Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 2 2022

Tháng 2 này, lãi suất tiết kiệm cao nhất tiếp tục ghi nhận ở mức là 7,1%/năm và được áp dụng duy nhất tại ngân hàng Techcombank với điều kiện số tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 12 tháng.

Bước sang tháng 2, nhiều ngân hàng có sự điều chỉnh lãi suất so với trước, trong đó xu hướng tăng chiếm đa số. Do đó, phạm vi lãi suất tiền gửi cao nhất qua khảo sát tại 30 ngân hàng thương mại trong nước hiện dao động trong khoảng từ 5,5%/năm đến 7,1%/năm.

Cụ thể trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng hiện nay, mức áp dụng cao nhất vẫn là 7,1%/năm và được duy trì ấn định tại Techcombank với điều kiện áp dụng là khách hàng phải đăng ký khoản tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 12 tháng.

Đứng ở vị trí thứ hai hiện nay gồm có: ngân hàng MSB và SCB với mức lãi suất hiện được cùng niêm yết ở mức là 7%/năm. Trong đó, MSB quy định số tiền của khách hàng phải từ 200 tỷ đồng trở lên khi gửi đồng thời tại hai kỳ hạn là 12 tháng và 13 tháng. Còn SCB không phân biệt số tiền gửi khi khách hàng gửi tiền tại ngân hàng này với kỳ hạn từ 12 tháng - 36 tháng.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể tham khảo thêm một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh, như: LienVietPostBank [6,99%/năm], MBBank [6,9%/năm], Ngân hàng Việt Á [6,9%/năm]... Và tất nhiên, lãi suất cao thì sẽ luôn có các điều kiện về số tiền tối thiểu và kỳ hạn gửi đi kèm.

Cũng trong tháng 2 này, một số ngân hàng được ghi nhận đã có sự điều chỉnh tăng/giảm lãi suất là: Bac A Bank, VPBank, Sacombank, Eximbank, VietBank, ngân hàng Đông Á, Saigonbank, SCB và ngân hàng Bản Việt.

Ghi nhận tại nhóm 4 “ông lớn” ngân hàng có vốn nhà nước bao gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV trong tháng này nhìn chung không đổi so với trước. Trong đó lãi suất cao nhất tại VietinBank ở mức là 5,6%/năm. Trong khi Vietcombank, Agribank và BIDV cùng huy động lãi suất cao nhất ở mức là 5,5%/năm.

Bảng so sánh ngân hàng nào có lãi suất cao nhất trong tháng 2/2022

STT

Ngân hàng

LS cao nhất

Điều kiện

1

Techcombank

7,10%

12 tháng, 999 tỷ trở lên

2

MSB

7,00%

12 tháng, 13 tháng [200 tỷ trở lên]

3

SCB

7,00%

12-36 tháng

4

LienVietPostBank

6,99%

13 tháng [từ 300 tỷ trở lên] và 60 tháng

5

MBBank

6,90%

24 tháng, từ 200 đến dưới 300 tỷ

6

VietBank

6,90%

15 - 36 tháng

7

Ngân hàng Việt Á

6,90%

15 - 36 tháng

8

HDBank

6,85%

13 tháng, 300 tỷ trở lên

9

Ngân hàng Bắc Á

6,80%

24, 36 tháng

10

Kienlongbank

6,75%

18, 24,36 tháng

11

Ngân hàng Bản Việt

6,70%

36 - 60 tháng

12

PVcomBank

6,65%

36 tháng

13

SeABank

6,63%

36 tháng, Từ 10 tỷ trở lên

14

OceanBank

6,60%

18, 24, 36 tháng

15

Ngân hàng Đông Á

6,50%

13 tháng

16

Ngân hàng Quốc dân [NCB]

6,40%

18 - 60 tháng

17

ABBank

6,40%

48 và 60 tháng

18

Sacombank

6,30%

36 tháng

19

Saigonbank

6,30%

13 - 36 tháng

20

SHB

6,20%

24 tháng trở lên, từ 2 tỷ đến 500 tỷ

21

VIB

6,19%

12 tháng và 13 tháng

22

Ngân hàng OCB

6,15%

36 tháng

23

VPBank

6,10%

13 - 36 tháng, từ 50 tỷ trở lên

24

TPBank

6,00%

18, 36 tháng

25

Eximbank

6,00%

15 - 60 tháng

26

ACB

5,80%

12 tháng, từ 5 tỷ trở lên

27

VietinBank

5,60%

Từ 12 tháng trở lên

28

Agribank

5,50%

12 tháng đến 24 tháng

29

Vietcombank

5,50%

12 tháng

30

BIDV

5,50%

12 - 36 tháng

Nguồn: Quỳnh Hương tổng hợp.

Quỳnh Hương

Khảo sát của VnExpress cho thấy, nối dài xu hướng từ cuối năm ngoái đến nay, 10/34 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong thời gian qua. Đây là đợt điều chỉnh đồng loạt thứ 2 trong năm mà không ghi nhận nhà băng nào giảm lãi suất, lần trước đó là vào giữa tháng 5.

