Học phân tích kỹ thuật cổ phiếu

Chỉ báo kỹ thuật là công cụ không thể thiếu giúp những nhà phân tích kỹ thuật để xác định thời điểm thích hợp mua bán chứng khoán, ra quyết định giao dịch phù hợp. Dưới đây là các chỉ báo kỹ thuật trong chứng khoán cơ bản mà các nhà đầu tư thường xuyên dùng.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư và tác động của những hành vi này vào khả năng biến động giá, khối lượng giao dịch nhằm xác định các giai đoạn phát triển của thị trường.

Các dữ liệu lịch sử giá chứng khoán và khối lượng giao dịch giúp cho nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường, dự đoán biến động giá và các tín hiệu Mua [BUY], tín hiệu Bán [SELL] để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt và có khả năng đem lại kết quả cao. Kết hợp phân tích cơ bản và các chỉ báo kỹ thuật trong chứng khoán giúp nhà đầu tư xây dựng một chiến lược giao dịch tối ưu và mang lại lợi nhuận một cách tối ưu.

Ưu điểm

- Sử dụng nhanh, dễ áp dụng

- Áp dụng cho nhiều phiên giao dịch và không phụ thuộc vào báo cáo tài chính

- Có nhiều loại công cụ để dùng trong phân tích

Nhược điểm

- Dễ phụ thuộc vào tâm lý

- Tập trung vào khả năng xu hướng có thể xảy ra chứ không chắc chắn

- Một số công cụ phân tích được dựa trên các phép toán học phức tạp

Các chỉ báo cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá mà tại đó xu hướng được kỳ vọng sẽ đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng và hành vi đó có khả năng rằng sẽ lặp lại trong tương lai.

Hỗ trợ là vùng giá mà tại đó xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều tăng. Tại vùng này, lực mua sẽ chiếm ưu thế hơn so với lực bán.

Kháng cự là vùng giá mà tại đó xu hướng tăng được kỳ vọng sẽ đảo chiều giảm. Tại vùng lại, lực bán sẽ chiếm ưu thế hơn so với lực mua.

Ví dụ về hỗ trợ và kháng cự trong xu hướng tăng

- Khi giá đi lên và giảm, vùng giá cao nhất trước khi tiếp tục xu hướng tăng được gọi là vùng kháng cự

- Khi giá điều chỉnh giảm và bật tăng, vùng giá thấp nhất trước khi tiếp tục xu hướng tăng gọi là vùng hỗ trợ.

Ngược lại, trong xu hướng giảm, các vùng hỗ trợ - kháng cự cũng được thiết lập khi giá dao động theo thời gian. Xem thêm về cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Đường trung bình động đơn giản [SMA]


Đường trung bình di động đơn giản SMA [Simple Moving Average] được tính toán bằng cách lấy tổng mức giá [đóng cửa, mở cửa] của giai đoạn được chọn để tính SMA [ thông thường là 5, 10 [9], hay 20….] chia cho tổng số phiên được chọn.

Ưu điểm: SMA đơn giản dễ sử dụng, dễ tính toán. Đưa ra tín hiệu xu hướng dài hạn có độ tin cậy cao.

Nhược điểm: SMA là một chỉ báo dựa trên các dữ liệu trong quá khứ, biến động khá chậm vì vậy thời gian càng dài thì độ trễ càng lớn theo.

Các dải Bollinger Bands [BB]

Bollinger bands công cụ kết hợp giữa đường trung bình động MA [Moving Average] và độ lệch chuẩn. Cấu tạo chỉ báo Bollinger bands bao gồm một đường trung bình động ở giữa và hai đường biên trên, biên dưới.

Khoảng cách giữa đường MA với các dải bollinger của nó được xác định bởi mức độ biến động giá. Khi giá chứng khoán biến động mạnh, dải bollinger sẽ mở rộng và ngược lại khi giá chứng khoán biến động ít hơn, dải bollinger sẽ dần thu hẹp lại.

Cách dùng Bollinger Bands 

Khi giá của cổ phiếu bằng hoặc cao hơn dải trên, cổ phiếu có thể bị mua quá mức.

