Lãi suất trả chậm ngân hàng nhà nước mới nhất năm 2022

Lãi suất quá hạn là gì?

  • 1. Lãi suất quá hạn là gì?
  • 2. Quy định pháp luật về lãi suất quá hạn theo quy định pháp luật:
  • 2.1. Pháp luật dân sự:
  • 2.2. Pháp luật ngân hàng:
  • 3. Tư vấn cách tính lãi quá hạn khi vay tại tổ chức tín dụng
  • 4. Chậm chi trả nợ ngân hàng khi đến hạn sẽ bị xử lý thế nào?

1. Lãi suất quá hạn là gì?

Hiện nay không có quy định nào giải thích cụ thể "lãi quá hạn" là gì. Tuy nhiên căn cứ quy định tại điểm b khoản 5 Điều 446 Bộ luật dân sự năm 2015 có thể hiểu lãi quá hạn khoản tiền lãi phát sinh trên khoản nợ gốc quá hạn chưa trả tương ứng với thời gian chậm trả [thời gian quá hạn], mà người vay phải trả cho bên cho vay tính đến thời điểm trả nợ.

Lãi suất quá hạn là tỷ lệ phần trăm nhất định sinh ra từ giao dịch cho vay giữa các bên khi bên vay chưa trả được nợ cho bên cho vay. Cụ thể, lãi suất sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm nhân với số tiền gốc chưa trả trong thời gian quá hạn mà chưa trả.

2. Quy định pháp luật về lãi suất quá hạn theo quy định pháp luật:

Pháp luật hiện hành có nhiều quy định rất khác nhau liên quan đến lãi suất quá hạn, ví dụ như sau:

Năm 2004, Luật Điện lực quy định: bên chậm trả tiền mua điện phải trả cả tiền lãi chậm trả theo lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng; [Khoản 2, 4 Điều 23 Luật Điện lực năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2012]

Năm 2005, Luật Thương mại quy định: trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán thì phải trả tiền lãi “theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thòi điểm thanh toán tương ứng vối thòi gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác"; [Điều 306 Luật Thương mại năm 2005]

Năm 2006, Luật Quản lý thuế quy định: “người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày”1, tức là tương đương 18,25%/năm. Từ tháng 7/2020 trở đi, mức chậm nộp giảm xuống còn 0,03%/ngày tức là gần 11%/năm [khoản 4 Điều 92 Luật Quản lý thuế năm 2006 và Điểm a khoản 2 Điều 59 Luật quản lý thuế năm 2019];

Năm 2012, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: nếu quá thời hạn nộp tiền phạt thì cứ mỗi ngày chậm nộp phạt “phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp" [tức là khoảng 18,25%/năm]. [khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012]

Pháp luật dân sự và ngân hàng quy định về việc trả lãi trong trường hợp quá hạn như sau:

2.1. Pháp luật dân sự:

Thứ nhất, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bên chậm trả tiền phải trả lãi theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm, nếu không có thỏa thuận thì trả không quá 10%/năm. [Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015]

Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng thì lại không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng như năm 2005 trước đó [Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP], nên lãi suất nợ quá hạn có thể vượt 20%/năm;

Thứ hai, nếu bên vay chậm trả nợ gốc, thì ngoài việc phải trả nợ gốc, còn phải “trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng vói thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Trường hợp khoản vay được gia hạn trả nợ thì không áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với dư nợ gốc được gia hạn [khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015]. Quy định này có một số điểm bất hợp lý như sau:

+ Mức lãi suất quá hạn 150% quá cao đối với trường hợp đã phải vay với lãi suất cao, nhất là khi gặp khó khăn trong việc trả nợ;

+ Gây ra sự bất công bằng lớn nếu lãi suất cho vay có sự khác nhau nhiều. Ví dụ, nếu cho vay với mức lãi suất 4%/năm, thì lãi quá hạn không được quá 6%, trong khi nếu cho vay với mức lãi suất 60%, thì lãi suất quá hạn được phép lên đến 90%. Như vậy, quy định lãi suất quá hạn “trả theo lãi suất cơ bản” trước đó công bằng hơn;

Thứ ba, quy định chốt cứng lãi suất nợ quá hạn “bằng 150% lãi suất vay”. Do đó nếu văn bản dưới luật quy định khác về mức lãi suất chậm trả thì lại trái luật, chẳng hạn như một sô quy định sau đây:

+ Lãi suất quá hạn “không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn”

+ Mức lãi suất đối với số tiền trả thay trong thỏa thuận cấp bảo lãnh không vượt quá 150% lãi suất cho vay thông thường;

+ Mức lãi suất đối với khoản tiền chiết khấu quá hạn không vượt quá 150% lãi suất chiết khấu trong hạn

+ Lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định, tôì đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn

+ Lãi suất nợ quá hạn cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

2.2. Pháp luật ngân hàng:

Đối với lãi suất cho vay ngoại tệ của ngân hàng, mặc dù không có quy định cụ thể, nhưng cũng vẫn được hiểu là được phép thỏa thuận mức lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn;

Thứ tư, ngoài việc quy định trả nợ gốc trong hạn và quá hạn như trên, còn có thêm một quy định về lãi suất chậm trả đôì với sô' tiền lãi là 10%/năm còn được gọi là lãi nhập gốc để tính lãi tiếp hay lãi mẹ đẻ lãi con]. Trước đó, vì không có quy định rõ, nên có nhiều quan điểm khác nhau và chỉ một số trường hợp được Tòa án chấp nhận tính loại lãi này.

