Lãi suất ngân hàng tháng 1 2020 mới nhất năm 2022

Ảnh minh họa. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Bước sang năm 2022, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã có sự điều chỉnh. Nhiều chuyên gia kỳ vọng đây là tín hiệu cho thấy lãi suất ngân hàng sẽ hấp dẫn hơn trong thời gian tới.

Lãi suất có thể tăng

Báo cáo vĩ mô và dự báo thị trường năm 2022 của Công ty chứng khoán Bảo Việt [BVSC] nhận định mặt bằng lãi suất năm 2022 khó giảm thêm so với cuối năm 2021 và nhiều khả năng tăng nhẹ trở lại quanh ngưỡng 0,25-0,5%, nhất là trong nửa cuối của năm 2022.

BVSC cho rằng áp lực lạm phát khi giá nhiều loại nguyên vật liệu đã đang có xu hướng tăng mạnh cùng triển vọng mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế có thể sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất huy động ở mức mềm mỏng hơn để vẫn có thể hỗ trợ cho sự hồi phục của nền kinh tế, trước những rủi ro tiềm ẩn từ đại dịch COVID-19.

Thực tế quan sát biểu lãi suất mới nhất tháng 1/2022 tại một số ngân hàng cho thấy, lãi suất nhiều kỳ hạn đã tăng nhẹ từ 0,1-0,3%/năm so với hồi đầu tháng trước. Đáng chú ý, có ngân hàng đã "chào" lãi suất tiền gửi lên hơn 10%/năm.

Lãi suất huy động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank] đang có mức cao nhất hệ thống với chương trình nhân đôi lãi suất tiền gửi ngay trong tháng đầu tiên khi gửi tiết kiệm Prime Savings trên ngân hàng số VPBank NEO.

[Kênh đầu tư nào sẽ hút dòng tiền khi lãi suất ngân hàng ở mức thấp?]

Cụ thể, khách hàng gửi mới từ 10 triệu đồng với kỳ hạn 6 tháng trở lên được hưởng lãi suất tháng đầu ưu đãi 9,4-9,8%/năm, từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6 là 4,7-4,9%/năm. Như vậy, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất trung bình tới 5,48-5,71%/năm trong 6 tháng, mức lãi suất này thậm chí còn cao hơn cả lãi suất kỳ hạn 12 tháng tại một số ngân hàng. Đáng chú ý, khi gửi tiết kiệm từ 12 tháng trở lên tại VPBank, lãi suất tháng đầu từ 10-10,6%/năm và các tháng sau từ 5-5,3%/năm.

Lãi suất huy động cao nhất trên 7%/năm cũng được ghi nhận tại nhiều ngân hàng với các điều kiện riêng. Trong đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn [SCB] áp dụng lãi suất 7,6%/năm cho khoản tiền gửi từ 500 tỷ đồng, kỳ hạn 13 tháng. Trong khi Ngân hàng TMCP Á Châu [ACB] và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam [Techcombank] áp dụng với mức lãi suất huy động 7,1%/năm.

Điều kiện để áp dụng mức này tại ACB là phải gửi từ 30 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 13 tháng; còn tại Techcombank là gửi từ 999 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 12 tháng.

Đáng chú ý, trong những ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất tháng 1/2022 có Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội [SHB] với lãi suất 7,2%/năm dành cho sản phẩm chứng chỉ tiền gửi Phát lộc đợt 1 năm 2021 kỳ hạn 8 năm. Cũng với sản phẩm này kỳ hạn 6 năm, lãi suất huy động tại SHB là 7%/năm.

Trước đó, một số ngân hàng như Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu [Eximbank], Ngân hàng thương mại cổ phần Phương đông [OCB] đã tăng lãi suất 0,1-0,3%/năm tại nhiều kỳ hạn.

Tuy vậy, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á [Bac A Bank], lãi suất tháng 1/2022 đã giảm nhẹ 0,1-0,2%/năm. Trong đó, lãi suất cao nhất tại ngân hàng này đã giảm từ 6,8%/năm xuống còn 6,6%/năm với kỳ hạn tiền gửi từ 18 tháng trở lên; lãi suất tiền gửi các kỳ hạn 12, 13 và 15 tháng còn từ 6,3-6,5%/năm; lãi suất kỳ hạn 6 và 9 tháng còn 5,9 và 6%/năm.

Không khó để nhận thấy trong 2 tháng cuối năm 2021, xu hướng giảm lãi suất huy động đã có dấu hiệu chững lại. Theo giới chuyên gia, lãi suất sẽ khó duy trì mức thấp trong thời gian tới khi nhu cầu vay vốn của người dân và doanh nghiệp tăng cao thời điểm cận Tết.