Khi giá của cổ phiếu bằng hoặc thấp hơn biên độ, cổ phiếu có thể bị bán quá mức.

Bollinger bands không phải là một hệ thống giao dịch độc lập, để tăng hiệu quả khi sử dụng trong phân tích kỹ thuật khi dự đoán xu hướng giá, nhà đầu tư có thể kết hợp thêm các chỉ báo phân tích khác như: RSI, MACD…

Chỉ số sức mạnh tương đối [RSI]

Chỉ báo kỹ thuật RSI so sánh tỷ lệ tương quan giữa số ngày tăng giá so với số ngày giảm giá với dữ liệu giao động trong khoảng từ 0 đến 100 [mức trung bình là 50]. Chỉ số RSI sử dụng như một tham số riêng lẻ, con số đo lường thời gian để tính toán độ giao động [thông thường là 14 ngày].

Chỉ số RSI được tính theo thang điểm từ 1 đến 100, thông thường, trên 70 là dấu hiệu cho thấy tài sản đang ở mức quá mua, dưới 30 là thể hiện tài sản đang ở mức quá bán.

RSI70: BÁN khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70

Ưu điểm: RSI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận tín hiệu mở giao dịch của bất kỳ hệ thống giao dịch đơn giản hay phức tạp. RSI cho bạn tín hiệu mở giao dịch tốt nhưng cơ hội giao dịch không thường xuyên.

Nhược điểm: Cần phải quan sát theo dõi, vẫn có tín hiệu lỗi. Đề nghị sử dụng kết hợp cùng các công cụ khác.

Đường phân kỳ hội tụ trung bình động [MACD]

Chỉ báo MACD là một chỉ báo động lượng được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật và được nhiều nhà đầu tư hay dùng, MACD thể hiện sức mạnh của xu hướng.

Phương pháp xác định

- Đường MACD tiêu chuẩn được hình thành từ trung bình di động 12 ngày và trung bình di động 26 ngày

- Thông thường, đường MACD 9 ngày được sử dụng như đường so sánh

Cách đọc chỉ báo MACD

+ Khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên, chỉ báo báo hiệu một xu hướng tăng.

+ Khi MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống, báo hiệu xu hướng tăng đã kết thúc, có thể sẽ chuyển sang xu hướng giảm.

Lời kết

Trên đây là các chỉ báo kỹ thuật phổ biến mà đa số nhà đầu tư đang sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Mỗi chỉ báo trên đây đều có ưu và nhược điểm riêng, bạn nên chọn các chỉ báo phù hợp với chiến lược giao dịch của mình.

Powered by Froala Editor

Ngành NAICS

  •   Sản xuất nông nghiệp
  •   Khai khoáng
  •   Tiện ích
  •   Xây dựng và Bất động sản
  •   Sản xuất
  •   Bán buôn
  •   Bán lẻ
  •   Vận tải và kho bãi
  •   Công nghệ và thông tin
  •   Tài chính và bảo hiểm
  •   Thuê và cho thuê
  •   Dịch vụ chuyên môn, khoa học và công nghệ
  •   Dịch vụ hỗ trợ [hành chính, du lịch, an ninh, kiểm định…] và xử lý rác thải
  •   Dịch vụ giáo dục
  •   Chăm sóc sức khỏe và hoạt động trợ giúp xã hội
  •   Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
  •   Dịch vụ lưu trú và ăn uống
  •   Dịch vụ khác [ngoại trừ hành chính công]
  •   Hành chính công

Chia sẻ trên:    136286

1. Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là dự đoán vận động giá cả tương lai dựa trên khảo sát giá trong quá khứ. Phân tích kỹ thuật có thể áp dụng cho chứng khoán, chỉ số, hàng hóa, tương lai hay các khí cụ nào có thể giao dịch được trong đó giá chịu ảnh hưởng từ áp lực cung cầu. Giá đề cập tới mối liên kết giữa giá cao, thấp, giá mở cửa, đóng cửa của chứng khoán thông qua các khung thời gian khác nhau. Phân tích kỹ thuật không xem xét giá trị của cổ phiếu như một động cơ chính để mua hay bán cổ phiếu. Nó đòi hỏi phải nghiên cứu xu hướng và động lực của giá và số lượng của cổ phiếu. Dựa trên xu hướng, các nhà kinh doanh có thể quyết định khi nào mua hoặc khi nào bán cổ phiếu. Các nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu sử dụng biểu đồ, và không thường xuyên tham khảo ý kiến ​​về tình hình tài chính của công ty.