Biên độ điều chỉnh đợt này có sự phân hóa mạnh. Nhóm kỳ gửi ngắn hạn [1-3 tháng] chỉ được tăng phổ biến 0,1% một năm, không ít đơn vị giữ nguyên lãi suất nhóm này. Các nhà băng ưu ái hơn cho khách hàng gửi tiết kiệm dài hạn khi đa phần đều đưa lãi suất lên thêm từ 0,3% một năm trở lên.

Nhìn chung, lãi suất tiết kiệm 12 tháng toàn thị trường nhích nhẹ lên 6,16% tại quầy và tăng khá mạnh lên 6,34% trên kênh online. Có 21 ngân hàng đang đưa ra lãi suất tiền gửi trên 6% tại quầy. Con số này đối với online là 25 đơn vị. Quán quân lãi suất tiết kiệm vẫn là SCB với mức 7,3% một năm ở cả hai kênh giao dịch.

Đợt này ACB là một trong những ngân hàng điều chỉnh lãi suất mạnh nhất. Tại quầy, nhà băng này tăng 0,9% một năm cho kỳ hạn 1 và 9 tháng, tăng 0,6% một năm cho kỳ 3 và 12 tháng, tăng 0,8% một năm đối với kỳ 6 tháng. Với khách hàng giao dịch online, lãi suất tiết kiệm được nâng 0,3 điểm phần trăm cho kỳ 6 và 12 tháng, tăng thêm 0,5% một năm cho kỳ 9 tháng. Tuy nhiên do mặt bằng lãi suất tiết kiệm vốn thấp [thường nằm vị trí áp cuối thị trường], đợt điều chỉnh trên cũng không giúp ACB cải thiện được thứ hạng của mình trên bảng tổng sắp lãi suất ngân hàng. Hiện nhà băng này có lãi suất thấp thứ 4 thị trường đối với giao dịch tại quầy và thấp thứ 3 cho tiết kiệm online.

Cũng điều chỉnh mạnh, HDBank nâng 0,4% một năm cho khách hàng gửi tiền 1-3 tháng tại quầy, các kỳ hạn 6 và 9 tháng được tăng 0,3% một năm, 12 tháng tăng 0,2%. Với giao dịch online, HDBank điều chỉnh lãi suất ở tất cả kỳ hạn phổ biến, trong đó tăng 0,9% một năm cho kỳ 1 tháng và tăng 1,2% một năm kỳ 6 tháng. Đây cũng là mức tăng mạnh nhất toàn thị trường trong đợt này. Dẫu vậy, HDBank vẫn giữ vị trí 16 trong bảng xếp hạng lãi suất tiết kiệm.

Đợt tăng lãi suất đồng loạt này còn chứng kiến TPBank tham gia sau thời gian dài đứng ngoài cuộc đua. Ngân hàng này tăng 0,2% một năm lãi suất cho tất cả kỳ hạn phổ biến, áp dụng cả giao dịch tại quầy và online.

Nhóm ngân hàng có vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục tăng lãi suất. Thời gian qua, những cái tên như GPBank, DongABank, CBBank, VietCapitalBank... liên tiếp cập nhật lãi tiền gửi tiết kiệm, góp phần nâng mặt bằng lãi suất chung lên cao hơn.

Dưới đây là mức lãi suất sắp xếp từ cao tới thấp được niêm yết chính thức [cho khoản tiền dưới 1 tỷ đồng], không tính thỏa thuận thực tế của ngân hàng với từng khách [khách quen, VIP, gửi tiền nhiều - nhưng dưới một tỷ]. Lãi suất gửi online thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nơi trả cao hơn 1% một năm so với khi gửi tại quầy.

Xem thêm

Báo cáo gần đây của VnDirect nhận xét, lãi suất tiền gửi đã tăng trở lại kể từ tháng 5/2022. Trong năm nay, lãi suất tiền gửi sẽ khó duy trì ở mức thấp và sẽ bắt đầu tăng trở lại do nhu cầu huy động vốn lên cao dựa trên tín dụng tăng trưởng, sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư hấp dẫn như bất động sản, chứng khoán... và nhất là áp lực lạm phát.

Đơn vị này dự đoán, lãi suất được nâng thêm 30-50 điểm cơ bản trong năm 2022. Tính riêng kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tại các ngân hàng thương mại sẽ tăng lên mức 5,9-6,1% một năm vào cuối năm nay, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức 6,8% một năm giai đoạn trước dịch bệnh. Ngoài ra, trong trường hợp Thông tư 08/2021 của Ngân hàng Nhà nước không được gia hạn thêm một năm nữa, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay dài hạn sẽ giảm từ mức 37% xuống 34% bắt đầu từ ngày đầu tháng 10. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà băng sẽ phải giảm nguồn vốn ngắn hạn hoặc tăng cho vay trung và dài hạn để đáp ứng yêu cầu nói trên.

Tất Đạt

Video liên quan

Chủ Đề