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect dự báo lãi suất sẽ tăng 30-50 điểm cơ bản [tương đương 0,3-0,5%] trong năm 2022. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng vì vậy sẽ tăng lên mức 5,9-6,1%/năm vào cuối năm 2022, dù vẫn thấp hơn mức 6,8%/năm trước giai đoạn dịch bệnh.

Nguyên nhân lãi suất tăng được VNDirect lý giải là do nhu cầu huy động vốn tăng dựa trên tín dụng tăng và áp lực lạm phát trong năm 2022. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư hấp dẫn khác như bất động sản và chứng khoán cũng có thể khiến lãi suất tăng trong năm tới.

Có đủ hấp dẫn dòng tiền?

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các ngân hàng đã đẩy mạnh huy động tiền gửi trực tuyến với lãi suất gửi tiền online thường cao hơn gửi tại quầy từ 0,2-0,3%/năm. Tuy vậy, mặt bằng lãi suất huy động năm qua vẫn liên tục duy trì ở mức thấp kỷ lục.

Theo BVSC, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tiền gửi từ khu vực dân cư tăng chậm và đi ngang trong nhiều tháng. Tính chung 10 tháng năm 2021, tiền gửi của dân cư chỉ tăng 3,08% trong khi trung bình cùng kỳ các năm gần đây tăng trên 10%. Con số này phản ánh một phần dòng tiền gửi từ dân cư đã chuyển sang các kênh đầu tư khác.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán năm 2021 đã chứng kiến một năm khá sôi động và thành công khi hàng loạt cổ phiếu có mức tăng giá tính bằng lần mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư. Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới cũng gia tăng kỷ lục với 4,08 triệu tài khoản tính đến tháng 11/2021, trong khi thời điểm cuối năm 2020 mới là 2,77 triệu tài khoản.

Theo tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, việc ồ ạt mở tài khoản chứng khoán cho thấy sự quan tâm "nóng" của các nhà đầu tư trong nước và dự báo chứng khoán vẫn sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn trong năm 2022.

"Bên cạnh động lực từ chính sách tiền tệ linh hoạt và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giúp giúp thị trường chứng khoán tích cực, thì việc lãi suất tiền gửi ngân hàng duy trì ở vùng thấp cũng khiến dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân dịch chuyển sang các loại hình đầu tư khác, trong đó có chứng khoán," ông Hiếu nhận định.

Tuy nhiên, ông Hiếu khuyến cáo nhà đầu tư không nên "bỏ trứng vào một giỏ" mà cần phân bổ tỷ trọng đầu tư hợp lý giữa các loại tài sản như vàng, chứng khoán, bất động sản...

Cùng với chứng khoán, bất động sản năm 2022 cũng được giới chuyên gia kỳ vọng. Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect, thị trường bất động sản nhà ở sẽ phục hồi từ năm 2022, lãi suất cho vay mua nhà tiếp tục được duy trì ở mức thấp ít nhất tới cuối quý 2/2022, sẽ tiếp tục là một kênh đầu tư hấp dẫn.

Trước những dự báo về dòng tiền có thể quay vòng, chảy sang chứng khoán, bất động sản..., Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú mới đây khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và đang có biểu hiện không lành mạnh.

Đối với bất động sản, Ngân hàng Nhà nước sẽ siết chặt tín dụng cho bất động sản có tính chất đầu cơ, các dự án lớn. Nhưng riêng bất động sản phục vụ nhu cầu nhà ở thực của người dân, Ngân hàng Nhà nước vẫn khuyến khích.

Với trái phiếu doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tiến hành thanh, kiểm tra. Còn lĩnh vực chứng khoán, nếu thị trường phát triển lành mạnh, nguồn vốn vẫn sẽ được tạo điều kiện. Nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt nếu thị trường có dấu hiệu đầu cơ, tăng nóng./.

Lê Phương [TTXVN/Vietnam+]

Lãi suất tiền gửi đang tăng dần về cuối năm là điều này hoàn toàn phù hợp. Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 1/2022?. [nguồn: Agribank]

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tuần từ 20-24/12, lãi suất kỳ hạn qua đêm đã vọt lên trên 1%, kết tuần ở mức 1,37% [tăng 52 điểm cơ bản] và kỳ hạn 1 tuần là 1,68% [tăng 58 điểm cơ bản].

Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục mua vào lượng lớn ngoại tệ, qua đó bơm thêm tiền đồng vào hệ thống trong những tháng cuối năm 2021. Trong tháng 12, thanh khoản hệ thống được phần nào hỗ trợ thông qua việc Kho bạc Nhà nước mua ngoại tệ với tổng giá trị 900 triệu USD, tương đương với việc bơm ra thị trường 20,4 nghìn tỉ đồng.

Theo nhận định của giới phân tích, lãi suất tiền gửi đang tăng dần về cuối năm là điều này hoàn toàn phù hợp. Bởi nếu xét về yếu tố mùa vụ, cuối năm là dịp các ngân hàng tăng hút vốn để phục vụ nhu cầu tăng cao của nền kinh tế. Do đó, việc ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi cũng giúp kênh huy động này trở nên hấp dẫn hơn trong bối cảnh lãi suất đã duy trì ở mức thấp trong suốt một thời gian dài khiến tiền gửi tiết kiệm sụt giảm mạnh.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?

Khảo sát tại các ngân hàng thương mại, trong tháng 12/2021, lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 12 tháng vào khoảng 6,8 -7,4%/năm.

Lãi suất tiết kiệm khi gửi tại quầy thời hạn trên 12 tháng:

Lãi suất ngân hàng cao nhấttrên thị trường hiện nay thuộc về Nam A Bank với mức 7,4% cho kỳ hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến. Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 12 tháng cũng là Nam A Bank với mức 7,2%.

Xếp thứ hai là SCB với mức lãi suất 7,15% cho kỳ hạn 18 tháng.

4 ngân hàng Big4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Lãi suất tiết kiệm khi gửi tại quầy thời hạn dưới 6 tháng:

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kì hạn 6 tháng hiện nay là GPBank với mức lãi suất là 6,5% và lĩnh lãi cuối kỳ.

Ở kỳ hạn 3 tháng, PVcomBank, SCB, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm.

Tuy nhiên, VPBank vừa gây bất ngờ khi công bố lãi suất tiền gửi lên tới 10% trong tháng đầu tiên cho kì hạn 6 tháng, số tiền gửi từ 10 tỷ trở lên. Sau tháng đầu tiên lãi suất 10% thì 5 tháng còn lại là 5%/năm, tương đương bình quân 5,83%/năm.

Thậm chí lãi suất còn lên tới 10,4%/năm trong tháng đầu tiên nếu khách hàng gửi từ 50 tỷ trở lên, kỳ hạn 6 tháng. Lãi suất cho 5 tháng còn lại là 5,2%/năm, tương đương bình quân 6,06%/năm.

Ngoài ra, ngân hàng này còn ra mắt sản phẩm tiết kiệm, nhân đôi lãi suất ngay trong tháng đầu tiên khi khách hàng gửi tiết kiệm online, với số tiền gửi mới chỉ từ 10 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng trở lên.

Cụ thể, khi gửi số tiền tối thiểu 10 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng tại VPBank, lãi suất tháng đầu ưu đãi 9,4%/năm, từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6 là 4,7%/năm. Như vậy, tính trung bình, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất tới 5,48%/năm trong 6 tháng, mức lãi suất này còn cao hơn cả lãi suất kỳ hạn 12 tháng tại nhiều ngân hàng.

Thậm chí, khi gửi số tiền lớn từ 300 triệu trở lên, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất thông thường là 4,9%/năm, riêng tháng đầu tiên là 9,8%/năm, tương đương bình quân 5,71%/năm.

Lãi suất cao nhất kỳ hạn 1 tháng là 4% thuộc về PVcomBank, SCB, GPBank.

Lãi suất tiết kiệm khi gửi trực tuyến:

Hình thức có mức lãi suất tiền gửi các ngân hàng hiện nay hấp dẫn hơn gửi tiền mặt tại quầy. Do đó, bạn có thể cân nhắc hình thức gửi để hưởng mức lãi suất và ưu đãi cao nhất.

Với kỳ hạn 1 tháng, khi gửi tiết kiệm online có khá nhiều lãi suất ngân hàng hiện nay ở mức hấp dẫn lên đến 4% bao gồm: GPBank, SCB, PVcomBank.

Đối với kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các ngân hàng đều dao động mức lãi suất trung bình 3,5 – 3,8 %.

Với các kỳ hạn từ 12- 36 tháng, Nam Á Bank là ngân hàng chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất: kỳ hạn 12 tháng là 6,9%, kỳ hạn 18-36 tháng là 7,1%.