Cách đọc biểu đồ chứng khoán cho người mới bắt đầu

2. Các trường phái phân tích kỹ thuật chứng khoán

a. Trường phái cổ điển và tân cổ điển

Cách sử dụng chính của trường phái này là phân tích xu hướng với 2 nhóm công cụ chủ đạo là: Chart pattern và Indicators.

b. Trường phái Hamonic

Trường phái này chỉ phân tích sự vận động của giá mà không cần quan tâm nhiều đến khối lượng giao dịch. Những người theo trường phái này tin tưởng vào các quy luật kỳ bí và siêu nhiên đang chi phối mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ.

c. Trường phái Volume Spread Analysis

Trường phái này cho rằng dòng tiền quyết định tất cả. Dòng tiền đổ vào đâu, cái đó tăng giá và ngược lại, dòng tiền rút ra khỏi đâu, cái đó giảm giá.

d. Trường phái phân tích kiểu Nhật

Quan điểm này cũng cho rằng tâm lý con người điều khiển mọi quyết định của họ. Có 3 kiểu chính là: Candlestick, Heiken Ashi và Ichimoku Kinko Hyo.

3. Ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật

a. Ưu điểm của phân tích kỹ thuật

• Phân tích kỹ thuật có thể giúp xác định thời điểm thích hợp. Một số nhà phân tích sử dụng phân tích cơ bản để quyết định mua gì và phân tích kỹ thuật để quyết định khi nào mua. Không có gì bí mật khi thời gian có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện.

• Diễn biến giá thường đi trước phân tích cơ bản. Bằng cách tập trung vào diễn biến giá cả, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ dự đoán được giá tương lai.

• Phân tích biểu đồ đơn giản có thể giúp xác định mức hỗ trợ và kháng cự. Chúng thường được đánh dấu bởi các khoảng thời gian nghẽn giao dịch [phạm vi giao dịch], trong đó giá di chuyển trong phạm vi hạn hẹp trong một khoảng thời gian dài cho ta biết rằng lực cung và cầu đã bế tắc.

b. Nhược điểm của phân tích kỹ thuật

• Không phải tất cả tín hiệu và mô hình kỹ thuật đều hoạt động đúng. Khi bạn bắt đầu nghiên cứu phân tích kỹ thuật bạn sẽ gặp một loạt các mô hình và chỉ số với các quy tắc để kết hợp.

• Phân tích kỹ thuật là chủ quan và những ý kiến cá nhân của chúng ta có thể được phản ánh trong phân tích. Điều quan trọng là phải nhận thức được những ý kiến này khi phân tích biểu đồ. Nếu nhà phân tích thị trường bullish, thì xu hướng tăng sẽ làm lu mờ sự phân tích. Mặt khác, nếu nhà phân tích tin rằng thị trường bearish thì phân tích có lẽ sẽ nghiêng về xu hướng giảm.

• Mặc dù có các tiêu chuẩn, nhiều lần hai nhà phân tích kỹ thuật xem cùng một biểu đồ nhưng lại đưa ra hai kịch bản khác nhau. Cả hai sẽ có thể đưa ra mức hỗ trợ hợp lý và mức kháng cự chính để biện minh cho phân tích của họ. Phân tích kỹ thuật giống như nghệ thuật hơn là khoa học. Mọi chuyện đều có tính tương đối, phụ thuộc vào mắt của người xem.

So sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Khóa học phân tích kỹ thuật phù hợp với nhà đầu tư nào?

Video liên quan

Chủ Đề