuổi sơ sinh, trẻ em và người lớn dưới 35 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lao cũng có thể tiến hành chủng ngừa trong một số trường hợp đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Các trường hợp trẻ từ 1 tuổi trở lên cần thận trọng và cân nhắc chỉ định tiêm vắc xin BCG vì nguy cơ phản ứng phụ sau tiêm thường tăng cao. Hiện không có bằng chứng cho thấy việc chủng ngừa vắc xin BCG ở những người trên 35 tuổi có hiệu quả.

3. Những đối tượng không nên tiêm phòng lao

Trẻ sơ sinh

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh không được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Sốt trên 37,5 độ C
  • Mắc một trong các bệnh như: suy giảm miễn dịch bẩm sinh, viêm da có mủ, vàng da, viêm phổi, viêm tai, mũi, họng…

Trẻ nhỏ và người lớn

  • Bị ung thư
  • Nhiễm HIV hoặc AIDS
  • Quá mẫn cảm với vắc xin
  • Bị suy dinh dưỡng thể nặng
  • Đang sử dụng các thuốc chống viêm
  • Xét nghiệm lao trên da cho kết quả dương tính
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ…

Bạn có thể xem thêm:

4. Tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh khi nào, tiêm mấy mũi?

Bạn đang thắc mắc tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh khi nào? Vắc xin chủng ngừa lao được tiêm một liều duy nhất ngay sau sinh càng sớm càng tốt hoặc trong vòng 30 ngày sau sinh. Trường hợp vì lý do nào đó mà trẻ chưa được tiêm phòng lao giai đoạn sơ sinh, các bác sĩ có thể xét cân nhắc cho bé làm nghiệm Mantoux hoặc kháng thể kháng lao để đánh giá tình trạng nhiễm lao của trẻ. Trong trường hợp kết quả cho thấy trẻ chưa bị nhiễm vi khuẩn lao, bé có thể được tiến hành chủng ngừa.

Trẻ có thể cần chủng ngừa lao nhắc lại nếu kết quả xét nghiệm lao trên da là âm tính, kể từ 2 – 3 tháng sau liều tiêm vắc xin BCG đầu tiên.

Với trẻ nhỏ và người lớn cần chủng ngừa, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm trên da để đảm bảo không mắc bệnh lao trước khi tiêm. Đây là việc làm cần thiết để biết mũi lao tiêm khi nào là phù hợp, đồng thời đảm bảo an toàn cho người nhận.

Bạn có thể xem thêm:

5. Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh ở đâu, bao nhiêu tiền?

Nếu bạn không biết tiêm lao cho trẻ sơ sinh ở đâu, thì việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh thường được thực hiện tại cơ sở y tế sản khoa ngay sau khi sinh hoặc tại các trạm y tế phường xã, các trung tâm y tế hiện thành phố… trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh bằng vắc xin BCG trong chương trình tiêm chủng mở rộng là hoàn toàn miễn phí.

Ngoài ra, cha mẹ có thể lựa chọn cho bé tiêm phòng lao dịch vụ tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám hoặc các trung tâm tiêm chủng uy tín, chất lượng và an toàn.

\>>> Bạn có thể xem thêm: Nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu? 5 tiêu chí chọn địa điểm chủng ngừa cho trẻ

6. Phản ứng phụ sau khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

  • Ngay sau khi tiêm lao cho trẻ sơ sinh: Vùng da chỗ vết tiêm sẽ xuất hiện vết đỏ nhỏ và thường biến mất sau 30 phút – 1 giờ.
  • Trong 24 giờ sau tiêm: Tiêm lao có sốt không? Vết tiêm có biểu hiện sưng, áp xe tại chỗ, có thể kèm sốt nhẹ, nổi hạch. Các triệu chứng này thường tự hết sau 1 – 3 ngày mà không cần phải điều trị. Như vậy, câu trả lời của vấn đề trẻ sơ sinh tiêm mũi lao có sốt không là “Có’.
  • Sau tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh 2 tuần – 2 tháng, thậm chí là lâu hơn: Da tại vết tiêm bị đỏ, có mủ trắng, mụn mủ tự vỡ tạo vết loét diễn ra trong khoảng 2 tuần. Sau đó, vết loét tự lành và để lại một vết sẹo nhỏ khoảng 3 – 5mm. Quá trình này diễn ra đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ đã có miễn dịch với vi khuẩn lao.

Bạn có thể xem thêm:

7. Tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh: Chăm sóc bé thế nào cho đúng?

Sau chủng ngừa lao, cha mẹ cần báo cho nhân viên y tế hay đưa trẻ sơ sinh tiêm mũi lao đến cơ sở y tế hay bệnh viện ngay để tránh chuyển biến nghiêm trọng nếu trẻ có các biểu hiện sau:

  • Co giật
  • Nôn trớ, bú kém, bỏ bú
  • Môi, tay chân tím tái
  • Tay chân lạnh, da nổi vân tím
  • Sốt cao hơn 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ và xuất hiện sau 12 giờ chủng ngừa
  • Phát ban
  • Quấy khóc kéo dài, kém tương tác, li bì và hôn mê
  • Thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rít
  • Hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến bạn lo lắng

Vắc xin BCG làm vắc xin chứa một dạng vi khuẩn lao sống, có thể “thoát ra” khỏi chỗ tiêm. Điều này đồng nghĩa với việc trong một thời gian ngắn sau khi chủng ngừa, vết loét do tiêm chủng có nguy cơ sẽ lây nhiễm vi khuẩn cho bất cứ thứ gì hoặc bất kỳ ai chạm vào. Do đó, mẹ cần cho bé mặc áo có tay hoặc dán băng gạc lên vết tiêm để che vết loét của con trong ít nhất 24 giờ.

Nếu da chỗ vết tiêm của bé có bất kỳ thay đổi nào hoặc bị kích ứng nghiêm trọng, bị tổn thương, chảy dịch, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Những phản ứng sau tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh này có thể xảy ra sau khi chủng ngừa lao đến 5 tháng.

Trẻ sơ sinh bao lâu thì tiêm phòng lao?

Câu trả lời là vắc-xin lao BCG có thể được tiêm ở mọi lứa tuổi, nhưng tiêm càng sớm càng tốt. Khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra nên tiêm vắc xin lao trong tháng đầu tiên sau sinh, tiêm trước 28 ngày tuổi là tốt nhất.

Tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh bao lâu thì mưng mủ?

Thông thường khoảng 3-4 tuần sau, tại chỗ tiêm xuất hiện một vết loét khoảng bằng hạt đậu và mưng mủ. Sau 6 tuần, tại vết mưng ngủ sẽ xuất hiện một lỗ rò tiết dịch trong 2-3 ngày rồi đóng vẩy. Sang tuần thứ 9 – 10, vẩy bong ra, để lại sẹo lõm.

Tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh bao nhiêu tiền?

Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, giá của vắc xin phòng lao là 150.000 đồng. Bé sẽ được kiểm tra miễn phí trước khi tiêm và sau tiêm, bé sẽ được theo dõi và chăm sóc tận tình tại phòng chờ bởi đội ngũ y tế chuyên nghiệp.

Tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh khi nào?

Những trẻ có mẹ bị viêm gan B sẽ được tiêm theo phác đồ 0-1-6- 18 nghĩa là mũi đầu tiên ngay tại phòng sinh, mũi thứ 2 khi được 1 tháng tuổi, mũi thứ 3 khi được 6 tháng tuổi và nhắc lại lúc 18 tháng tuổi.

Chủ Đề