Nhiều ngân hàng thương mại quy mô vừa và nhỏ như NH TMCP Phương Đông [OCB], NH TMCP Nam Á [Nam A Bank], GPBank, ABBANK, VietBank, SCB… đã nâng mức lãi suất tiền gửi lên tới 7%-8%/năm ở một số kỳ hạn dài khi khách hàng gửi tiết kiệm online. Như tại Nam A Bank, khách hàng gửi tiết kiệm online kỳ hạn từ 16-36 tháng sẽ hưởng lãi suất 7,4%/năm, trong khi lãi suất tiền gửi tại quầy không thay đổi nhiều. Đại diện Nam A Bank lý giải do NH vừa khai trương hệ sinh thái NH số Onebank nên tăng lãi suất tiền gửi online để thu hút khách sử dụng dịch vụ mới này.

Lãi suất trái phiếu ngân hàng kì hạn dài neo cao

Mức lãi suất trái phiếu ngân hàng cao nhất thị trường hiện nay thuộc về Viet Capital Bank với mức lãi suất cố định lên tới 8,5%/năm cho kì hạn 7 năm.

Cụ thể, Viet Capital Bank đang phát hành 25 triệu trái phiếu ra công chúng với tổng mệnh giá là 2.500 tỉ đồng với 5 đợt phát hành.

Khối lượng trái phiếu công chúng đợt 1 là 15 triệu trái phiếu, lãi suất cố định ở mức 8,5%/năm. Trái phiếu có kỳ hạn 7 năm, trả lãi định kỳ hằng năm, giá bán 100.000 đồng/trái phiếu.

Đợt 2 và 3 phát hành mỗi đợt tương đương 3 triệu trái phiếu trong quý II và III/2022, lãi suất dự kiến tối đa 9%/năm; đợt 4 và 5 phát hành 2 triệu trái phiếu vào quý III và IV/2022, lãi suất tối đa 9%/năm.

Trước đó, từ ngày 11.12, LienVietPostBank chính thức chào bán 40 triệu trái phiếu tăng vốn cấp 2.

Trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu ra công chúng nhằm tăng quy mô vốn tự có.

Lãi suất trái phiếu được tính theo phương thức lãi suất tham chiếu cộng biên độ. Trong đó lãi suất tham chiếu là trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng VND, kỳ hạn 12 tháng của BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank, tại ngày xác định lãi suất.

Theo đó, lãi suất của 2 loại trái phiếu phát hành trong đợt 1 [quý IV/2021] như sau: Trái phiếu kỳ hạn 7 năm: 7,425%/năm, trái phiếu kỳ hạn 10 năm: 7,725%/năm.

Trước đó, Agribank phát hành 2 triệu trái phiếu ra công chúng kỳ hạn 7 năm với tổng giá trị dự kiến 2.000 tỉ đồng. Trái phiếu Agribank có mệnh giá 1 triệu đồng, kỳ hạn 7 năm.

Lãi suất trái phiếu cao hơn từ 1% đến 1,2%/năm so với bình quân lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng. Trái chủ nhận lãi định kỳ 6 tháng/lần.

Đợt phát hành trái phiếu lần này, Agribank huy động vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn vay, bổ sung nhu cầu vốn cho vay đối với lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp nông thôn, thủy hải sản, công nghiệp chế biến, chế tạo… Đồng thời tăng vốn cấp 2 đảm bảo các tỉ lệ an toàn.

Tháng 11/2021, MB phát hành trái phiếu giá trị 2 đợt 150 tỉ và 200 tỉ đồng, có kỳ hạn 7 năm, lãi suất được tính bằng lãi suất tiết kiệm kì hạn 12 tháng của 4 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank + 1,5%/năm.

Hơn 18.000 tỷ đồng lãi suất dành cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Chiều 30/12, Ngân hàng Nhà nước cho biết tổng số tiền lãi giảm lũy kế trong thời gian từ ngày 15/7 đến 30/11/2021 của 16 ngân hàng dành cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 là khoảng 18.095 tỷ đồng, đạt 87,78% so với cam kết

Theo đó, ngân hàng có tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng lớn nhất là Agribank giảm số tiền lãi cho khách hàng là 5.176 tỷ đồng, đạt 90,8% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,41 triệu tỷ đồng cho gần 3,75 triệu khách hàng.

Tiếp theo là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] với tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng 3.822 tỷ đồng, đạt 95,56% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,24 triệu tỷ đồng cho 236.864 khách hàng.

Đứng thứ ba là BIDV, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 2.019 tỷ đồng, đạt 112,17% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,99 triệu tỷ đồng cho 834.397 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Quân đội, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 612 tỷ đồng, đạt 40,94% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 120.862 tỷ đồng cho 104.359 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 357 tỷ đồng, đạt 104,09% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 137.950 tỷ đồng cho 37.248 khách hàng.

Video liên quan

Chủ Đề