Đối với việc chậm thi hành án, từ 01/2017 trở đi [thời điểm Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực], người chậm trả nợ theo bản án phải trả lãi suất theo thỏa thuận của các bên, nhưng không quá 20%/năm. Nếu các bên không xác định rõ lãi suất và không thỏa thuận được thì lãi suất chậm trả sẽ được tính là 10%/năm.

Riêng đối với hợp đồng tín dụng, trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất thỏa thuận phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định về lãi suất áp dụng cho hợp đồng tín dụng. Trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà các bên có thỏa thuận về việc trả lãi thì bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi cho đến ngày thi hành án xong, theo mức lãi suất các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật [tức là không giới hạn ở mức 20%/năm]. [theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP]

Việc hướng dẫn riêng đối với tổ chức tín dụng như trên là không hợp lý. Vì về nguyên tắc, lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng chỉ có thể thấp hơn chứ không thể cao hơn cho vay bên ngoài. Đặc biệt là khi đã có bản án [hay quyết định] đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, thì đã chấm dứt hoàn toàn mọi thỏa thuận của các bên trước đó. Mọi vấn đề, kể cả lãi suất chậm trả cũng chỉ còn được thực hiện theo quyết định của bản án [có thể thừa nhận sự thỏa thuận của các bên]. Nếu chậm thi hành nghĩa vụ theo bản án, thì mọi trường hợp đều phải áp dụng quy định chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán nói chung.

3. Tư vấn cách tính lãi quá hạn khi vay tại tổ chức tín dụng

Kính chào công ty luật Minh Khuê. Tôi tên là Nguyễn Văn A [ Phú Thọ] Tôi có vay vốn tại ngân hàng có thỏa thuận lãi suất cho vay là 12%/năm, và tôi có trách nhiệm trả lãi theo tháng. Nay đến thời hạn trả nợ nhưng tôi chỉ có thể trả được một nửa. Tôi có đến gặp bên vay và trình bày, họ thấy hoàn cảnh của tôi khó khăn nên không yêu cầu tôi trả lãi chậm trả mà thực hiện trả lãi quá hạn theo quy định của luật [trong hợp đồng không ghi khoản này]. Vậy luật sư cho tôi hỏi cách tính lãi quá hạn như thế nào? Rất mong nhận được giải đáp của luật sư. Xin cảm ơn!

Chào bạn, nội dung bạn hỏi chúng tôi nghiên cứu và giải đáp như sau:

Quy định về lãi suất quá hạn khi vay tại tổ chức tín dụng được ghi nhận tại Điểm c khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:

c] Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Theo đó, lãi quá hạn được tính theo công thức sau:

LQH = NG x [LS x 1,5] x T

Trong đó:

- LQH: Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả;

- NG: Nợ gốc quá hạn chưa trả;

- LS: Lãi suất vay theo hợp đồng theo năm;

- T: Thời gian quá hạn [năm].

Do đó: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn có nghĩa vụ phải trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả cho bên vay tương ứng với số nợ gốc chưa trả [theo thông tin bạn cung cấp là 1 nửa].

Ví dụ: Bạn đi vay 200 triệu với lãi suất là 10%/năm, thời hạn vay 1 năm [12 tháng]. Hết 1 năm bạn chỉ trả được 100 triệu và còn nợ lại 100 triệu, 6 tháng sau bạn mới trả đủ thì bạn phải trả lãi quá hạn như sau:

Lãi quá hạn = 100 triệu x 15% x 1/2 = 7,5 triệu.

4. Chậm chi trả nợ ngân hàng khi đến hạn sẽ bị xử lý thế nào?

Thưa luật sư, Tôi là Nguyễn Cường, hiện tại tôi có vay vốn ở một ngân hàng, do điều kiện kinh tế khó khăn cho nên đến hạn tôi chưa thể trả được, trong vòng một tháng tới nữa tôi mới có khả năng chi trả. Vậy xin hỏi tôi có bị gì không?

Chào bạn, nội dung bạn hỏi chúng tôi nghiên cứu và giải đáp như sau:

Theo Khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN có quy định, Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

+ Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

+ Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Như thông tin bạn cung cấp thì đến hạn trả nhưng bạn chưa trả được thì tùy theo trường hợp cụ thể mà bạn có thể phải trả lãi tiền vay theo quy định trên. Để nắm rõ thông tin về lãi suất phải trả, bạn có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay để được hướng dẫn chi tiết.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung "lãi suất quá hạn là gì? Quy định pháp luật về lãi suất quá hạn".

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề